Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

Tổng quan hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB là gì và cách điều trị

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 23/05/2021 - Cập nhật ngày 09/08/2022.

Rất nhiều người gặp tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu són, tiểu dầm nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu. Nhiều người cho rằng mình có vấn đề về đường tiết niệu, niệu đạo hoặc các bệnh lí về thần kinh hay nghe ai đó nói đó là bị “Hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB”. Vậy người mắc hội chứng này thường có những triệu chứng như thế nào, nguyên nhân do đâu, điều trị ra sao? Mời các bạn tham khảo chi tiết qua bài viết ngay dưới đây.

Mục lục

Hội chứng Bàng quang tăng hoạt OAB là gì?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là gì? OAB hay còn gọi là hội chứng bàng quang kích thích là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức và co bóp khi trong bàng quang chứa đầy nước tiểu vì thế khiến người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt thường xuyên cảm thấy buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm, kèm theo đó là tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu gấp trong điều kiện không có nhiễm trùng tiết niệu hoặc không có các bệnh lý nào gây nên tình trạng trên (Theo Định nghĩa của Hội Niệu học Quốc tế).

overactive bladder là gì?
Hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB

Nguyên nhân bàng quang tăng hoạt

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang bị kích thích là do sự co thắt không chủ động của cơ bàng quang, nghĩa là dù bàng quang đầy hay chưa đầy nước tiểu người bệnh cũng muốn đi vệ sinh.

Thông thường, cơ bàng quang sẽ giãn ra khi bàng quang đầy nước và hầu hết mọi người có thể nhịn được tiểu một cách khá dễ dàng khi vào nhà vệ sinh. Nhưng ở những người bị bàng quang tăng hoạt thì cơ bàng quang gửi sai tín hiệu đến bộ não, làm cho người bệnh luôn muốn đi vệ sinh và đi vệ sinh không nhiều.

Nguyên nhân chính xác của những cơn co thắt bàng quang có thể bắt nguồn từ:

  • Rối loạn thần kinh: ở người đột quỵ, người mắc bệnh Parkinson, xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống do chấn thương, hoặc mắc bệnh lý đái tháo đường….
  • Những bất thường ở bàng quang như u bàng quang hoặc sỏi bàng quang.
  • Mắc các yếu tố gây cản trở dòng chảy của bàng quang như u xơ tuyến tiền liệt hoăc có tác động điều trị vùng tiểu khung.
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia, các chất kích thích.
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.

Biểu hiện bàng quang tăng hoạt

Triệu chứng điển hình của hiện tượng bàng quang tăng hoạt thường có những biểu hiện như sau:

Tiểu nhiều lần trong ngày

Đây là triệu chứng điển hình và thường xuất hiện đầu tiên ở người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt do bàng quang yếu.

Một người trưởng thành một ngày uống khoảng 2 lít nước sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần một ngày, ở người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt. Một ngày thường đi tiểu trên 8 lần, thậm chí có người cứ khoảng 30 phút lại đi tiểu, thì số lượng đi tiểu một ngày có thể lên tới 20-30 lần trong ngày.

Dấu hiệu cảnh báo bàng quang tăng hoạt OAB
Mót tiểu liên tục, tiểu nhiều lần trong này là dấu hiệu cảnh báo bàng quang tăng hoạt OAB

Tiểu đêm

Thông thường ban đêm, nước tiểu sẽ bài tiết ít hơn và nước tiểu cũng cô đặc hơn, do đó ở người khỏe mạnh bình thường, thường ngủ một mạch từ tối đến sáng, ở người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, đêm thường dậy đi tiểu trên 1 lần.

Tiểu són, tiểu không tự chủ

Đây là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài một cách tự nhiên, không theo kiểm soát của ý thức, chỉ cần bạn ho hoặc hắt hơi, cười lớn, hoặc khi làm một việc nặng nước tiểu cũng có thể són ra ngoài, gây ướt quần, lâu ngày còn có thể gây viêm nhiễm.

Ngoài ra ở người bị bàng quang tăng hoạt còn không thể nhịn tiểu, hoặc khó lòng có thể nhịn tiểu, nếu buồn tiểu phải đi ngay, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng tiểu không tự chủ, hoặc són tiểu nếu không kịp vào nhà vệ sinh.

