Ngày viết: 01/02/2021 - Cập nhật ngày 26/10/2023.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập: Khánh Toàn
Hiện tượng tiểu rắt có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm ở hệ tiết niệu nhưng nhiều người không biết và cho rằng đây là hiện tượng bình thường. Đến khi triệu chứng nặng hơn mới đi khám thì đã muộn. Tiểu rắt gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh và nếu để lâu ngày không được chữa trị thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề xoay quanh chứng bệnh tiểu rắt, bị tiểu rắt nên uống gì giúp mau hồi phục và an toàn?
Mục lục
1. Bị đi tiểu rắt là tình trạng như thế nào?
Hệ tiết niệu là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải các chất độc hại và dư thừa ra ngoài cơ thể thông qua đường phân và nước tiểu. Một người khỏe mạnh bình thường đi tiểu khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày với lượng nước tiểu thải ra trung bình 200ml.
Tuy nhiên, với người mắc chứng tiểu rắt thì đi tiểu nhiều hơn bình thường nhưng lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ vài giọt. Tiểu rắt còn khiến người bệnh thường xuyên buồn tiểu, nhanh mót tiểu dù vừa đi tiểu xong và uống ít nước.
Ở một số người bệnh còn kèm theo tiểu buốt, đau, tiểu ra máu,…
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiểu rắt?
Tiểu rắt có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc không do bệnh lý, bao gồm:
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
- Sỏi hoặc các dị vật khác ở đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang,…): Cọ xát gây tổn thương và viêm nhiễm dẫn đến tiểu rắt kèm triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, ra mủ,…;
- Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới: Viêm tuyến tiền liệt hoặc u xơ tuyến tiền liệt cũng có các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu,…;
- Bệnh lậu: Là bệnh lây truyền qua đường tình dục và triệu chứng có thể có tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu,…;
- Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo…): Người bệnh không chỉ bị tiểu rắt mà còn có thể bị tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu không tự chủ,…
- Hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang có chức năng chứa đựng nước tiểu. Khi các cơ và bàng quang khỏe mạnh bình thường có thể chứa được khoảng 400 – 620ml nước tiểu. Nhưng khi các cơ yếu (cơ thắt niệu đạo, cơ co thắt bàng quang) thì khó kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường và gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu són, tiểu nhiều,…Bàng quang kích thích và viêm đường tiết niệu chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt thậm chí kèm theo cả tiểu buốt.
2.2. Nguyên nhân không do bệnh lý
- Uống quá ít nước;
- Sử dụng nhiều thực phẩm gây kích thích bàng quang như cafe, rượu bia, các chất kích thích,…;
- Chế độ ăn uống không khoa học: ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hóa học, đồ ăn nhanh,…;
- Yếu tố tâm lý: stress, lo lắng, căng thẳng,…;
- Tác dụng phụ của các loại thuốc: thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc hạ huyết áp,…;
- Mang thai: Thai nhi phát triển làm tử cung lớn lên gây chèn ép bàng quang, bàng quang chứa được ít nước tiểu hơn từ đó gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều và mẹ bầu nhanh buồn tiểu,…
3. Tình trạng tiểu rắt gây ra những hậu quả gì?
Tiểu rắt tuy không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng. Nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài không chữa trị kịp thời thì có thể biến chứng nặng hơn và gây ra những hậu quả sau:
- Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối: nhanh buồn tiểu, làm gián đoạn “cuộc yêu”, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình,…;
- Gây ra tiểu buốt: Vì người bệnh phải rặn khi đi tiểu khiến hệ tiết niệu bị tổn thương;
- Cơ thể mệt mỏi, bị mất sức do phải rặn tiểu nhiều lần;
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc do hay phải đi tiểu;
- Công việc và sinh hoạt bị ảnh hưởng nặng nề. Mất tự tin, ngại làm việc ở những nơi không tiện nhà vệ sinh;
- Gây ra tâm lý xấu hổ, tự ti, stress;
- Lâu dài có thể gây biến chứng sang nhiều loại rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu không hết, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu,…
4. Tình trạng đi tiểu rắt nên uống gì để hỗ trợ phục hồi?
Nên uống gì để chữa tiểu rắt mà không cần sử dụng thuốc? Khó tiểu nên uống gì? Đi đái rắt uống gì cho khỏi? Các chuyên gia khuyên rằng: “Người mắc chứng tiểu rắt nên uống các loại thức uống có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,…sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu són hiệu quả ngay khi mới xuất hiện bệnh lý”.
