Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

Tiểu rắt nhưng không buốt có nguy hiểm không?

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 19/11/2021 - Cập nhật ngày 26/10/2023.

Tác giả: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến

Biên tập: Khánh Toàn

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng có lượng nước tiểu ít hoặc gần như không có. Thông thường, khi bị tiểu rắt sẽ kèm theo triệu chứng tiểu buốt. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đi tiểu rắt nhưng không buốt. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng bị tiểu rắt nhưng lại không buốt? Cách điều trị tình trạng này an toàn và hiệu quả tại nhà như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường tìm hiểu về hiện tượng này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!

1. Hiện tượng đi tiểu rắt nhưng không buốt có sao không?

Tiểu rắt nhưng không buốt cảnh báo bệnh gì có lẽ là câu hỏi được nhiều người thắc mắc
Tiểu rắt nhưng không buốt cảnh báo bệnh gì có lẽ là câu hỏi được nhiều người thắc mắc

1.1. Tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt là bệnh gì? Đái rắt là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Người bị tiểu rắt có thể đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu nhiều về đêm, lượng nước tiểu ít hay gần như không có,…

Đôi khi người bệnh không thể kiểm soát được việc đi tiểu dẫn đến tiểu són. Bên cạnh đó, màu nước tiểu cũng bị thay đổi (thường sẽ vàng sẫm). 

Ngoài ra, khi bị tiểu rắt thường kèm theo tiểu ra máu, tiểu buốt,…

Tiểu rắt là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Tiểu rắt là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

1.2. Tiểu buốt là gì?

Tiểu buốt là tình trạng đau rát và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Tiểu buốt thường kèm theo tình trạng tiểu ra máu, tiểu rắt, đau phần bụng dưới,…Bệnh có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ và ở mọi độ tuổi.

Nhiều người thắc mắc liệu “tiểu buốt có tự hết không?”, nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu thì bị tiểu buốt không thể tự khỏi. Vì vậy, khi phát hiện có các triệu chứng của bệnh cần phải điều trị tích cực một cách nhanh chóng.

1.3. Tiểu rắt nhưng không buốt có sao không?

Thông thường, khi bị tiểu rắt người bệnh sẽ kèm theo triệu chứng tiểu buốt. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tiểu rắt nhưng không buốt. 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu rắt, tiểu buốt mà người bệnh có thể tham khảo:

  • U tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt có u gây phình to làm ngăn cản dòng tiểu. Đồng thời, cũng làm kích thích bàng quang khiến người bệnh bị tiểu rắt, tiểu buốt,…
  • Sỏi thận: Sỏi thận khiến người bệnh bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu buốt và nóng rát,…
  • Đái tháo đường: Bệnh xảy ra khi lượng đường trong cơ thể bị dư thừa dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt,…
  • Viêm đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ làm ảnh hưởng đến bàng quang dẫn đến tiểu rắt kèm theo đau buốt.

Tiểu rắt đơn thuần là tiểu nhiều lần, tiểu ít gây khó chịu cho người bệnh. Nên nếu đi tiểu rắt không kèm theo buốt thường sẽ có tình trạng bệnh nhẹ. Người bệnh có thể yên tâm vì mức độ nguy hiểm của tình trạng này không cao.

Tiểu rắt không buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do u xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, sỏi thận,...
Tiểu rắt không buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do u xơ tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, sỏi thận,…

2. Tiểu rắt nhưng không buốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi tiểu thường xuyên mà không bị buốt có thể là một triệu chứng liên quan đến bàng quang hoặc thận. 

  • Suy thận: Thận suy yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi tiểu. Người bị suy thận sẽ bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần vào ban đêm và nước tiểu có thể sẽ nổi bong bóng;
  • Ung thư bàng quang: Tế bào ung thư phát triển sẽ khiến cho bàng quang bị chèn ép gây cảm giác mót tiểu. Người mắc bệnh sẽ bị đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt nhưng không bị buốt;
  • Sỏi bàng quang: Khi bàng quang có dị vật cụ thể là sỏi sẽ làm nước tiểu bị ứ đọng lại. Điều này làm cho người bệnh mỗi lần đi tiểu thường rất ít, đi tiểu rắt không kèm buốt.

