Ngày viết: 30/03/2021 - Cập nhật ngày 06/12/2023.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Khánh Toàn
Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh viêm nhiễm ở đường tiết niệu, chủ yếu do vi khuẩn E.Coli xâm nhập gây nên. Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt là ở nữ giới, do có đường niệu đạo ngắn hơn nam giới nên tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới nhiều hơn. Vậy bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách điều trị an toàn và hiệu quả cho chị em như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu với Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
Mục lục
1. Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là gì?
Viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, thậm chí cả trẻ em và mọi giới tính. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới do có niệu đạo ngắn hơn.
Thống kê cho thấy có đến 50% phụ nữ trưởng thành (bao gồm cả phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh) bị viêm đường tiết niệu, 20% phụ nữ từ 18 – 24 tuổi và 11% ở trẻ em nữ dưới 18 tuổi.
2. Các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
- Thường xuyên đi tiểu, đi tiểu nhiều lần và liên tục, nhất là vào ban đêm;
- Tiểu buốt: Đau rát khi đi tiểu;
- Tiểu rắt: Không kiểm soát được quá trình đi tiểu, mất khả năng kiểm soát bàng quang dẫn đến tiểu són;
- Nước tiểu đục màu, có mùi khai nồng vô cùng khó chịu, có thể tiểu ra máu;
- Đau tức, ngứa rát ở vùng kín khi quan hệ tình dục;
- Chướng bụng, đau vùng bụng dưới, đau lưng;
- Mệt mỏi toàn thân, sức khỏe giảm sút, có thể bị sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn,…
3. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là gì?
- Sự xuất hiện của vi khuẩn: 90% là do vi khuẩn E.Coli gây ra, 10% còn lại do một số vi khuẩn như: Proteus mirabilis, Citrobacter, Chlamydia, lậu cầu, Enterobacter,…
- Thường xuyên nhịn tiểu: Nước tiểu ứ đọng ở bàng quang tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập;
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không lành mạnh; quan hệ tình dục với người bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa;
- Uống ít nước khiến quá trình đào thải nước tiểu kém, khó loại bỏ hết vi khuẩn gây viêm tiết niệu ở nữ;
- Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, không đúng cách;
- Dị ứng: dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa, băng vệ sinh, bao cao su,…;
- Trong kỳ kinh nguyệt không chăm sóc tốt phụ khoa;
- Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh: suy giảm nội tiết tố; âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn;
- Mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, sỏi tiết niệu,…cũng có nguy cơ gây viêm đường tiết niệu.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
4. Tác hại của bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
- Đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống và công việc;
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Đau khi quan hệ, giảm ham muốn, mất tự tin,…;
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn;
- Đối với phụ nữ đang mang thai: Có thể gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai;
- Suy thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu;
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục: lậu, giang mai, sùi mào gà,…
5. Mẹo điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ đơn giản và hiệu quả tại nhà
5.1. Sử dụng tỏi
- Tỏi là một loại gia vị không còn xa lạ với người Việt Nam. Không những vậy, tỏi còn là một loại kháng sinh tự nhiên có công dụng kháng viêm rất tốt. Chị em có thể sử dụng tỏi để chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ vừa hiệu quả và tiết kiệm chi phí;
- Cách làm: Rửa sạch 3 – 4 tép tỏi sống, thái lát mỏng và phơi ngoài không khí 15 phút để các kháng sinh tự nhiên tiếp xúc với oxy. Sau đó ăn trực tiếp. Nếu chị em không thể ăn sống thì có thế chế biến cùng các món ăn khác. Tuy nhiên, tỏi khi đã được làm chín sẽ mất đi một phần công dụng.
5.2. Sử dụng giấm táo
- Trong giấm táo có chứa nhiều khoáng chất giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Sử dụng giấm táo để chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ là cách chữa đơn giản tại nhà mà không phải ai cũng biết;
- Cách làm rất đơn giản: Pha 1 muỗng giấm táo và 2 muỗng mật ong cùng nước ấm để uống trực tiếp. Uống giấm táo mật ong mỗi ngày 1 lần để thấy sự cải thiện.
5.3. Sử dụng nha đam
- Nha đam là một nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp da, dưỡng ẩm da,…đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, dùng nha đam để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ không phải chị em nào cũng biết. Nha đam có tính sát khuẩn, gây tê, chống viêm hiệu quả, do đó có thể sử dụng để chữa viêm đường tiết niệu;
- Cách làm: Lột sạch vỏ nha đam và loại bỏ lớp nhựa, chỉ dùng phần thịt nha đam. Cho phần thịt nha đam vào máy xay lấy nước. Sử dụng nước nha đam 2 lần/ngày, duy trì đều đặn để thấy hiệu quả;
- Lưu ý: Không sử dụng cách này với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Những người đang sử dụng thuốc nhuận tràng cũng không nên sử dụng vì có thể gây tổn thương cho gan và thận.
5.4. Sử dụng rau mùi tây
- Trong mùi tây có chứa Omega 3 và Omega 6, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, khỏi các loại viêm nhiễm. Ngoài ra, mùi tây còn chứa Apiozit giúp lợi tiểu, đào thải độc tố trong cơ thể, rất tốt cho bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ;
- Cách làm: Rửa sạch vài lá rau mùi tây, đem sôi với nước. Để nguội và uống hàng ngày để điều trị viêm đường tiết niệu;
- Lưu ý: Không áp dụng cách này cho người bị dạ dày và chỉ sử dụng với liều lượng cho phép.
5.5. Sử dụng ngải cứu
- Ngải cứu là một vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ rất tốt. Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, cầm máu. Ngải cứu thường được sử dụng để chữa viêm niệu đạo, viêm bàng quang,…;
- Cách làm: Trộn đều 45g ngải cứu, 15g phượng vĩ thảo, 15g rễ cổ thanh bỏ vào nồi cùng 1 lượng nước vừa phải, đun 15 – 20 phút. Cho thêm mật ong vào hỗn hợp trên cho dễ uống. Mỗi ngày dùng 1 thang chia làm 2 lần uống trước khi ăn;
- Hoặc chị em có thể chế biến thành các món ăn đơn giản như gà hầm ngải cứu, óc heo hầm ngải cứu, trứng rán ngải cứu,…
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà. Trên đây là 5 cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ hiệu quả từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và tiết kiệm chi phí. Mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cho chị em phụ nữ về cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà. Hy vọng chị em lựa chọn được cho mình cách chữa trị phù hợp nhất.
6. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ an toàn và hiệu quả nhất hiện nay
Ngoài những mẹo điều trị trên, chị em có thể tham khảo các loại thuốc uống viêm đường tiết niệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ để tối ưu hiệu quả điều trị bệnh. Trong đó, tiêu biểu nhất hiện nay có Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP. Với chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên: Ích trí nhân, Đương quy, Bạch mao căn, Đẳng sâm,…
Bảo Niệu Đức Thịnh giúp bổ thận, cân bằng âm dương, tăng cường chức năng thận và bàng quang, hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đường tiết niệu như tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, tiểu dầm,…
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp chị em có một quá trình điều trị bệnh an toàn và đạt hiệu quả tối đa. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để được các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!