Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

[GIẢI ĐÁP] Nên và không nên uống gì để chữa tiểu rắt?

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 06/04/2021 - Cập nhật ngày 09/08/2022. - Tham vấn y khoa: Lương y Ngô Trí Tuệ

Tham vấn y khoa Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Tiểu rắt, tiểu buốt, khó đi tiểu là vấn đề thường gặp ở cả nam và nữ giới. Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và các vấn đề về tuyến tiền liệt đều có thể gây ra các triệu chứng này. Ngoài việc thăm khám bác sĩ thường xuyên thì một chế độ ăn lành mạnh cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục chứng tiểu rắt. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với độc giả về việc nên và không nên uống gì để chữa tiểu rắt.

Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tiểu rắt

Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tiểu rắt
Các triệu chứng và nguyên nhân gây ra tiểu rắt

Trước khi đi vào phân tích nên và không nên uống gì để chữa tiểu rắt  để mau khỏi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ra tiểu rắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu rắt, dưới đây là một vài nguyên nhân chính:

  • Viêm bàng quang: Khi bàng quang bị viêm, tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng dưới, hố chậu, lâu dần dẫn đến tiểu rắt, khó đi tiểu, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.
  • Các bệnh tuyến tiền liệt như u xơ tiền liệt, viêm tiền liệt làm tăng sinh gây chèn ép niệu đạo, từ đó kích thích bàng quang, dẫn đến cảm giác buồn đi tiểu nhiều lần, nhưng khó tiểu, tiểu rắt.
  • Sự xuất hiện của sỏi hoặc dị vật đường tiểu cũng có thể gây ra sự kích thích, nóng rát tại cổ bàng quang làm cho đi tiểu lắt nhắt nhiều lần mà không hết.
  • Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như tổn thương các dây thần kinh điều khiển hoạt động của hệ bàng quang, gây ra hiện tượng tiểu gấp và tiểu rắt khó chịu hay do các yếu tố tâm lý tác động như mệt mỏi, căng thẳng, stress,…

Khi bị chứng bệnh tiểu rắt, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Luôn có cảm giác buồn tiểu, nhưng khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, thường xuyên.
  • Thỉnh thoảng người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau rát, buốt khi đi tiểu, nước tiểu có màu hồng, thậm chí ra cả cục máu đông.
  • Có ảm giác đau bụng dưới, căng tức bàng quang, đau vùng lưng, chậu,…

Nên uống gì để chữa tiểu rắt?

Tiểu rắt là bệnh tiết niệu thường gặp, gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Vậy bạn nên uống gì để chữa tiểu rắt?

Uống đủ nước

Bị tiểu rắt nên uống gì? Uống gì để lợi tiểu? Việc uống đủ nước là việc làm quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu để giúp cho bàng quang khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

Các chuyên gia cho rằng, mỗi ngày bạn nên uống ít nhất từ 1,5 đến 2 lít nước giúp làm loãng nước tiểu và đẩy chùng khuẩn gây bệnh ra bên ngoài. Ngược lại, khi bạn uống không đủ hoặc quá ít nước sẽ khiến cho bàng quang bị kích thích, lâu dần gây ra chứng tiểu rắt khó chịu.

Nên uống đủ nước mỗi ngày
Nên uống đủ nước mỗi ngày

Ngoài ra bạn cần lưu ý nhiều loại thực phẩm đã chứa nước trong đó chẳng hạn canh rau, dưa hấu, cam,… Vì vậy, hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, tốt các hoạt động của hệ bàng quang.

Nước ép nam việt quất

Uống 1 hoặc 2 ly (250- 600ml) nước ép nam việt quất mỗi ngày có thể giúp ích cho những người bị tiểu rắt. Nước ép nam việt quất giúp loại bỏ nhiễm trùng ra khỏi đường tiết niệu của bạn. Vì nó có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, ngăn vi khuẩn bám vào niêm mạc bàng quang và sinh sản.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi mua các sản phẩm từ nam việt quất, vì nhiều sản phẩm cực loãng do dùng rất ít lượng nước ép từ quả tươi hoặc sử dụng hóa chất độc hại. Nhiều lời khuyên từ chuyên gia cho rằng, bạn nên tìm loại nước ép nam việt quất nguyên chất có hàm lượng quả  từ ​​20 đến 25%.

nuoc-ep-viet-quat
Nước ép từ quả nam việt quất

Cần lưu ý thêm nếu bạn bị đau bàng quang/ viêm bàng quang kẽ (PB/IC), hãy tránh uống nước ép nam việt quất vì điều này sẽ làm cho người bệnh lâm vào tình trạng tồi tệ hơn.

Nước bột sắn dây

Sắn dây được biết đến là loại thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tốt cho sức khỏe. Nước bột sắn dây được đánh giá  làm giảm nóng trong lại an toàn, lành tính.