Đi tiểu không hết bãi, thường xuyên cảm thấy mót tiểu và tiểu són, tiểu lắt nhắt.

Những người có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt

  • Người lớn tuổi
  • Nữ giới có nhiều nguy cơ hơn nam giới
  • Người mắc bệnh lý Parkinson, đột quỵ
  • Người bị bệnh đường tiết niệu
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần

Bàng quang tăng hoạt ở trẻ em

Trẻ em mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB cũng có dấu hiệu không khác gì ở người lớn. Cũng là tình trạng đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són, tiểu không tự chủ…Tình trạng này ở bé gây ảnh  hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất, tâm lí, và các hoạt động của bé.

Trẻ nhỏ cũng có thể mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB
Trẻ nhỏ cũng có thể mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB

Tuy nhiên, vì xuất hiện ở bé nên rất nhiều các bậc phụ huynh không để ý tới tình trạng này, bởi suy nghĩ đơn giản, trẻ đi tiểu nhiều là hiện tượng bình thường.

Theo các chuyên gia, 90% trẻ trên 5 tuổi đã có thể kiểm soát hoàn toàn quá trình đi tiểu của mình. Nếu bé nhà bạn trên 5 tuổi vẫn còn tình trạng như tiểu nhiều, tiểu són, tiểu dầm…thì phụ huynh nên cân nhắc sớm cho con đi khám để đánh giá tình trạng và can thiệp kịp thời

Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Ngoài các triệu chứng lâm sàng cảnh báo bàng quang hoạt như tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ thì việc chẩn đoán bàng quang tăng hoạt không thể thiếu các xét nghiệm để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có giải pháp điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả hơn. Các chẩn đoán bàng quang tăng hoạt bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục phân tích các thành phần bất thường có trong nước tiểu, kiểm tra tế bào máu, tế bàu mủ, lượng đường có trong nước tiểu, số lượng vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu…để xem tình trạng tiểu nhiều có phải do các nguyên nhân từ viêm nhiễm hay không, từ đó loại trừ để chẩn đoán chính xác tình trạng tiểu nhiều, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu đêm là do hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB.

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những kiểm tra giúp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những kiểm tra giúp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Niệu động học

Phương pháp này giúp đánh giá chức năng của bàng quang, thông qua việc đo lượng nước tiểu còn tồn dư trong bàng quang, đồng thời đo áp lực có trong bàng quang, tốc độ dòng tiểu, chẩn đoán này có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán và quyết định trong việc chữa khỏi bàng quang tăng hoạt.

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán các khối u có trong bàng quang, giúp phát hiện các bệnh lý như phì đại tuyến tiền liệt,…là một trong những nguyên nhân dẫn tới hội chứng bàng quang tăng hoạt.

Chụp X-quang hệ tiết niệu

Chụp X- quang hệ tiết niệu giúp bác sĩ có đánh giá chi tiết hơn về tình trạng hoạt động của hệ tiết niệu, giúp phát hiện những bất thường của hệ tiết niệu như sỏi bàng quang.

Nội soi bàng quang

Thông qua việc sử dụng ống soi mềm có chứa camera, bác sĩ sẽ quan sát được những hình ảnh trong bàng quang, các viêm nhiễm, khối u, sỏi bàng quang, kích thích bàng quang từ đó đưa các chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh nhưng như hướng điều trị.

Bệnh bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB có nguy hiểm không là câu hỏi mà hầu hết người bệnh khi mắc phải hội chứng này đều quan tâm. Thực tế bàng quang tăng hoạt không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ra rất nhiều phiền phức cho người mắc các bệnh lý này. Tuy nhiên, đừng vì nó không ảnh  hưởng đến tính mạng mà bạn chủ quan nhé. Bởi bàng quang tăng hoạt, nếu không chữa trị kịp thời, còn có nguy cơ dẫn tới tình trạng ung thư bàng quang, đồng thời gây suy giảm các chức năng khác của hệ tiết niệu, gây gánh nặng cho thận.

