Ngày viết: 15/05/2021 - Cập nhật ngày 09/05/2022.
Viềm đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến. Chúng có thể xảy ra với bất kỳ ai và ai cũng có thể mắc chứng bệnh này 1 lần trong đời. Viêm đường tiết niệu cũng có xu hướng tái phát nếu việc chữa trị không triệt để. Và một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất ở đây đó là viêm đường tiết niệu có tự khỏi không. Vậy bạn biết chắc về câu trả lời cho câu hỏi này không? Dưới đây là lời giải đáp của các bác sĩ về viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không.

Mục lục
Chuyên gia giải đáp: Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có liên quan đến bộ phận sinh dục, nên tâm lý của nhiều người thường khá e ngại việc đi thăm khám. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không chắc chắn rằng viêm đường tiết niệu có tự khỏi không. Và nếu bạn cũng là một trong số đó thì có một vài điều mà bạn cần biết đó là:
-
Viêm đường tiết niệu là gì?
Viềm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào các bộ phận của hệ tiết niệu bao gồm: Bàng quang, niệu đạo, thận và niệu quản. Lúc này, tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu diễn ra. Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở độ tuổi và giới tính nào.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì khả năng mắc viêm đường tiết niệu thường dễ xảy ra ở phụ nữ hơn do cấu trúc cơ quan sinh dục ở phụ nữ, đường niệu đạo ngắn, thêm vào đó, thói quen vệ sinh của các chị em là: Dùng băng vệ sinh, phương pháp vệ sinh,… Còn đối với nam giới, khi không vệ sinh cẩn thận bao quy đầu, khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu cũng rất cao.

-
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không?
Viêm đường tiết niệu ở nữ hay nam có tự khỏi được không là thắc mắc của không ít người. Giải đáp thắc mắc này, các bác sĩ cho biết rằng: Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi, nếu không tìm ra phương pháp điều trị kịp thời, chắc chắn tình trạng bệnh còn trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, các bác sĩ cũng khuyên rằng, khi gặp các dấu hiệu như: Việc đi tiểu khó khăn, tiểu nhắt, tiểu đau buốt, thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu đục, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau lưng, đau hông,… thì bạn cần đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế, để biết chắc mình có đang mắc chứng viêm đường tiết niệu hay không và để có phương pháp điều trị kịp thời.

Một số nguy cơ khi không chữa trị viêm đường tiết niệu
Thắc mắc về vấn đề bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không đã được giải đáp. Bệnh lý này không thể tự khỏi được mà cần có phương pháp xử lý kịp thời. Nếu không, bệnh nhân có thể gặp phải các tình trạng tồi tệ hơn, như là:
-
Nhiễm trùng tái phát nhiều lần
Một trong những vấn đề mà bạn có thể gặp khi không chọn đúng phương pháp và điều trị dứt điểm viêm tiết niệu, đó là tình trạng viêm nhiễm sẽ tái phát nhiều lần. Tình trạng viêm nhiễm có thể tái phát thành 2-3 đợt hoặc hơn, và tình trạng này có thể xuất hiện trong 4-6 tháng, thậm chí là 1 năm.

-
Nhiễm trùng thận
Một trong những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng hơn đó là nhiễm trùng thận. Vi khuẩn tại đường tiết niệu, trong bàng quang có khả năng di chuyển sâu hơn, đi ngược lên thận, gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng viêm, phù nề, từ đó làm giảm khả năng bài tiết của thận.
Các độc tố trong thận không được đào thải, tích tụ quá lâu có thể gây hại cho thận, gây ra xơ hoá thận, tổn thương thận, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, suy thận. Các bác sĩ cũng cho biết, đến giai đoạn này, bệnh nhân có thể mắc chứng tăng huyết áp, sức khoẻ ảnh hưởng không hề nhỏ.
-
Biến chứng thai kỳ
Khi bị viêm đường tiết niệu ở thời gian mang thai, chắc chắn điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Các bác sĩ cảnh báo phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng bệnh lý này có thể có nguy cơ nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, tăng khả năng sinh nôn, con khi sinh nhẹ cân,… Đây là lý do vì sao chị em phụ nữ khi mang thai, cần có phương pháp chữa trị viêm đường tiết niệu kịp thời.

-
Niệu đạo hẹp
Một trong những vấn đề khác mà bệnh nhân có thể gặp khi không giải quyết triệt để viêm đường tiết niệu đó là hẹp niệu đaọ. Vấn đề này thường có thể dễ xảy ra với nam giới do tình trạng viêm đường tiết niệu tái phát. Về lâu dài, quá trình đi vệ sinh ở nam giới thường rất khó khăn, cảm giác đau , nóng rát là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
-
Nhiễm trùng huyết
Bạn đừng bao giờ mắc sai lầm khi cho rằng viêm đường tiết niệu có thể tự khỏi và không tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Một trong những biến chứng tồi tệ nhất mà bạn có thể nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn tại đường tiết kiệu không được điều trị một cách dứt điểm, có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể bạn có thể xuất huyết những vấn đề như sốt cao, ớn lạnh, chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh,… Thậm chí, điều này còn có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng.

