Ngày viết: 21/06/2021 - Cập nhật ngày 02/11/2022.
Tiểu lắt nhắt (hay đi tiểu lắc nhắc), đi tiểu buốt rắt, tiểu liên tục trong ngày đều là những triệu chứng vô cùng điển hình của bệnh lý đường tiểu. Hiện tượng này nếu không chữa trị sớm sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp phải nhiều vấn đề “đáng ngại”. Vậy bạn có biết đi tiểu lắt nhắt là gì? Hãy cùng các chuyên gia của chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết sau.

Mục lục
1. Triệu chứng đi tiểu lắt nhắt là gì?
Theo các chuyên gia y tế,, định nghĩa đi tiểu lắt nhắt được hiểu là mắc tiểu liên tục và đi nhiều lần trong ngày. Khoảng cách giữa các lần đi tiểu cực kỳ ngắn (tiểu nhắt liên tục). Thậm chí vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, lượng nước tiểu mà người bệnh thải ra mỗi lần khá ít, một số trường hợp còn tiểu không ra nước.
Tình trạng này xảy ra khi bàng quang của bạn không rỗng hoàn toàn khi bạn đi tiểu. Một lượng nhỏ nước tiểu còn lại sẽ rò rỉ ra ngoài sau đó do bàng quang của bạn quá đầy. Bạn có thể cảm thấy cần phải đi tiểu trước khi rò rỉ xảy ra. Thông thường, nếu người bệnh đi tiểu từ 7 – 8 lần mỗi ngày trở lên thì được coi là tiểu lắt nhắt. Người bệnh bị tiểu nhắt có thể kèm các triệu chứng điển hình như:
- Tiểu buốt rắt, ớn lạnh khi tiểu tiện.
- Nóng rát, căng tức bàng quang mỗi lúc buồn tiểu.
- Nước tiểu đổi màu đục, hôi, đôi khi có lẫn máu, mủ.
2. Nguyên nhân gây đi tiểu lắt nhắt phổ biến
Theo Y học cổ truyền, Thận là một trong ngũ tạng, thận chủ tàng tinh, chủ thủy, chủ nạp khí, chủ về sinh dục, thận khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm, vinh nhuận ra tóc. Trong đó, tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, chính là bộ phận sinh dục ở nam giới và phụ nữ. Do đó, thận hư sẽ dẫn đến tiểu lắt nhắt (tiểu rắt), són tiểu, đái nhiều lần trong ngày, di tinh, ra khí hư ở phụ nữ,…
Theo cuốn biện chứng Đông Y: Thận dương hư suy gây mất chức năng sưởi ấm của thận, xuất hiện chứng bàng quang hư lạnh, không có khả năng chế ước thủy dịch. Từ đó, khiến Tâm tỳ khí hư và thận khí hư gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ.
Có nhiều nguyên nhân khác có thể gây đi tiểu lắt nhắt và buốt rát. Tuy nhiên thì thận hư là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Dù là lý do nào thì nó đều khiến cho người bệnh gặp khá nhiều bất tiện, phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Vậy ngoài ra, tiểu lắt nhắt là bệnh gì? Nó còn có thể là biểu hiện của một số bệnh như:
2.1. Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu gây đi tiểu lắt nhắt là bệnh lý thường gặp ở nữ giới hơn. Nguyên nhân bởi vì cấu tạo niệu đạo của nữ giới thường ngắn và theo phương thẳng đứng. Do vậy đối tượng này dễ gặp các biểu hiện rối loạn tiểu tiện hơn. Người mắc bệnh thường có cảm giác nóng rát, đau buốt “vùng kín”.
Ngoài ra, còn một số biểu hiện như nước tiểu có màu đục, thậm chí lẫn máu, nước tiểu hôi, cực kỳ khó chịu. Nhiễm trùng đường tiểu được xem là bệnh lý gây tiểu lắt nhắt ra máu thường gặp. Các chuyên gia cho rằng, bệnh này là hệ lụy của hiện tượng vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm.