Ung thư bàng quang là một biến chứng nguy hiểm của bàng quang tăng hoạt
Ung thư bàng quang là một biến chứng nguy hiểm của bàng quang tăng hoạt

Những phiền phức mà bàng quang tăng hoạt gây ra cho người bệnh có thể kể tới như

Ảnh hưởng về mặt tâm lí

Người mắc bệnh này thường tự ti, xấu hổ, và ít giao tiếp với những người xung quanh vì sợ mọi người phát hiện, nhất là khi són ra quần, mùi khai, mùi hôi khiến cho người bệnh vô cùng tự ti. Nếu bị bệnh thường xuyên thì người bệnh thường khá khép kín, không dám đi chơi xa, không dám giao tiếp nhiều. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Người mắc các bệnh lý về bàng quang tăng hoạt giảm hẳn tần suất tham gia các hoạt động xã hội, nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị dẫn tới tình trạng trầm cảm.

Anh T, Hải Phòng chia sẻ: Từ ngày mắc bệnh, tôi chưa bao giờ dám đi chơi xa nhà, bởi ngồi trên xe khách lâu là không chịu được. Trước đây hay đá bóng trong đội với anh em, từ ngày mắc phải chứng này, tôi cũng hạn chế tham gia luôn, bởi nhiều khi không nhịn tiểu nổi, mà sức cũng yếu, không kịp anh em nữa.

Ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng

Những rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là là tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc vợ chồng đặc biệt là ở phụ nữ.

Theo các bác sĩ, vùng âm đạo rất gần vùng tiểu, những va chạm kích thích, trong quá trình giao hợp ảnh hưởng không nhỏ và gây ra cảm giác buồn tiểu. Rất nhiều người thậm chí tiểu không tự chủ ngay trong quá trình sinh hoạt tình dục gây ra tình trạng xấu hổ, và khiến cuộc yêu bị ngắt quãng, lâu dần gây rạn nứt trong tình cảm vợ chồng.

Ước tính có khoảng 11% phụ nữ sau sinh bị rỉ nước tiểu khi quan hệ tình dục. Điều này khiến bản thân họ ngại ngùng và không dám chia sẻ với ai. Nhiều người mặc dù được chồng cảm thông nhưng những mặc cảm, dần lảng tránh chuyện yêu. Chị Lựu, Bắc Ninh chia sẻ: “Thật sự đau đớn và không có gì khổ bằng, vợ chồng ân ái với nhau và mình vài lần bị tiểu không tự chủ, chồng không hề cảm thông và gọi mình là đồ đái dầm, từ đó ngày càng tình trạng hai vợ chồng căng thẳng. Không biết mình có thể cố gắng bao lâu nữa”

Đời sống vợ chồng có nguy cơ tan vỡ vì chứng són tiểu, tiểu không tự chủ
Đời sống vợ chồng có nguy cơ tan vỡ vì chứng són tiểu, tiểu không tự chủ

Ảnh hưởng tới công việc

Người bị tiểu nhiều, tiểu són, tiểu không tự chủ tâm trí thường bận tâm quá nhiều vào việc đi tiểu, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả công việc, họ rất khó tập trung, vì vậy chất lượng công việc cũng kém đi rất nhiều.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ

Nhiều người chia rằng, việc tiểu đêm quá nhiều khiến họ nhiều năm không có một giấc ngủ ngon, kéo theo uể oải, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, thường xuyên thấy đau lưng, ngày ngủ gà ngủ gật, không tập trung vào công việc. Có người phải tìm tới thuốc ngủ để có thể ngủ ngon hơn vì việc mất ngủ kéo dài.

Bàng quang tăng hoạt có chữa được không?

Bàng quang tăng hoạt có thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên bệnh lại có thể tái phát theo từng giai đoạn, nếu các yếu tố gây bệnh thuận lợi phát triển. Việc điều trị có thể kéo dài tùy theo từng trường hợp nặng nhẹ và có thể tùy trường hợp chỉ cần sử dụng thuốc, nhưng cũng có trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

Vì thế, muốn chữa khỏi triệt để căn bệnh này, người bệnh nên theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý cắt giảm thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà bác sĩ đã kê, không tự trị bàng quang tăng hoạt tại nhà. Thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ về việc ăn uống và thói quen sinh hoạt để việc điều trị đạt được kết quả cao nhất.

