Ngày viết: 15/05/2021 - Cập nhật ngày 14/09/2023.
Tác giả: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập: Khánh Toàn
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thật đáng buồn, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần theo độ tuổi, dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng viêm đường tiết niệu ở bé gái nhằm giúp các bậc cha mẹ có thể kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho con yêu.
Mục lục
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ gái
Ngày nay, số trường hợp bé gái bị viêm đường tiểu không còn quá hiếm gặp, thậm chí theo thống kê, tỷ lệ này chiếm một con số không hề nhỏ. Điều này phản ánh tình trạng sức khỏe của bé gái, nhất là các bệnh lý về đường tiết niệu đang thật sự trở thành hồi chuông cảnh báo và cần được quan tâm đặc biệt hiện nay.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tiết niệu ở bé gái
Viêm đường tiết niệu bé gái chủ yếu do tác nhân gây bệnh nhiễm trùng E.coli, ký sinh trùng, vi nấm hoặc virus từ môi trường. Các chủng khuẩn này tồn tại ngoài xung quanh chúng ta, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ đi vào theo đường tiểu và dẫn tới viêm, gặp nhiều ở đối tượng trẻ nhỏ.
Các bác sĩ chuyên gia đã thừa nhận, bé gái có tỷ lệ mắc bệnh đường tiểu cao hơn trẻ nam. Lý do được đưa ra bởi vì, cấu tạo đường niệu của các bé này khá ngắn và tương đối đặc biệt, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh hơn.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu trẻ em gồm:
- Điều kiện khí hậu nước ta nóng ẩm. Đây là yếu tố cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và tấn công vào đường niệu của trẻ nhỏ gây ra viêm.
- Một số bé sinh non, hay suy dinh dưỡng, lượng đường máu cao sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nhiễm trùng.
- Sai lầm trong cách chăm sóc con của bố mẹ như đóng bỉm thường xuyên, vệ sinh “ vùng kín” bé gái không đúng cách, thiếu khoa học.
- Đường niệu của trẻ sơ sinh dễ bị các vi khuẩn Enterococcus hoặc Klebsiella pneumoniae tấn công gây viêm nhiễm.
- Các bé còn nhỏ thông thường hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu, chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, với các đối tượng này chưa có đủ khả năng để chống lại sự xâm nhập từ tác nhân môi trường.

Từ các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở bé gái kể trên, chúng ta có thể thấy được chính môi trường sống và cách vệ sinh chăm sóc cho trẻ ảnh hưởng trực tiếp để nguy cơ mắc bệnh của con.
Điều này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ, sau đó men theo đường tiểu đi vào cơ thể và làm tổn thương niêm mạc tiết niệu. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý để có phương pháp bảo vệ con khoa học và có cách chăm sóc trẻ bị viêm đường tiết niệu phù hợp nhất.
Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ bé gái bị viêm đường tiết niệu
Dưới đây là tổng hợp các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng viêm tiết niệu ở bé gái thường gặp:
- Bé gái 2 tuổi bị viêm đường tiết niệu chủ yếu do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
- Trẻ có tiền sử hoặc yếu tố di truyền ( bố mẹ mắc viêm đường tiết niệu) sẽ có nguy cơ cao bị ứ đọng nước tiểu tại bàng quang. Lâu dần dẫn tới viêm tiết niệu.
- Dị dạng đường niệu bẩm sinh ở bé gái.
- Bé gái bị chứng bàng quang thần kinh: Khi bàng quang gặp phải tình trạng giãn to không phát hiện kịp thời sẽ gây mất trương lực co bóp hoặc rối loạn. Lúc này bàng quang không đẩy được hết nước tiểu ra ngoài dẫn tới viêm.
- Các bé nhỏ thường mắc phải các bệnh điển hình như táo bón, cảm cúm, nhiễm trùng da,… Các yếu tố nguy cơ này sẽ gây tăng tỷ lệ mắc bệnh đường tiểu, điển hình là viêm tiết niệu.