Ngoài ra, tiểu rắt không buốt cũng có thể do thói quen sinh hoạt không hợp lý. Một số đối tượng đặc biệt cũng xảy ra tình trạng tiểu rắt không buốt:

  • Uống quá ít nước một ngày khiến cơ thể bị mất nước gây ảnh hưởng lớn đến bàng quang;
  • Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như cà phê, nước ngọt có ga, rượu bia,…;
  • Ăn những món quá mặn, cay nóng hay nhiều dầu mỡ dẫn đến nóng trong người;
  • Ảnh hưởng tâm lý gây căng thẳng, mệt mỏi;
  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao các cơ quan trong cơ thể dần suy yếu, trong đó có thận gây nên bệnh suy thận;
  • Mang thai: Thai nhi lớn dần gây chèn ép lên bàng quang người mẹ dẫn đến tiểu rắt không buốt.

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!

3. Các phương pháp chữa đi tiểu rắt nhưng không buốt đơn giản và hiệu quả tại nhà

3.1. Một số phương pháp đơn giản chữa tiểu rắt nhưng không buốt

Đối với nguyên nhân người bệnh có thói quen sinh hoạt không hợp lý thì cần phải thay đổi ngay từ bây giờ.

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Không sử dụng các thực phẩm có chất kích thích như cà phê, bia, nước ngọt có ga, chất ngọt nhân tạo, thức ăn mặn, cay,…;
Tránh những thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá để tránh tình trạng tiểu rắt không buốt
Tránh những thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá để tránh tình trạng tiểu rắt không buốt
  • Luyện tập bóng đái: Tạo thói quen đi tiểu cố định vào những khoảng thời gian trong ngày. Khi bị tiểu rắt khoảng cách mỗi lần đi tiểu sẽ rất ngắn, vì vậy hãy cố kéo dài thời gian hơn. Như vậy sẽ được tạo thói quen cho bàng quang. Từ đó bàng quang cũng giữ nước được lâu hơn và hạn chế số tình trạng tiểu rắt;
  • Uống nước đầy đủ: Uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng tiểu rắt hay bệnh táo bón. Không nên uống quá nhiều nước trong một lần uống, không nên uống nước trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến bạn đi tiểu rắt về đêm;
  • Việc tiêm Botox vào cơ bàng quang sẽ giúp cho bàng quang thư giãn. Điều này sẽ làm tăng khả năng giữ nước của bàng quang cũng như hạn chế sự rò rỉ.

Với những trường hợp bị tiểu rắt nhưng không buốt mà nguyên nhân bệnh liên quan đến bàng quang hoặc thận thì cần thăm khám để điều trị. Người bệnh nên làm các xét nghiệm, siêu âm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác, sau đó có thể chọn được cách trị tiểu rắt tại nhà phù hợp. Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tình trạng bệnh không gây những biến chứng nguy hiểm.

3.2. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp “vàng” hỗ trợ đánh bay tình trạng tiểu rắt nhưng không buốt hiệu quả

Tiểu rắt nhưng không không buốt có thể gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc trị tiểu rắt và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có thể giải quyết được vấn đề này. Một trong số đó chính là Bảo Niệu Đức Thịnh, sản phẩm được điều chế 100% từ các thảo dược quý hiếm có khả năng chữa tiểu rắt hiệu quả. 

Trong Bảo Niệu Đức Thịnh có chứa những thảo dược quý hiếm như: Đảng sâm, quy bản, thỏ ty tử, phục thần,…Có khả năng cải thiện tình trạng tiểu rắt không buốt rất hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm cũng hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, tiểu buốt,…

Sản phẩm được điều chế từ bài thuốc cổ của Nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường – Có lịch sử hơn 200 năm hành y cứu người. Với uy tín và khả năng hỗ trợ điều trị tiểu rắt hiệu quả, Bảo Niệu Đức Thịnh là lựa chọn hàng đầu cho người mắc chứng tiểu rắt nhưng không buốt.

Bảo Niệu Đức Thịnh - Giải pháp "vàng" hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng tiểu rắt không buốt
Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp “vàng” hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng tiểu rắt không buốt

Nút đặt mua sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Đừng để tình trạng đi tiểu rắt nhưng không buốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Bảo Niệu Đức Thịnh có thể hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng này. Mong rằng, qua bài viết này đã giúp người bệnh phần nào hiểu hơn về hiện tượng tiểu rắt nhưng không buốt. Chúc bạn sẽ sớm khỏi bệnh và có sức khỏe tốt. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm hỗ trợ điều trị, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mại,…bạn hãy gửi ngay thông tin tới Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!



    2 bình luận về “Tiểu rắt nhưng không buốt có nguy hiểm không?

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào bạn,
        Để hỗ trợ điều trị tiểu rắt ở nam giới và nữ giới thì bạn có thể sử dụng Bảo niệu Đức Thịnh, chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiểu cực kỳ hiệu quả, bạn them khảo tại đây nhé