Cách điều trị bàng quang tăng hoạt

Điều trị hành vi

Đây được xem là bước điều trị đầu tiên cho người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, người mắc bệnh có thể tự điều trị mà chưa cần sử dụng đến thuốc, không tốn kém mà lại hiệu quả rất cao. Các biện pháp thay đổi hành vi cho người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB bao gồm:

Hướng dẫn người bệnh viết nhật kí đi tiểu, và hiểu như thế nào là bàng quang bình thường và bàng quang bất thường, người bệnh lưu ý về thời gian đi tiểu và tập đi tiểu theo giờ, hướng dẫn người bệnh khoảng thời gian đi tiểu thích hợp là từ khoảng 2-3 giờ, và không nhất thiết phải đi tiểu khi thấy có khác lạ trong bàng quang.

Điều chỉnh chế độ ăn: Người bệnh cần thiết phải hạn chế sử dụng những thực phẩm và đồ uống mang tính chất lợi tiểu và gây kích thích bàng quang như rượu bia, cà phê, thức uống có đường…

Điều chỉnh lượng nước uống phù hợp: Một ngày một người nên uống từ 1,5 lít nước tới 2 lít nước. Không nên uống quá nhiều nước, và ở nhóm người này nên  hạn chế uống nước kể từ 6h tối.

Không nên uống nước vào buổi tối
Không nên uống nước vào buổi tối

Luyện tập bàng quang

Mục đích của luyện tập bàng quang là để từ từ kéo giãn và bàng quang có thể giữ được một lượng nước tiểu lớn hơn, cơ bàng quang sẽ ít hoạt hóa hơn và bạn có thể kiểm soát được bàng quang của mình. Bài tập để luyện tập bàng quang thường tập là bài tập Kegel. Bài tập này có thể giúp tăng cường cơ sàn chậu  và cơ vòng niệu đạo, giúp việc kiểm soát đi tiểu được tốt hơn, và cải thiện cơ bàng quang.

Bạn có thể luyện tập bài tập Kegel qua 4 bước sau:

  1. Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể
  2. Thắt chặt các cơ và giữ trong khoảng từ 5-10 giây
  3. Thả lỏng các cơ trong khoảng 10 giây
  4. Tiếp tục thắt chặt các cơ và lặp lại các bước trên trong vòng 10 lần.

Bạn có thể tập bài tập này ở tư thế nằm hoặc trong các hoạt động hàng ngày, luyện tập thường xuyên sẽ giúp điều trị tình trạng bàng quang tăng hoạt vô cùng hiệu quả.

Sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Trong trường hợp bệnh tiến triển xấu, bác sĩ sẽ kê một số thuốc điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt, trong đó phổ biến thuốc kháng cholinergic giúp giảm co thắt cơ bàng quang. Phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt như sau:

  • huốc điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt muscarin, thuốc này có khả năng làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang. Đây là các thuốc đã đã được thử nghiệm lâm sàng và darifenacin, fesoterodine, , solifenacin, oxybutynin, tolterodine và trospium. Tác dụng phụ của việc sử dụng các thuốc này là người bệnh có thể cảm thấy khô miệng, hay mờ mắt, nóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh, táo bón, khó tiêu…
  • Thuốc Flavoxate, thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, amitriptyline, duloxetine), thuốc chẹn alpha (như Tamsulosin, alfuzosin, do-xazlsin…) Nhóm thuốc này có hiệu quả rõ rệt ở người bị hội chứng bàng quang tăng hoạt, nhưng cơ chế hoạt động chưa rõ ràng
  • Thuốc chữa bàng quang tăng hoạt mirabegron: cơ chế tác động của thuốc mới mirabegron lên thụ thể β3 adrenergic trong cơ chóp bàng quang, thuốc bàng quang tăng hoạt này có tác dụng giãn cơ và gia tăng dung tích bàng quang. Hiện nay, thuốc này ở Việt Nam chưa có.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc bác sĩ có thể sẽ tiêm botox làm tê cơ bàng quang. Hoặc có thể áp dụng việc phẫu thuật kích thích thần kinh bằng cách thay đổi tín hiệu điện lên dây thần kinh đến bàng quang.