Cách trị tiểu rắt tại nhà bằng bột sắn dây rất đơn giản. Chỉ cần hòa tan môt thìa bột sắn dây với nước lạnh, có thể thêm đường cho dễ uống là bạn đã có ngay một cốc nước mát và còn giúp chữa tiểu rắt cực hiệu quả.

Thức uống này rất dễ làm và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, ngay cả những người bận rộn công việc hay trẻ em cũng có thể áp dụng được cách làm này.

Nước từ râu ngô

Tiểu rắt nên uống gì? Ngô là loại lương thực quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người thường chỉ sử dụng bắp ngô mà vứt bỏ phần râu ngô- vốn là một dược liệu quý có nhiều công dụng chữa bệnh.

Trong râu ngô có chứa 16 loại axit amin, với tổng hàm lượng axit amin là 13,3%, trong đó có 7 loại axit amin thiết yếu, chiếm 1/3 tổng hàm lượng axit amin. Axit chlorogenic có trong râu ngô có nhiều tác dụng dược lý như lợi mật, kháng khuẩn, hạ huyết áp, tăng bạch cầu và làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương.

Cách đơn giản nhất là luộc bắp ngô còn nguyên phần râu lấy nước uống. Nước ngô có mùi thơm dịu, không khó uống nhưng nếu bạn thích ngọt thì có thể cho thêm một ít đường phèn có vị ngọt thanh để cảm thấy dễ uống hơn. Các bạn có thể sử dụng nước râu ngô uống thay nước lọc bình thường. Đây là một loại nước lành tính, phù hợp  cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Có thể dùng râu ngô tươi hoặc đã phơi khô uống thay trà sáng hàng ngày. Mỗi lần uống lấy ra một nắm bỏ vào ấm, tráng trà lượt đầu bằng nước sôi rồi thêm nước vào lần hai, sau vài phút là có thể sử dụng được.

Uống nước râu ngô hỗ trợ trị tiểu rắt
Uống nước râu ngô hỗ trợ trị tiểu rắt

Không nên uống quá nhiều nước râu ngô trong ngày để tránh bị mất nước. Phụ nữ mang thai, người có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường không nên sử dụng thức uống này thường xuyên để tránh gặp nguy hiểm.

Nước từ mã đề

Mã đề (xa tiền thảo) có tính hàn, vị ngọt, không độc nên toàn thân từ rễ đến ngọn mã đề đều có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt cây mã đề chữa tiểu buốt tiểu rắt rất hiệu quả.

Cây mã đề rất giàu chất dinh dưỡng như beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Thân cây chứa glucozit là aucubin hay rinantin, ngoài ra còn chất nhày và chất đắng.

Trong lá cây mã đề có rất nhiều dưỡng chất khác nhau: 2-3% Iridoid glycoside (aucubin, catalpol); 2-6,5% chất nhầy, flavonoid (apigenin, luteolin); 6,5% tanin, axit oleanilic, axit thực vật, 1% axit silicic, khoáng chất (kẽm, kali, sắt), phenylethanoid (acteoside), axit chlorogenic, vitamin (A, C và K). Với 100g lá thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với chất này trong củ cà rốt.

Dùng một nắm cây mã đề khô bỏ vào ấm, đổ nước sôi vào tráng, lắc đều ấm rồi đổ bỏ nước đầu đi. Cho nước sôi vào lần hai, đợi 5- 7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức trà khi còn ấm nóng để đảm bảo mùi vị cũng như dược tính.

Trà từ cây mã hỗ trợ điều trị tiểu rắt
Trà từ cây mã hỗ trợ điều trị tiểu rắt

Nếu như không quen uống trà vào buổi sáng thì có thể dùng 50g cây mã đề phơi khô nấu với 1,5 lít nước uống, dùng uống thay nước hàng ngày.

Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già bị thận hư, thận yếu nên thận trọng khi sử dụng loại nước này. Và nên sử dụng đúng theo liều lượng đã khuyến cáo.

Nước từ đậu xanh

Đậu xanh chứa nhiều nguyên tố vi lượng, đa dạng các loại vitamin (A,B1, B2, B6) cùng các axit amin khác giúp bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, giải độc và mát gan. Đối với những ai bị tiểu rắt có thể dùng đậu xanh làm thành 2 thức uống dưới đây:

  • Nước ép đậu xanh: Cách làm này đơn giản nhất. Ngâm đậu xanh qua đêm với nước rồi nấu chín. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn, đun sôi lại một lần nữa, cho thêm chút đường theo khẩu vị là có thể thưởng thức ngay.
  • Sữa đậu xanh lá dứa: Cần có đậu xanh, đường cát, lá nếp, sữa tươi và chút muối. Rửa sạch đậu xanh đã ngâm trong nước muối khoảng 3-4 tiếng, đun đến khi chín mềm. Rửa sạch lá dứa. Cho đậu chín vào máy xay xay nhuyễn rồi cho đậu xanh cùng lá dứa vào nồi, vừa đun vừa khuấy đều. Trong quá trình đun thì cần hớt bọt nổi lên, cho thêm đường cát, sữa tươi. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 10-15 phút thì ngừng.