2.2. Viêm bàng quang kẽ
Theo nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, viêm bàng quang kẽ là tình trạng bệnh mãn tính do bàng quang phải chịu áp lực nặng nề. Bàng quang phải chịu áp lực khiến nước tiểu bị ép tràn ra ngoài dù bàng quang chưa chứa đến mức nước tiểu khiến bạn buồn tiểu.
Các chuyên gia cho rằng, bản chất bàng quang là một túi chứa rỗng. Khi bàng quang tích đầy nước tiểu sẽ phản xạ co bóp để tống nước ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến quá trình dẫn truyền thần kinh từ não bộ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ gây ra thôi thúc đi tiểu, nhưng khó tiểu hoặc tiểu đau.
Khi mắc bệnh viêm bàng quang kẽ, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như sau:
- Đau nhiều vùng xương chậu, âm hộ hoặc sau âm đạo của phụ nữ.
- Đau tinh hoàn, bìu, dương vật của nam.
- Hay tiểu lắt nhắt, rắt tiểu; tiểu buốt rắt từng cơn.
- Đau nhiều phần lưng dưới
- Đau niệu đạo.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Bệnh viêm quang kẽ có triệu chứng khá giống với nhiễm trùng tiết niệu mãn tính. Tuy nhiên nếu không chữa trị sớm, các dấu hiệu bệnh sẽ trở nên tồi tệ và gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh.

2.3. Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt hay còn gọi là bàng quang kích thích OAB bản chất là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm. Hiện tượng này gây cảm giác mắc tiểu đột ngột, buồn tiểu thôi thúc. Nhưng khó tiểu, tiểu són hoặc tiểu không thành dòng và gây đái lắt nhắt nhiều lần trong ngày.
Theo thống kê, trên thế giới có hàng triệu người bị tăng hoạt bàng quang. Trong số đó, có hơn 50% bệnh nhân phải âm thầm chịu đựng tình trạng trong khoảng thời gian dài, thậm chí vài năm do tâm lý tự ti, ngại ngùng, không muốn thăm khám, chữa trị.
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây tăng hoạt bàng quang, mời bạn tham khảo:
- Do sỏi, khối u hoặc dị vật bàng quang.
- Rối loạn thần kinh : Các bệnh lý điển hình gồm có Parkinson, xơ hóa tủy, tổn thương tủy sống, đái tháo đường,….
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích, lợi tiểu như rượu bia, cà phê,….
- Tiền sử u xơ tuyến tiền liệt, tổn thương tiểu khung làm cản trở dòng chảy của nước tiểu.
Các triệu chứng điển hình của bệnh bàng quang tăng hoạt:
- Hiện tượng tiểu lắt nhắt ban đêm, tiểu gấp gáp, gây ra mất ngủ.
- Són tiểu, tiểu không tự chủ.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Mỗi lần đi tiểu với lượng cực kỳ ít.

2.4. Suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận là bệnh lý nguy hiểm gây ra hiện tượng đi tiểu lắt nhắt kèm ra máu. Theo nghiên cứu, bệnh xảy ra do sự sản sinh quá mức cortison. Từ đó làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận cấp thường là do việc sử dụng thuốc glucocorticoid sai phương pháp hoặc quá lạm dụng. Bởi thuốc này có khả năng gây ức chế hoạt động tuyến thường thận. Đặc biệt là đối với bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress,….
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tuyến thượng thận bị suy yếu. Cụ thể như sau:
- Virus, nấm xâm nhập gây tổn thương thận.
- Khối u trong thận.
- Chảy máu tuyến thượng thận do dùng thuốc có công dụng ngăn ngừa cục máu đông.
- Tác dụng phụ của thuốc glucocorticoid.
- Tiền sử bệnh lý hoặc từng phẫu thuật ngoại khoa tại tuyến thượng thận.
Khi mắc bệnh này, đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:
- Người mệt mỏi, chán ăn, uể oải, sức khỏe suy nhược.
- Rối loạn tâm lý, lo lắng, stress,…
- Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn.
- Tiểu khó kèm tiểu lắt nhắt đau lưng.
- Đổ mồ hôi nhiều, cơ thể bị lạnh.
- Huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim.
Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Tuyệt đối đừng chủ quan, hãy thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