Thuốc Đông y trị bàng quang tăng hoạt

Bài thuốc chữa bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp Đông y.

Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ là do chức năng chế ước của bàng quang và chức năng của thận bị suy giảm. Theo thuyết âm dương của y học cổ truyền, khả năng giữ nước tiểu của bàng quang là chức năng âm, thận âm bị thiếu, bàng quang sẽ không giữ được nước tiểu gây ra tình trạng tiểu són, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu đêm, tiểu dầm.

Ích trí nhân- Vị thuốc bổ thận, khỏe bàng quang
Ích trí nhân- Vị thuốc bổ thận, khỏe bàng quang

Vì thế Đông y đối với chứng bệnh này thường sử dụng các bài thuốc từ Ích trí nhân. Theo Y học cổ truyền, ích trí nhân có tác dụng bổ tỳ, cố khí, sáp tinh. Hiện nay, y học hiện đại cũng chứng minh rằng trong Ích trí nhân có tác dụng chống viêm và có khả năng ức chế thụ thể muscarinic, giúp làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và các cơn són tiểu. Ở người bị bàng quang tăng hoạt, cơ bàng quang thường yếu, dão do đó sử dụng ích trí nhân các tác dụng phục hồi cơ bàng quang, ngăn ngừa nguy cơ đi tiểu nhiều, tiểu són, tiểu không tự chủ.

Ngoài ra, ích trí nhân còn có tác dụng bổ thận, khỏe thận giúp điều trị hiệu quả các chứng bệnh đường tiểu liên quan tới bàng quang.

Một trong những bài thuốc nổi tiếng sử dụng ích trí nhân để chữa bệnh tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són, tiểu không tự chủ là bài thuốc kết hợp ích trí nhân với đảng sâm, đương quy, hoàng kỳ,…Bài thuốc này là bài thuốc nổi tiếng của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường gìn giữ và phát triển hơn 200 năm.

Bài thuốc hiện nay sử dụng Khoa học hiện đai bào chế thành dạng viên nén bao phim, rất an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm có tên là Bảo Niệu Đức Thịnh.

Cơ chế tác động của Bảo Niệu Đức Thịnh là đi từ căn nguyên gây bệnh. Các thảo dược quý được kết hợp khéo léo với nhau theo nguyên lí Quân – Thần – Tá – Sứ giúp tăng chức năng chế ước bàng quang, bổ thận, tăng cường chức năng thận từ đó hỗ trợ điều trị tận gốc các chứng tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu dầm một cách hiệu quả.

Bảo Niệu Đức Thịnh
Bảo Niệu Đức Thịnh

Bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt không cần thuốc là phương pháp được rất nhiều người quan tâm. Như kể trên, bài tập chữa bàng quang tăng hoạt phổ biến nhất phải kể tới bài tập Kegel. Tuy nhiên, không chỉ có bài tập Kegel còn rất nhiều bài tập khác các bạn có thể tham khảo như:

Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp

Mỗi lần khi muốn đi tiểu, bạn hãy kìm nén và cố gắng nhịn thêm 5 phút, theo thời gian, điều này sẽ giúp bàng quang giữ được lượng nước tiểu lớn hơn, luyện tập thường xuyên giúp cải thiện hiệu quả, và thời gian giữa các lần đi vệ sinh cũng sẽ cách xa nhau hơn. Luyện tập bài tập này, người bệnh cần ít nhất từ 5,6 tuần mới bắt đầu mới thấy có hiệu quả.

Một số lời khuyên cho người bệnh khi luyện tập bài tập này

Ngồi xuống, hít thở sâu, thư giãn để làm xao nhãng cảm giác buồn tiểu.

Tập trung đến một việc gì đó như chơi ô chữ, suy nghĩ tới việc khác, có thể đếm từ 1 đến 100 để không chú ý tới cảm giác mắc tiểu.

Thực hiện việc co thắt cơ đáy chậu, ngăn chặn co thắt trong cơ niệu đạo, tránh tình trạng nước tiểu đi xuống đầu niệu đạo làm kích thích cơ bàng quang.