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở bé gái
Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở bé gái sẽ có các biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí nhiễm bệnh, độ tuổi,…
Hầu hết, khi bệnh ở giai đoạn khởi phát sẽ ít biểu hiện rõ ràng ra ngoài. Tuy nhiên, khi viêm tiết niệu tiến triển nặng lên sẽ gây ra nhiều dấu hiệu đặc thù, điển hình như khó tiểu, tiểu đau kèm theo sốt cao, ớn lạnh,…
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở bé gái giai đoạn sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu đang ngày càng tăng dần. Ở đối tượng này, hầu hết trẻ sẽ có một số dấu hiệu điển hình sau:
- Trẻ sốt cao, lên đến 39, thậm chí 40 độ.
- Da chuyển sang xanh tái.
- Người mệt mỏi, không chịu hợp tác với bố mẹ.
- Rối loạn tiêu hóa: Nôn trớ, ỉa chảy,…
- Rối loạn đường tiểu ở trẻ em

Dấu hiệu bé bú mẹ bị viêm tiết niệu
Đối với các bé đang trong giai đoạn bú mẹ, khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, bé sẽ không chịu chơi, ngủ ít. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý các thay đổi bất thường trên cơ thể con để thăm khám sớm, tránh để lại hệ lụy sức khỏe sau này.
Khi trẻ bắt đầu có những phản ứng với môi trường bên ngoài. Các bé sẽ thể hiện rõ ràng triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu. Cụ thể:
- Cũng tương tự như đối tượng trẻ sơ sinh, trường hợp này các bé sẽ gặp phải hiện tượng sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường.
- Trẻ có biểu hiện rùng mình, rét run, ớn lạnh.
- Nhiều bé khi ăn vào bị nôn, chướng bụng, khó tiêu.
- Trẻ quấy khóc nhiều.
- Nước tiểu của bé chuyển sang màu đục, có mùi khai nồng, khó chịu.
- Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em

Biểu hiện viêm đường tiết niệu ở bé gái trên 18 tháng tuổi
Bé ở độ tuổi lớn hơn 18 tháng đã nhận biết được thế giới bên ngoài thì bố mẹ hoàn toàn có thể trao đổi để nhận thấy các biểu hiện lâm sàng của con.
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình, mẹ nên tham khảo:
- Lúc này một số trẻ có thể có tình trạng sốt cao, môi khô, khát nước.
- Hơi thở của trẻ nhanh và có mùi khó chịu.
- Trẻ đau vùng bụng dưới, thắt lưng.
- Trẻ có thể bị tiểu buốt rắt, khó tiểu, đi tiểu nhiều, liên tục.
- Nước tiểu chuyển sang đục, mùi khai.
- …

Cách chữa viêm đường tiết niệu cho bé gái
Sau khi đã tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và triệu chứng điển hình của trường hợp bé gái bị viêm đường tiểu. Ở phần này, chúng tôi sẽ bật mí cho các bậc cha mẹ về các phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở bé gái:
Cách chữa viêm đường tiết niệu cho bé gái bằng thuốc Tây y
Bé gái bị viêm đường tiết niệu cần phải phát hiện, chữa trị sớm và kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm về sau. Thông thường, với các trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh nhằm diệt khuẩn phù hợp với từng đối tượng và tình trạng bệnh.
Lưu ý thêm, bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho con dùng thuốc Tây y để chữa trị khi chưa có chỉ định. Bởi những thuốc này mắc dù giúp trẻ nhanh chóng giảm dấu hiệu viêm, tuy nhiên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhất là tình trạng kháng thuốc nguy hiểm.
Một số kháng sinh được dùng nhiều nhất trong trường hợp này gồm:
- Kháng sinh Amoxicillin:
Kháng sinh này cực kỳ phổ biến trong các bệnh đường tiểu. Amoxicillin có công dụng chính giúp ngăn ngừa và loại bỏ tác nhân vi khuẩn gây viêm tiết niệu.
Cách dùng: Bé thường kê dùng với liệu 50mg/kg/ngày chia làm 3 lần sáng – trưa – tối ( uống hoặc tiêm).
- Kháng sinh Trimethoprim:
Kháng sinh có công dụng chống lại sự xâm nhập gây viêm của các tác nhân viêm nhiễm điển hình như khuẩn E.coli, Enterobascter, Proteus,…
Cách dùng: Bé gái dùng với liệu 4 – 6mg/kg/ngày, chia 2 lần dùng ( uống hoặc tiêm).