2.5. Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là căn bệnh khá điển hình ở đối tượng nam. Bệnh gây ra tình trạng đi tiểu lắt nhắt nhiều lần trong thời gian ngắn gây khó chịu. Theo nghiên cứu, cơ thể người chúng ta có hai quả thận. Cơ quan này đảm nhận nhiệm vụ lọc máu, đồng thời bài tiết nước tiểu. Hẹp niệu đạo tức là tình trạng niệu đạo bị hẹp lại do nguyên nhân nào đó.
Trên thực tế, hẹp niệu đạo gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người bệnh. Không những thế, khi bị hẹp niệu đạo, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như cứ 5 phút đi tiểu 1 lần, tiểu lắt nhắt, bí tiểu, khó tiểu tiện. Nếu không chữa trị sớm, bệnh có thể tiến triển gây suy thận, vô sinh.
Một số nguyên nhân phổ biến gây hẹp niệu đạo gồm:
- Viêm nhiễm niệu đạo không điều trị sớm gây hẹp niệu đạo.
- Lậu cầu trú ẩn lâu ngày tạo thành sẹo và chít hẹp đường niệu.
- Sau quan hệ không vệ sinh sạch sẽ, khiến cho bao quy đầu bị nhiễm khuẩn. Tác nhân gây bệnh có thể lan tới niệu đạo và tuyến tiền liệt dẫn tới tổn thương.
- Một số bệnh như lao thận, lao bàng quang có thể để lại di chứng gây hẹp niệu đạo.

3. Đi tiểu lắt nhắt và buốt phải làm sao?
Theo các chuyên gia, cơ chế đi tiểu lắt nhắt tức là rối loạn hoạt động bàng quang. Khiến cho cơ quan này đóng – mở liên tục, không theo kiểm soát. Lúc này người bệnh sẽ bị kích thích dẫn tới tiểu nhiều lần, tiểu rắt. Đôi khi kèm theo buốt rát. Mặc dù đây không phải là biểu hiện đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu không khắc phục sớm, hiện tượng kể trên sẽ làm cho người bệnh gặp phải nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc hàng ngày. Vậy chúng ta cần làm gì để giảm tiểu lắt nhắt? Hãy xem ngay các cách trị tiểu lắt nhắt tại nhà sau đây:
3.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Bạn nên chú ý một số điểm sau để phòng tránh các bệnh lý đường tiết niệu:
- Tích cực bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn chứa nhiều chất xơ, vi chất, chất khoáng cần thiết. Cách làm này không những giúp cơ thể tăng cường đáng kể sức đề kháng mà còn hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng tình trạng bệnh.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích có hại như rượu bia, cafe, đồ uống có gas,…
- Tăng cường vận động thể lực để nâng cao sức khỏe.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu. Việc nhịn tiểu sẽ khiến cho hệ thống tiết niệu phải tích tụ một lượng đáng kể vi khuẩn, chất cặn bã,…
- Uống đủ nước mỗi ngày. Nước giúp cho cơ thể thanh lọc lượng lớn chất thải, độc tố,…
- Mặc đồ lót rộng rãi, tránh gây cảm giác bí bách, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công.

3.2. Áp dụng các cách chữa tiểu lắt nhắt và buốt dân gian
3.2.1. Tiểu lắt nhắt cách chữa hiệu quả bằng giá đỗ
Giá đỗ được coi là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Không những thế, giá đỗ còn được coi là vị thuốc cực kỳ tốt cho người bệnh đi tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều. Theo quan niệm Đông y, giá đỗ có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ tốt, giúp cho bệnh nhân dễ dàng đi tiểu hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30 gam giá đỗ
- 500ml nước sạch
- Muối loãng
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Giá đỗ ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
- Bước 2: Cho giá đỗ vào nồi. Thêm nước sạch vừa đủ. Đun nhỏ lửa khoảng thời gian 8 – 10 phút.
- Bước 3: Chắt lấy nước giá đỗ uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi cải thiện triệu chứng bệnh.