>>> XEM THÊM:

Bệnh co thắt bàng quang và những sự thật đường tiết lộ

Chứng bàng quang bị yếu

1001 Sự thật bị bỏ lỡ về căng tức bàng quang

Kéo dài thời gian giữa hai lần đi tiểu

Cần kéo dài thời gian giữa hai lần đi tiểu ít nhất là 30 phút, sau đó tăng dần từ 2 tới 3 giờ. Ban đầu sẽ rất khó khăn cho bạn, tuy nhiên luyện tập thường xuyên, bạn sẽ thấy tình trạng cải thiện hiệu quả.

Sau mỗi lần đi tiểu, hãy chờ thêm khoảng từ 20 tới 30 giây, sau đó nghiêng người về phía trước, và cố gắng đi tiểu một lần nữa, Việc này khá đơn giản, nhưng nó giúp bàng quang hết sạch nước tiểu, hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt vô cùng hiệu quả.

Tập Yoga

Theo các chuyên gia, tập Yoga cải thiện chứng tiểu són, tiểu không tự chủ vô cùng hiệu quả. Các bạn có thể luyện tập một số bài tập yoga tốt cho bàng quang như:

  • Tư thế ngồi xổm: Thực hiện ở tư thế Squat, mở rộng hai chân, mũi bàn chân hướng ra ngoài, gót chân xoay vào trong đồng thời gập gối vuông góc. Tiếp theo, đùi mở rộng, khuỷa tay ấn vào lòng trong của đùi, đồng thời hai lòng bàn tay khép lại trước ngực. Giãn cột sống, di chuyển xuống sàn nhà, rồi nâng lên, hạ xuống, hít thở sâu, giữ tư thế trong khoảng từ 30 – 60 giây. Lặp đi lặp lại đông tác trong nhiều lần.
Tư thế ngồi xổm trong Yoga rất tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt
Tư thế ngồi xổm trong Yoga rất tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt
  • Tư thế góc cố định nằm ngửa: tư thế này tập trung vào vùng háng, vùng xương chậu tác dụng trực tiếp lên bắp đùi, vùng hông. Người nhận sẽ có cảm nhận và sử dụng cơ sàn chậu nhiều hơn, từ đó góp phần giảm hiệu quả tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu gấp…Nằm ngửa, đầu gối uốn cong và co hai chân lại. Sau đó hít thở sau, tách hai đầu gối, hạ đầu gối xuống sát thảm, lòng bàn chân úp vào nhau, ép hai đầu gối xuống. Sau đó hít sâu, nâng hai đầu gối lên và đưa về vị trí ban đầu.

Bàng quang tăng hoạt ăn gì?

Ở người bị bàng quang tăng hoạt cần chú ý tới chế độ như sau để giúp việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao nhất:

Chế độ ăn tránh táo bón

Trực tràng và bàng quang có chung một số sợi thần kinh , do đó nếu bạn bị táo bón kéo dài thì thần kinh trực tràng có thể bị kích thích gây ra tình trang tăng hoạt động của bàng quang.

Vì thế ở những người bị bàng quang tăng hoạt cần có một chế độ ăn chống táo bón, chế độ ăn nhiều chất xơ như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt…Đặc biệt kể tới các thực phẩm chứa nhiều magie giúp tăng nhu động ruột tránh táo bón như khoai lang, mồng tơi, đu đủ xanh, rau dền, chuối tiêu…

Lựa chọn chế độ ăn giúp kiểm soát cân nặng chống béo phì

Khi bạn béo phì, lượng mỡ trên ổ bụng sẽ tạo áp lực lên bàng quang, làm bàng quang kém co giãn từ đó giảm thể tích bàng quang và gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt. Nếu bạn bị bàng quang tăng hoạt và đang bị thừa cân béo phì thì chế độ ăn này là vô cùng cần thiết, bởi muốn điều trị dứt điểm hội chứng bàng quang tăng hoạt, bạn phải điều trị béo phì để nâng cao sức khỏe, lấy lại sự tự tin và giảm áp lực cho bàng quang.