Dưới đây là một số cách trị tiểu rắt tại nhà thông qua thức uống, người bệnh có thể tham khảo ngay:
4.1. Nước lọc
- Cơ thể người không thể thiếu nước, nước chiếm đến 70% cơ thể. Nước cần cho mọi hoạt động trao đổi chất của các tế bào. Cơ thể khô hạn, nóng trong người do thiếu nước cũng dẫn đến tiểu rắt.
- Vì thế uống đủ nước và đúng cách mỗi ngày giúp bạn hạn chế tình trạng tiểu rắt. Hãy đảm bảo uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
4.2. Nước râu ngô hoặc nước ngô non luộc
- Nước ngô là nước có tính mát, thải trừ độc tố, thanh lọc cơ thể và lợi tiểu rất tốt,…
- Đối với người bị tiểu rắt do viêm đường tiết niệu, nóng trong người thì nước râu ngô hoặc nước ngô non luộc có tác dụng thông tiểu và lợi tiểu.
4.3. Nước ép bí đao
- Bí đao cung cấp một lượng vitamin C cũng như vitamin B2 đáng kể cho cơ thể. Không chỉ vậy, trong bí đao còn có chứa hàm lượng chất xơ, kẽm, sắt, phốt pho, kali, các loại vitamin và khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe.
- Bí đao cũng có tính làm mát, giúp cơ thể lợi tiểu, thông tiểu, sử dụng đều đặn là cách chữa đi tiểu rắt tại nhà cho nữ rất tốt.
4.4. Nước chanh
- Chanh là loại quả chứa rất nhiều vitamin C, có vị chua, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho cơ thể đặc biệt khi người mắc chứng nóng trong, tiểu rắt, người mới ốm dậy,…
- Tuy nhiên, khi pha nước chanh nên cho vừa đường để tránh bệnh tiểu đường, có thể thay bằng mật ong.
4.5. Sinh tố rau má
- Rau má là loại rau thơm quen thuộc với chúng ta. Rau má thường dùng để ăn sống hàng ngày. Ít ai biết rằng rau má là một vị thuốc Nam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu,…
- Thực phẩm này có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần,…do cơ thể nóng trong gây ra.
4.6. Các loại nước ép trái cây nguyên chất
Nước ép từ trái cây tươi, đặc biệt là các loại trái cây nhiều vitamin C, vitamin A là thức uống giúp cải thiện tiểu rắt rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thói quen uống nước ép trái cây tươi hàng ngày cũng là cách bổ sung vitamin cho cơ thể, phòng ngừa tiểu rắt rất tốt. Bạn nên uống nước ép trái cây nguyên chất, không đường hóa học, không chất phụ gia.
Các loại nước ép, sinh tố trái cây mà người bệnh tiểu rắt nên uống như một cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà:
- Nước ép từ trái cây có múi: cam, bưởi, quất,…;
- Nước ép dứa;
- Nước ép táo;
- Sinh tố đu đủ;
- Sinh tố bơ;
- Sinh tố mãng cầu.
5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Tiểu rắt nên uống gì?”
Đi tiểu rắt nên uống thực phẩm gì hay thuốc gì luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Đặc biệt là khi các loại thuốc kháng sinh, thuốc Tây chữa tiểu rắt luôn khiến họ lo lắng tới những ảnh hưởng sức khỏe sau này. Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm thuốc trị tiểu rắt và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ thiên nhiên được nhiều người bệnh lựa chọn và tin dùng, được xem là biện pháp tối ưu nhất khi điều trị tiểu rắt.
Một trong số đó, người bệnh có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh. Sản phẩm được điều chế 100% từ thảo dược thiên nhiên: Đương quy, hoàng kỳ, bạch mao căn, đẳng sâm,…có tác dụng bổ khí, cân bằng âm dương tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, củng cố chức năng đường tiểu.
Sản phẩm có tác dụng làm bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, viêm đường tiết niệu,…
Như vậy, bài viết trên đây là đã giải đáp rất chi tiết và kỹ lưỡng về vấn đề Tiểu rắt nên uống gì? Hy vọng với những thông tin hữu ích này, người bệnh sẽ có một quá trình điều trị tiểu rắt an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý, sản phẩm hỗ trợ điều trị, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn dưới đây hoặc liên hệ ngay đến Hotline 0839.898.089 để các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Cảm ơn admin đã giúp tôi trả lời câu hỏi tôi vẫn băn khoăn là đi tiểu rắt nên uống gì. Bài viết bổ ích lắm
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này, hãy theo dõi website để đọc nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé!
Tôi bị tiểu buốt uống nước gì? Đi tiểu buốt uống gì cho khỏi thế?
Bạn bị tiểu buốt nên chọn sản phẩm bảo niệu Đức Thịnh giúp khôi phục chức năng thận và bàng quang xử lý tận gốc tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu buốt tiểu rắt an toàn và lành tính, không có tác dụng phụ bạn nhé!