Ngày viết: 22/06/2021 - Cập nhật ngày 13/09/2023.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Khánh Toàn
Tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ mang thai là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu. Vậy bản chất triệu chứng kể trên có đáng sợ như bạn nghĩ không và làm thế nào để chữa? Hãy cùng chúng tôi phân tích và tìm hiểu kỹ trong bài viết sau đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới đang mang bầu

Tiểu buốt, tiểu rắt đôi khi không phải do bệnh lý mà là hệ lụy của một yếu tố nguy cơ nào đó gây ra. Trên thực tế, hiện tượng này gặp khá phổ biến ở đối tượng phụ nữ mang thai. Nguyên nhân được đưa ra bởi vì, giai đoạn mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ có lượng hormone GCG vượt trội, gây kích thích cảm giác buồn tiểu, dẫn tới tiểu buốt.
Không chỉ thế, việc bào thai lớn dần trọng bụng mẹ sẽ gây đè nén lên bàng quang, bụng dưới khiến cho mẹ dễ gặp phải các rối loạn tiểu tiện. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chứng tiểu buốt khi mang thai tháng cuối thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên đây chỉ là nguyên nhân sinh lý.
Đa phần mẹ bầu sẽ trở thành trạng thái bình thường sau khi sinh con. Một số trường hợp, nếu biểu hiện tiểu buốt rắt kéo dài dai dẳng, thậm chí khiến cho mẹ hết sức đau đớn, mệt mỏi,… Tuyệt đối đừng chủ quan bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
Hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ mang thai cảnh báo bệnh gì?
Như đã chia sẻ tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ mang thai có thể là do thay đổi nội tiết, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, tóm lại, khi cơ thể gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào, mẹ cũng nên chú ý thăm khám sớm để phát hiện ra bệnh, từ đó ngăn ngừa tác hại xấu đến con.
Có bầu đi tiểu buốt ra máu do bệnh lý xã hội
Tiểu rắt khi mang thai có thể là hệ lụy của bệnh lý xã hội. Trong đó lậu được xem là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hàng đầu giai đoạn này. Theo nghiên cứu, bệnh lậu chủ yếu do vi khuẩn song cầu lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Lậu lây truyền qua đường tình dục khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái.
Ngoài lậu, một số bệnh xã hội khác như HIV, mụn rộp sinh dục, giang mai,… cũng được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng tiểu buốt ra máu ở bà bầu. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục là virus Herpes Simplex ( viết tắt HSV).
Virus HSV được chia thành 2 loại:
- HSV 1: Gây mụn rộp sinh dục phần trên như cánh tay, môi, má,…
- HSV 2: Gây mụn rộp sinh dục phần dưới như cơ quan sinh dục, các chi dưới,…

Tóm lại, phụ nữ mang thai không may mắc phải bệnh xã hội thì cần phải được thăm khám để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bởi khi sinh con, những chủng vi khuẩn, virus này có thể bám vào nhau thai và gây ảnh hưởng tới bé. Điều này tác động xấu tới sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của con.
Bệnh phụ khoa – Nguyên nhân dẫn đến bà bầu đi tiểu buốt và đau bụng dưới
Có nhiều căn bệnh phụ khoa khá điển hình có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Có thể kể đến như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm vùng chậu,… Những bệnh này khiến cho mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, bí bách và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thời kỳ mang thai, tâm lý mẹ bầu thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn nhiều lần. Điều này khiến cho sức đề kháng, hệ miễn dịch của mẹ cũng theo đó mà suy giảm mãnh liệt. Lâu dần, môi trường âm đạo bị mất cân bằng khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công gây viêm.
Khi mắc bệnh hoặc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu buốt rắt, tiểu ra máu, khí hư tiết dịch bất thường,… mẹ cần phải thăm khá,, chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng đến con. Bởi thực tế cho thấy, mẹ bầu bị viêm phụ khoa, tỷ lệ con sinh ra gặp phải các bệnh da liễu hoặc dị tật chiếm khá cao.

Tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ mang thai do nhiễm trùng đường tiểu
Tiểu buốt tiểu rắt hay tiểu ra máu đều là các dấu hiệu vô cùng điển hình của bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh có thể gặp ở cả đối tượng nam và nữ giới, phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Sô liệu từ các cơ quan y tế cho biết, có đến 50% chị em mang bầu gặp phải bệnh này.
Lý giải về hiện tượng trên, các chuyên gia cho rằng, môi trường âm đạo khi bị mất cân bằng, lợi khuẩn thiếu hụt, hại khuẩn phát triển nhiều lên sẽ xâm lấn vào niệu đạo, âm đạo. Chúng ký sinh tại đây và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân bản mạnh mẽ dẫn tới viêm nhiễm.
Tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Không chỉ tiết buốt, tiểu rắt mà bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trên cơ thể vào giai đoạn mang thai, mẹ bầu đều tuyệt đối không được chủ quan. Nếu là nguyên nhân sinh lý, mẹ chỉ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày và có chế độ dinh dưỡng phụ hợp.
Vậy nhưng, khi tiểu buốt là biểu hiện cảnh báo bệnh lý nào đó, thì mẹ hãy coi chừng. Bởi lúc này, bệnh có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và em bé sau khi chào đời.
Tiểu buốt tiểu rắt khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Nhiều chị em băn khoăn tiểu buốt, tiểu rắt có phải dấu hiệu có thai? Hay khi mang thai thang đầu bị đi tiểu buốt rắt có nguy hiểm không? Trên thực tế, khi thai bắt đầu làm tổ trong tử cung, mẹ bầu sẽ xuất hiện một số rối loạn nội tiết. Điều này gây ra tình trạng nóng trong, khó chịu.
Lúc này mẹ cần phải bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin C, B, chất khoáng, uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Đồng thời khắc phục hoàn toàn hiện tượng buốt rắt đang gặp. Các chuyên gia cho rằng, nếu dấu hiệu rối loạn tiểu tiện chưa quá nặng nề thì mẹ không cần quá lo lắng nhé!
Tiểu buốt khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Không chỉ đầu thai kỳ mà khi mang thai ở những tháng cuối, mẹ bầu cũng rất dễ gặp phải tình trạng đi tiểu buốt rắt, tiểu ra máu mủ. Nguyên nhân bởi vì, lúc này thai nhi thường có biểu hiện di chuyển dần xuống dưới chèn lên bàng quang, âm đạo, khiến cho mẹ bị rối loạn khả năng đóng – mở bàng quang.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn cũng có thể tìm đến mẹ thời điểm này. Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh mẹ đang gặp. Tuy nhiên, khi mắc chứng tiểu buốt rắt, mẹ nên thăm khám kỹ càng để phát hiện ra tổn thương. Từ đso có được phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Bật mí cách chữa tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ mang thai hiệu quả
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều cách trị tiểu buốt rắt cho bà bầu hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho mẹ bầu dễ dàng khắc phục triệu chứng hơn nhiều lần. Dưới đây là một số cách chữa tiểu rắt cho bà bầu nhanh chóng nhất hiện nay.
Bà bầu bị tiểu buốt uống thuốc gì? Thuốc tây y
Giai đoạn mang thai cực kỳ nhạy cảm. Bởi vậy việc dung nạp bất kỳ hoạt chất hóa học nào vào cơ thể đều có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi. Với các thuốc này, mẹ bầu cần tuân thủ 100% chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay thay đổi liều dùng.
Dưới đây là một số gợi ý, mời mẹ tham khảo:
- Tiểu buốt rắt do nhiễm trùng đường tiểu: Một số thuốc kháng sinh có thể dùng nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gồm có: amoxicillin, penicillin, erythromycin,…
- Tiểu buốt ở bà bầu do viêm thận, viêm đài bể thận: Lúc này mẹ cần phải xét nghiệm tổng quát và một số xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá mức độ bệnh, tình trạng tổn thương,… Từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh nhất.
- Tiểu buốt do bệnh xã hội: Đối với nguyên nhân này, bác sĩ sẽ tìm ra bệnh nào khiến mẹ gặp tình trạng tiểu buốt để đưa ra phác đồ diệt khuẩn đặc hiệu, tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.

Chữa viêm đường tiết niệu đơn giản cho bà bầu bằng thuốc Đông y
Đông y được coi là phương pháp lành tính và an toàn, được dùng nhiều để khắc phục các hiện tượng tiểu buốt rắt, rối loạn tiểu tiện ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 9 gam sinh địa
- 9 gam mạch môn đông
- 9 gam ngọn cây cam thảo
- 9 gam trúc diệp
Các bước thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên, để ráo nước.
Bước 2: Đem sắc các nguyên liệu cùng 700 – 800ml nước.
Mẹ bầu uống mỗi ngày 1 thang để giảm tiểu buốt rắt.
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 9 gam thông thảo
- 9 gam nhân sâm
- 9 gam thăng ma
- 9 gam hoàng kỳ
- 6 gam tế tân
- 6 gam đăng tâm thảo
- 6 gam đương quy
- 12 gam mạch môn đông
- 4 gam cam thảo
Các bước thực hiện:
Bước 1: Các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Đem sắc nguyên liệu cùng 1 lít nước sạch.
Mẹ bầu bị tiểu buốt uống ngày 1 thang.

Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 9 gam nhân sâm
- 9 gam bạch truật
- 9 gam thăng ma
- 9 gam tang phiêu tiêu.
- 15 gam mạch môn đông
- 15 gam hoàng kỳ
Các bước thực hiện:
Bước 1: Các nguyên liệu kể trên rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi. Thêm nước vừa đủ. Đun sôi lên.
Người bệnh bị tiểu buốt uống mỗi ngày một thang đến khi khỏi bệnh.
>>> XEM THÊM:
Tiểu rắt tiểu buốt khi mang thai nguyên nhân và cách điều trị
Cảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai chớ coi thường
Cần lưu ý để phòng ngừa tiểu buốt tiểu rắt ở nữ giới đang mang thai?
Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để khắc phục hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu rắt,…
- Giai đoạn mang thai, mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày. Nước giúp cho mẹ thanh lọc đáng kể lượng độc tố, chất cặn bã có hại. Từ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu rắt.
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Hạn chế tối đa cơ hội xâm nhập của vi khuẩn có hại. Không nên mặc đồ lót quá chật chội hay ẩm ướt vùng kín,…
- Không sử dụng đồ uống có gas, đồ chứa chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá,…
- Tuyệt đối không nhịn tiểu gây tích tụ vi khuẩn.
- Thăm khám định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần.

Chứng tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ mang thai mặc dù là hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu không khắc phục sớm sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân xâm lấn gây bệnh, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi. Mong rằng, bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về triệu chứng này, từ đó biết cách phòng ngừa và khắc phục hợp lý nhất.
Bên cạnh đó, khi gặp phải các rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt rắt, tiểu ra máu, tiểu đêm, tiểu nhiều,… bạn có thể tham khảo Bảo Niệu Đức Thịnh. Sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Sản phẩm giúp người bệnh tăng chức năng thận, củng cố chế ước bàng quang hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ Hotline: 0839.898.089 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Tiểu buốt này có phải do vi khuẩn gây ra không. mình sợ ảnh hưởng đến con. Mình bầu 5 tháng rồi ạ