Ngày viết: 15/11/2023 - Cập nhật ngày 17/05/2024.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Anh Tuấn
Tiểu ra máu (đái ra máu) là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu, nhiều trường hợp có thể tự khỏi nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan vì đến 95% trường hợp đái ra máu lại là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như cách điều trị bệnh an toàn và hiệu quả như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường chia sẻ về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
Mục lục
1. Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Nước tiểu thông thường không chứa máu và các thành phần của máu, vì thế tiểu ra máu là tình trạng bất thường, có thể do chế độ ăn uống, sức khỏe hoặc dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Để biết nguyên nhân đi tiểu ra máu cần phải thăm khám lâm sàng cũng như làm các xét nghiệm kiểm tra khác.
Đi tiểu ra máu là hiện tượng bất thường khi hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu, đôi khi có thể nhận biết qua màu sắc khi máu trong nước tiểu nhiều, đa phần chỉ phát hiện qua xét nghiệm kiểm tra dưới kính hiển vi.
Cụ thể, dựa trên lượng máu trong nước tiểu, ta có thể phân biệt các loại đi tiểu ra máu được chia thành 2 nhóm:
- Tiểu ra máu đại thể: Lượng máu trong nước tiểu nhiều tương đối nên có thể nhận biết bằng mắt thường. Tùy theo nồng độ hồng cầu từ trung bình đến cao mà màu nước tiểu là hồng nhạt, đỏ thẫm hoặc thậm chí lẫn cả máu cục. Một vài trường hợp hiếm gặp, nước tiểu chứa máu có màu nâu sẫm, cuối nước kèm theo lắng cặn màu nâu;
- Tiểu ra máu vi thể: Do lượng hồng cầu trong nước tiểu rất thấp nên khi nhìn bằng mắt thường, nước tiểu vẫn có màu sắc bình thường. Song nếu xét nghiệm tế bào học, lượng hồng cầu trong máu vượt trên 10.000 hồng cầu/ml. Đa phần trường hợp tiểu ra máu vi thể được phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh liên quan hoặc xét nghiệm nước tiểu định kỳ.
Có một số trường hợp nước tiểu có màu đỏ nhưng không phải là hiện tượng đi tiểu ra máu. Có thể kể đến như sau:
- Thường xuyên ăn những thức ăn có chứa phẩm màu hoặc màu tự nhiên làm cho nước tiểu có màu đỏ như củ dền, củ cải đường, dâu, thanh long đỏ,…;
- Sử dụng những thuốc gây nước tiểu có màu đỏ như: Rifampicin, Metronidazol,…;
- Trong chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt khi đi tiểu có thể lẫn máu, nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ sẫm.
2. Triệu chứng của hiện tượng đi tiểu ra máu như thế nào?
- Dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất của tiểu ra máu đại thể là nước tiểu màu hồng nhạt hoặc đỏ. Tuy nhiên, việc máu lẫn vào nước tiểu không gây đau đớn cho người bệnh;
- Nếu người bệnh có kèm những cơn đau ở vùng chậu, bụng dưới hoặc thắt lưng cùng lúc với triệu chứng tiểu ra máu, đấy là những triệu chứng khác của bệnh thận, bàng quang. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chứng đi đái ra máu với bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt;
- Người bệnh cần lưu ý, vì hiện tượng đi tiểu ra máu là triệu chứng của bệnh lý tiết niệu, nên sẽ thường xuất hiện cùng với những dấu hiệu lâm sàng khác như buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh và những cơn đau ở bụng hoặc lưng dưới.
3. Vậy hiện tượng đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?
- Một số nguyên nhân dẫn đến đái ra máu có thể rất nghiêm trọng, do đó bạn phải tiến hành đi khám ngay;
- Nếu như nguyên nhân gây đái ra máu là ung thư thì việc không điều trị kịp thời có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng, thậm chí là di căn;
- Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đái ra máu, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng suy thận.
Như vậy, hiện tượng đi tiểu ra máu không phải là triệu chứng quá cấp tính nhưng cần phải phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
4. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu là gì?
Hiện tượng đi tiểu ra máu là một triệu chứng của hầu hết các bệnh liên quan đến cơ quan trong hệ tiết niệu. Trong đó, bệnh thận và niệu đạo là nhóm bệnh chắc chắn gây ra tình trạng đi tiểu ra máu.
Có những nguyên nhân gây đái ra máu như sau:
4.1. Bệnh lý ở bàng quang
- Ở bàng quang, bệnh lý hay gây đái ra máu nhất là sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang hoặc u bàng quang;
- Triệu chứng dễ nhất để nhận biết đó là khó tiểu, tiểu ra máu, tiểu lắt nhắt nhiều lần,…
4.2. Bệnh lý ở ống niệu đạo – tuyến tiền liệt
- Ở nam giới, bệnh lý gây ra tình trạng tiểu máu thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc bị viêm tuyến tiền liệt. Có thể nhận biết khi thấy tình trạng khó đi tiểu, tiểu dắt, són tiểu,…;
- Còn ở nữ giới thường thấy đái ra máu do Polyp ở niệu đạo.