Nước từ giá đỗ

Giá đỗ cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng. Phương pháp này thích hợp cho người bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, táo bón, mắt đỏ, sưng đau. Ngoài ra giá đỗ còn giúp hạ huyết áp và làm đẹp da.

Uống nước giá đỗ rất tốt trong quá trình điều trị tiểu rắt
Uống nước giá đỗ rất tốt trong quá trình điều trị tiểu rắt

Lấy 500 gam giá đỗ xanh giã nát hoặc đem luộc chín, lọc lấy nước. Pha thêm khoảng 50g đường tùy khẩu vị, uống thay nước hàng ngày. Hãy kiên trì áp dụng cách làm trên ít nhất một tuần để đạt được hiệu quả rõ rệt nhất.

Nước dừa

Nước dừa là một loại thức uống rất nhiều người yêu thích bởi tính mát, giúp giải nhiệt, lợi tiểu. Trong loại quả này chứa chất xơ, vitamin C, kali…  ừ đó thúc đẩy quá trình thải độc tố trong cơ thể.

Không chỉ được sử dụng nhằm điều trị chứng tiểu rắt mà nước dừa còn được dùng để hỗ trợ chữa các bệnh lý khác như: sỏi thận, viêm thận, viêm khớp, điều hòa kinh nguyệt…

Hãy chọn lựa những quả dừa còn tươi, không quá già. Chặt dừa lấy phần nước bên trong để uống. Có thể pha thêm đường tùy khẩu vị.

Không nên uống nhiều hơn 2 quả dừa 1 ngày để tránh lạnh bụng. Và tránh mua những quả dừa chặt sẵn vì nguy cơ tiềm ẩn nhiều hóa chất. Phụ nữ có thai cũng cần cân nhắc khi sử dụng loại quả này, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

>>> XEM THÊM:

Bài thuốc điều trị tiểu rắt

Bị đi tiểu rắt nên uống gì

Ăn gì chữa tiểu rắt ở nam giới hiệu quả

Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà

Uống sản phẩm chiết xuất từ thảo dược

Bạn có thể uống thuốc tây chữa tiểu rắt tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ. Dùng các bài thuốc Đông y sẽ có hiệu quả chậm hơn, nhưng an toàn và giảm tình trạng tái đi tái lại.

Bảo Niệu Đức Thịnh là sản phẩm của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường, được điều chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên trên dây chuyền GMP Đông dược đã được Bộ y tế chứng nhận và cho phép lưu hành.

Sản phẩm có xuất xứ từ bài thuốc y học cổ truyền gồm các vị thảo dược quý có tác dụng bổ khí, cân bằng âm dương tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, củng cố chức năng thận.

Bảo Niệu Đức Thịnh bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận

Sản phẩm bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện. Bảo Niệu Đức Thịnh được chứng nhận là “Top 100 nhãn hiệu thương hiệu nổi tiếng đất Việt 2019”. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dễ uống, tăng tối đa hiệu quả, tiện lợi và an toàn cho người mắc bệnh về đường tiểu.

Không nên uống gì khi bị tiểu rắt

Đồ uống có chứa chất kích thích

Không nên uống gì khi bị tiểu rắt? Đồ uống có ga, trà và cà phê có thể làm cho chứng tiểu rắt của bạn trở nên nặng hơn. Đồ uống có cồn ví dụ rượu bia cũng gây kích thích bàng quang, khiến bộ phận này phải làm việc nhiều, gia tăng tình trạng bệnh.

Nên uống nước lọc, trà không chứa caffein, nước trái cây có lợi cho cơ thể.

Nước ép từ các loại quả chứa nhiều acid

Các loại quả có vị chua như: cam, quýt, cóc, dứa, ổi… cũng gây kích thích bàng quang và làm tiểu rắt thêm trầm trọng. Hãy tránh xa các loại quả này nếu bạn đang cần điều trị tiểu rắt.

Bảo Niệu Đức Thịnh đã vừa chia sẻ với các bạn về những điều cần biết khi nên và không nên uống gì để chữa tiểu rắt. Hi vọng bài viết có thể giúp ích cho quá trình điều trị bệnh của mọi người.

Hãy để lại thông tin dưới đây để được giải đáp hỗ trợ mọi thắc mắc về bệnh tiểu rắt, hoặc liên hệ Hotline: 0839 898 089.

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN





    Chuyên gia Ngô Trí Tuệ