- Thuốc Bactrim:
Mục đích khi sử dụng thuốc này để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở bé gái lá ngăn ngừa nhiễm trùng do chủng vi khuẩn gây ra.
Cách dùng: Liều 20 – 30mg/kg/ngày.
- Kháng sinh Cephalosporin IG:
Theo nghiên cứu, kháng sinh này có tác dụng chủ yếu trên các chủng E.coli kháng Ampicillin.
Cách dùng: Trẻ thường được kê đơn dùng với liều 50mg/kg/ngày. Chia làm 3 lần mỗi ngày.
- Thuốc Augmentin:
Các bé gái mắc phải viêm tiết niệu có thể dùng Augmentin ngày 2 lần. Liều dùng 50g/kg/ngày, trong vòng 7 – 10 ngày.
Dùng bài thuốc dân gian chữa viêm đường tiết niệu ở bé gái
Ngoài biện pháp Tây y theo phác đồ bác sĩ, khi trẻ mắc phải bệnh viêm đường tiết niệu hoặc có biểu hiện bất thường đường tiểu giai đoạn khởi phát. Mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:
Bé gái 5 tuổi bị viêm đường tiết niệu chữa bằng rau diếp cá
Theo nhiều nghiên cứu, rau diếp cá có tác dụng cực kỳ tốt trong việc diệt khuẩn, kháng viêm. Chính vì vậy, “ vị thuốc” này được khá nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để chữa trị khi bé gái nhà mình không may mắc phải viêm đường tiết niệu. Trẻ bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả kết hợp với mẹo dân gian trị viêm đường tiết niệu bằng rau diếp cá.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Một nắm rau diếp cá
- Nước sạch.
- Muối tinh khiết.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Rau diếp cá rửa sạch. Ngâm trongg nước muối loãng rồi để ráo nước.
Bước 2: Vớt rau ra ngoài, đem đi xay nhuyễn.
Bước 3: Chắt lấy nước cốt, cho vào nồi đun sôi lên.
Mẹ nên cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần nước cốt rau diếp cá để thanh lọc cơ thể. Đồng thời nhanh chóng thuyên giảm bệnh lý.
Bài thuốc từ râu ngô để chữa viêm đường tiết niệu cho bé gái
Theo Đông Y, râu ngô có công dụng giải độc và thanh lọc cơ thể cực kỳ hữu hiệu. Vì thế, cha mẹ nên áp dụng bài thuốc này để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đường tiết niệu ở trẻ em.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 100 gam râu ngô
- 200ml nước sạch

Các bước thực hiện:
Bước 1: Râu ngô rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Cho râu ngô vào nồi. Thêm 200ml nước vào. Đun nhỏ lửa.
Bước 3: Gạn bỏ bã, giữ lại phần nước.
Mẹ cho bé uống đều đặn ngày 2 lần sáng – tối. Thực hiện liên tục trong 2 tuần để nhanh chóng đạt kết quả tốt.
Chữa viêm tiết niệu cho bé gái bằng cây mã đề.
Các chuyên gia cho rằng, mã đề có công dụng cực kỳ tốt, giúp lợi tiểu, giải độc và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Không những thế, mã đề còn là dược liệu quen thuộc, dễ kiếm nên được tin tưởng sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian trị bệnh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10 gam mã đề
- 2 gam cam thảo.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu kể trên, để ráo nước.
Bước 2: Cho mã đề, cam thảo vào nồi. Thêm 600ml nước sạch, đun nhỏ lửa.
Bước 3: Đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
Chia nước này làm 3 phần cho bé uống hàng ngày. Mẹ nên kiên trì cho bé sử dụng để kích thích hoạt động cho hệ bàng quang, đồng thời bài trừ các chất độc hại ra ngoài, hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu hiệu quả.
>>> XEM THÊM:
Tiết lộ bất ngờ về viêm đường tiết niệu bé trai
Phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em và những điều ba mẹ cần chú ý
Ở bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm đường tiết ở bé gái. Mong rằng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu nhà mình.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cách chữa viêm đường tiết niệu cho trẻ bằng sản phẩm Thuốc trị Đái Dầm Đức Thịnh dạng siro cho bé từ 1 tuổi trở lên, đặc trị triệu chứng đái dầm. Đồng thời hỗ trợ cải thiện bệnh lý đường tiểu niệu. Hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh tốt cho bệnh đường tiểu dùng cho trẻ 6 tuổi trở lên.

Mọi thắc mắc, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ Hotline: 0839.898.089.