4.3. Bệnh lý tại thận
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu, cụ thể như sau:
- Sỏi thận: Đây là một bệnh rất hay gặp và dễ gây tiểu ra máu nhất. Người bệnh bị sỏi thận sẽ thường có những cơn đau quặn thận trong tiền sử;
- Lao thận: Khi bị lao thận sẽ có những triệu chứng đái ra máu vi thể. Lao thận thường đi kèm với tổn thương tại bàng quang, cho nên gây ra đái máu cuối bãi, đái mủ hoặc són tiểu, đau khi tiểu xong;
- Ung thư thận: Trong trường hợp này đái ra máu chiếm 70% ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ đái ra máu cực kỳ nặng, không gây đau nhưng nhiều, khi sờ thấy có khối u;
- Thận đa nang: Người bệnh cảm thấy bị đau thắt lưng, tiểu ra máu và có lẫn mủ, nồng độ ure máu tăng và phát hiện khối u vùng hố thận khi đi thăm khám;
- Viêm cầu thận cấp: Trước khi bị viêm cầu thận cấp bệnh nhân thường có biểu hiện nhiễm trùng da, họng, kèm với sốt và đau ở hai bên thắt lưng. Trường hợp này thường là đái máu vi thể;
- Viêm thận – bể thận: Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, rét run, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu và đau vùng thắt lưng.
4.4. Do chấn thương
- Khi bị chấn thương thận, niệu quản, bàng quang, vùng chậu hay vùng thắt lưng cũng gây ra đái máu;
- Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài và khắc phục được sau khi lành vết thương.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
5. Đối tượng nào có nguy cơ mắc phải hiện tượng đi tiểu ra máu?
Các bệnh lý tiết niệu có thể xảy ra với mọi đối tượng thuộc mọi lứa tuổi. Điều đó cũng có nghĩa là tiểu ra máu, một triệu chứng điển hình của bệnh tiết niệu, có thể xuất hiện với bất kỳ ai.
Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng có hồng cầu với một lượng vừa đủ. Vì vậy, khi hệ tiết niệu chịu sự tổn thương hoặc những thay đổi đột ngột cản trở quá trình làm việc của hệ tiết niệu. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiết niệu sẽ có nguy cơ bị tiểu ra máu tương tự.
Những yếu tố xấu khiến tăng cao rủi ro bị hiện tượng đi tiểu ra máu bao gồm:
- Tuổi tác: Nam giới trên 50 tuổi có khả năng cao bị phì đại tuyến tiền liệt, có triệu chứng tiểu ra máu;
- Người vừa bị nhiễm trùng gần đây: Những loại nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ tiểu ra máu gồm viêm thận do vi khuẩn hoặc viêm cầu thận;
- Người đang bị hoặc có tiền sử bị sỏi tiết niệu;
- Gia đình có bệnh sử các bệnh tiết niệu hoặc thận kèm triệu chứng tiểu ra máu;
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm NSAID hoặc kháng sinh tự phát. Không theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế.
6. Chẩn đoán hiện tượng đi tiểu ra máu như thế nào?
Hiện tượng đi tiểu ra máu chủ yếu thực hiện chẩn đoán trên kết quả xét nghiệm nước tiểu. Dựa vào số lượng hồng cầu bên trong nước tiểu, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe tiết niệu của người bệnh.
Ngoài ra, tiểu ra máu còn được chẩn đoán bằng những phương pháp khác như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nồng độ các chất bên trong nước tiểu;
- Cấy nước tiểu: Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn bên trong mẫu nước tiểu người bệnh;
- Xét nghiệm tế bào nước tiểu: Xét nghiệm tìm ra những tế bào bất thường trong nước tiểu.
Kết hợp kết quả xét nghiệm của nước tiểu cùng với những dấu hiệu lâm sàng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiếp tục làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Hoạt động này để tìm ra căn nguyên của triệu chứng tiểu ra máu này và điều trị.
Những phương pháp chẩn đoán này bao gồm:
- Nội soi bàng quang;
- Siêu âm thận, tiết niệu, bàng quang;
- Chụp cắt lớp CT;
- Chụp MRI.
7. Cách điều trị hiện tượng đi tiểu ra máu an toàn và hiệu quả nhất hiện nay!
Cách điều trị tiểu ra máu tương đối đa dạng, phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ra máu.
Các phương pháp điều trị thường áp dụng là:
- Những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị tiểu ra máu để cải thiện triệu chứng;
- Với những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, chẳng hạn như mổ lấy sỏi,…;
- Trong trường hợp bệnh nhân ung thư: Cần điều trị bệnh bằng một số phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa tiểu ra máu tối ưu gồm:
- Hạn chế nhịn tiểu hoặc đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nhiễm trùng;
- Uống nhiều nước và giảm độ mặn trong khẩu vị ăn để ngừa sỏi thận;
- Hạn chế hoặc không hút thuốc, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
Bên cạnh đó, nhằm cải thiện tận gốc nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện, đi tiểu ra máu,…ở người bệnh có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh. Sản phẩm này có nguồn gốc từ các thành phần quý như Ích trí nhân, thỏ ty tử, đẳng sâm, đương quy, bạch truật,…Nhờ đó, giúp củng cố chức năng thận, tăng khả năng chế ước bàng quang,…Hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn các bệnh lý về đường tiểu như tiểu ra máu, tiểu dầm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,…
Như vậy, tại nội dung bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể cho người bệnh về Hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả và an toàn, đồng thời bật mí một số cách khắc phục, phòng tránh hiệu quả nhất. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!