-
Viêm nhiễm các cơ quan khác
Nếu bạn vẫn tin viêm tiết niệu có thể tự khỏi thì hãy dừng ngay suy nghĩ đó lại và đi tìm một phương pháp chữa trị phù hợp để xử lý dứt điểm. Vi khuẩn đường tiết niệu có thể lây lan sang các cơ quan khác bất cứ khi nào mà bạn không thể lường trước được, như tử cung, buồng trứng ở nữ, tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt ở nam.
Một số cách chữa khỏi viêm đường tiết niệu bằng cách tự nhiên
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chữa trị bệnh lý này bằng các phương pháp tự nhiên khi tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu, ở thể nhẹ. Khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm tiết niệu, hãy thực hiện các phương pháp sau:
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Uống đủ nước là một trong những cách đơn giản nhất để giúp ngăn ngừa và điều trị viêm đường tiết niệu.
Nước giúp các cơ quan trong đường tiết niệu loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả trong khi vẫn giữ lại các chất dinh dưỡng và chất điện giải quan trọng. Việc uống đủ nước cũng làm loãng nước tiểu và đẩy nhanh quá trình di chuyển của nó trong hệ thống, khiến vi khuẩn khó tiếp cận các tế bào lót các cơ quan tiết niệu và gây nhiễm trùng.

Sử dụng nước ép nam việt quất
Nước ép nam việt quất là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên hiệu quả nhất đối với nhiễm trùng tiểu. Người ta cũng sử dụng nó để giúp làm sạch các bệnh nhiễm trùng nói chung và đẩy nhanh thời gian phục hồi vết thương. Theo 1 nghiên cứu, nước ép nam việt quất có chứa các hợp chất có thể ngăn chặn các tế bào E.coli bám vào các tế bào trong đường tiết niệu.
Nước ép nam việt quất cũng chứa chất chống oxy hóa , bao gồm polyphenol, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Không có hướng dẫn cụ thể nào về việc uống bao nhiêu nước ép nam việt quất để điều trị viêm đường tiết niệu, nhưng một khuyến nghị từ các bác sĩ là uống khoảng 400 ml nước ép nam việt quất mỗi ngày để ngăn ngừa hoặc điều trị viêm đường tiết niêu.

Sử dụng men vi sinh
Vi khuẩn có lợi, được gọi là men vi sinh, có thể giúp giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh và không có vi khuẩn có hại. Đặc biệt, một nhóm men vi sinh được gọi là lactobacilli có thể giúp điều trị và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Chúng có thể làm điều này bằng cách:
- Ngăn chặn vi khuẩn có hại bám vào các tế bào đường tiết niệu
- Sản xuất hydrogen peroxide trong nước tiểu, là một chất kháng khuẩn mạnh
- Giảm pH nước tiểu, tạo điều kiện ít thuận lợi cho vi khuẩn

Probiotics – một dạng men vi sinh phổ biến, có trong nhiều loại sản phẩm lên men và sữa, bao gồm:
- Sữa chua
- Một số loại pho mát
- Dưa cải bắp
Mọi người cũng có thể bổ sung probiotic, thường ở dạng viên nang hoặc bột hòa vào nước hoặc đồ uống khác.
Cung cấp thêm Vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch.
Vitamin C cũng phản ứng với nitrat trong nước tiểu để tạo thành oxit nitơ có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nó có thể làm giảm độ pH của nước tiểu, làm giảm khả năng vi khuẩn sống sót.
Viện Y tế Quốc gia giới thiệu rằng đối với những người từ 19 tuổi trở lên, phụ nữ nên nhận được ít nhất 75 mg vitamin C mỗi ngày, trong khi nam giới cần khoảng 90 mg mỗi ngày. Người lớn hút thuốc nên bổ sung 35 mg vitamin mỗi ngày, để ngăn chặn và hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tốt nhất.

Chú ý vệ sinh từ trước ra sau
Tình trạng viêm đường tiết niệu phát triển khi vi khuẩn từ trực tràng hoặc phân xâm nhập vào niệu đạo. Một khi vi khuẩn ở trong niệu đạo, chúng có thể đi đến các cơ quan khác của đường tiết niệu, nơi chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Sau khi đi tiểu nên lau theo cách tránh để vi khuẩn tiếp xúc với bộ phận sinh dục. Dùng các mảnh giấy vệ sinh riêng để lau bộ phận sinh dục và hậu môn. Đây chính là cách vệ sinh làm giảm lượng vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo tốt nhất.
Trên đây làn những thông tin cực bổ ích mà bạn nên nắm rõ, giúp bạn giải đáp thắc mắc rằng viêm đường tiết niệu có tự khỏi không. Lời khuyên tốt nhất đến từ các bác sĩ đó là phát hiện bệnh càng sớm càng tốt (dựa trên các dấu hiệu bất thường khi đi tiểu) và có phương án chữa trị dứt điểm.

Bên cạnh các phuông pháp xử lý tự nhiên trên đây, các bác sĩ cũng gợi ý về một sản phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, được làm 100% các thảo dược tự nhiên mà bạn có thể tham khảo như Ích trí nhân, Đảng sâm, Đương quy, Bạch linh, Bạch mao căn, Hoàng kỳ, Viễn chí… Và đó là sản phẩm Bảo niệu Đức Thịnh. Để hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm đường tiết niệu và thông tin sản phẩm, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ Hotline: 0839 898 089 bạn nhé!