Các thực phẩm nên ăn bao gồm:  thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, sữa đậu nành, đậu, thịt cá, sữa, canxi

Lựa chọn trái cây phù hợp

Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì? Nên lựa chọn các loại trái cây chứa tính axit như các loại hoa quả: Táo, nho, dưa hấu, dừa, dâu đen, chuối tiêu.

Bổ sung trái cây
Lựa chọn trái cây phù hợp trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Chế độ ăn nhiều rau xanh

Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều chất xơ và tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt, trong đó tiêu biểu như rau súp lơ, rau cải, rau mồng tơi, rau dền, dưa leo, cà rốt, măng tây…

Lựa chọn tinh bột tốt

Nhóm ngũ cốc và tinh bột được các chuyên gia khuyên dùng cho người bị hội chứng Oab như: yến mạch, lúa mì, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt…

Bàng quang tăng hoạt kiêng ăn gì?

Hạn chế các đồ cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn cay nóng thường kích thích và gây kích ứng niêm mạc bàng quang, và khiến các tình trạng bệnh lý ở bàng quang chuyển biến xấu, không những thế, càng ăn nhiều đồ ăn cay nóng thì tình trạng táo báo ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, đây là nhóm những thực phẩm mà người bị hội chứng bàng quang tăng hoạt kiêng ăn.

Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn

Những chất này là những chất có thể tăng kích thích bàng quang khi bàng quang chưa đầy nước tiểu cũng khiến người uống rượu bia mắc tiểu, ở người bàng quang tăng hoạt thì càng nên hạn chế rượu bia, đặc biệt nếu đang trong quá trình điều trị bệnh thì tuyệt đối không nên uống, bởi rượu bia sẽ khiến việc hấp thụ các thuốc điều trị giảm hiệu quả và tăng các tác dụng phụ của thuốc.

Caffein

Caffein có nhiều trong các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước trà xanh, hoặc có trong cà phê. Theo các nhà chuyên gia, nghiên cứu chỉ ra rằng, sự có mặt của caffein trong máu sẽ làm tăng mức lọc cầu thận khiến thận bài tiết nhiều hơn và khiến tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm ngày càng nghiêm trọng. Ở người bị bàng quang tăng hoạt, việc đi tiểu đã nhiều hơn người bình thường. Nếu tiếp tục sử dụng nhiều những đồ uống có chứa caffein sẽ khiến tình trạng tiểu nhiều tiểu đêm ngày càng khó kiểm soát. Do đó cần hạn chế những đồ uống này.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C rất tốt cho sức khỏe cho người bình thường, nhưng nếu dung nạp quá nhiều Vitamin C sẽ tăng tiết nước tiểu. Ở người bị bàng quang tăng hoạt, việc đi tiểu quá nhiều đã gây ra biết bao nhiêu phiền phức cho người bệnh. Nếu tiếp tục sử dụng nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi…để hạn chế tình trạng đi tiểu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hạn chế, chứng tuyệt đối không nên ngừng hẳn những thực phẩm này, bởi vitamin C là một chất rất tốt cho sức khỏe, bạn vẫn nên sử dụng với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.

Đồ ăn mặn

Việc ăn mặn kéo theo phải sử dụng quá nhiều nước, thêm nữa sự có mặt của Natri trong máu sẽ làm tăng việc bài tiết nước tiểu nhằm cân bằng điện giải khiến bàng quang phải hoạt động thường xuyên hơn.

Nếu bạn thường xuyên ăn mặn thì hãy cố gắng giảm lượng muối khi chế biến đồ ăn, lương muối một ngày chỉ nên sử dụng khoảng 4g. Nên ăn theo phương pháp luộc, hấp, nướng để giảm được lượng muối cần thiết.

Hi vọng bài viết trên đã giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan về hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB, đề từ đó có cách xử lý hiệu quả, và biết cách sử dung thuốc.

Bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì? Bảo Niệu Đức Thịnh là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng bệnh trên Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan tới tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu dầm do bàng quang tăng hoạt có thể gọi tới số hotline 0839 89 80 89, các bác sĩ của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường sẽ tư vấn cho bạn.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!



    2 bình luận về “Tổng quan hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB là gì và cách điều trị

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào bạn, bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ chữa các bệnh đường tiểu Bảo Niệu Đức Thịnh nhé.