3.2.2. Cách chữa tiểu lắt nhắt bằng đậu đỏ, mề gà
Sự kết hợp giữa đậu đỏ và mề gà được xem là phương pháp hoàn hảo cho chứng bệnh đi tiểu lắt nhắt trước khi ngủ. Theo nghiên cứu, mề gà chứa thành phần lớn gồm các chất khoáng, vitamin thiết yếu, tốt cho sức khỏe. Mặt khác, đậu đỏ lại chứa nhiều protein, chất xơ,…
Nhờ đó, bài thuốc này giúp cho người bệnh tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng. Từ đó đẩy lùi các chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp, gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 mề gà.
- 45 gam đậu đỏ.
- Muối trắng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mề gà rửa sạch, thái nhỏ. Đem xát muối trắng. Sau đó ninh nhừ lên.
- Bước 2: Đậu đỏ rửa sạch. Cho vào nồi mề gà trên.
Đun nhỏ lửa thêm khoảng thời gian 15 – 20 phút là có thể dùng. Bạn có thể nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3.2.3. Cách chữa đi tiểu nhiều lần bằng lá sinh địa và trứng gà
Từ lâu, sinh địa đã được biết đến là vị thuốc cực quý trong Đông y. Các chuyên gia cho rằng, sinh địa có tính hàn. Tác dụng chính giúp điều hoàn chức năng thận, hỗ trợ nhuận táo, lương huyết,…. Ngoài ra, khi kết hợp trứng gà và sinh địa cũng giúp cho người bệnh bị tiểu lắt nhắt về đêm cải thiện nhanh chóng triệu chứng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 30 gam sinh địa.
- 1 quả trứng gà.
- 300ml nước.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sinh địa đem rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Cho toàn bộ sinh địa vào nồi. Thêm 300ml nước sạch. Đun nhỏ lửa khoảng 20 – 30 phút.
- Bước 3: Chắt lấy phần nước sinh địa. Cho một quả trứng gà còn sống vào. Khuấy đều lên.
- Bước 4: Đem hấp cách thủy hỗn hợp trên.
Người bệnh khó tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt nên ăn món trên khi còn nóng. Thực hiện liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày để nhanh chóng đạt được kết quả tốt.

3.2.4. Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở trẻ em, người lớn bằng hến
Theo nghiên cứu, hến có vị mặn, tính hàn. Công dụng của hến giúp mát gan, thông khí, hỗ trợ đào thải độc tố và lợi tiểu hiệu quả. Ngoài ra, trong hến chứa thành phần gồm nhiều vitamin, chất khoáng có lợi cho cơ thể. Bởi vậy, hến được tin tưởng áp dụng trong nhiều bài thuốc nhằm khắc phục rối loạn tiểu tiện do nóng trong. Canh hến nấu bầu là phương pháp dân gian giúp trẻ hay đi tiểu lắt nhắt tăng cường sức đề kháng, tránh viêm nhiễm đường tiết niệu hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 200 gam hến
- Một nửa quả bầu nhỏ.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Hến đem rửa sạch, luộc cùng lượng nước vừa đủ.
- Bước 2: Bầu cạo vỏ, thái nhỏ thành sợi.
- Bước 3: Xào thịt hến với gia vị vừa đủ. Thêm bầu vào. Đảo đều tay.
- Bước 4: Cuối cùng cho nước luộc hến vào hỗn hợp trên.
Thực phẩm này người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn 2 – 3 lần/ tuần.

3.2.5. Chữa tiểu lắt nhắt bằng thận lợn
Thận lợn được xem là nguồn nguyên liệu cực kỳ tốt nhằm hỗ trợ chứng tiểu đêm, tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều lần. Theo quan niệm Đông Y, thận lợn có tính hàn, không chứa độc tính. Công dụng chính giúp bổ thận, tráng dương. Đặc biệt món ăn này có tác dụng chữa mộng tinh, di tinh khá tốt.
Nguyên liệu cân chuẩn bị:
- 2 quả thận
- 15 gam đỗ trọng
- 29 gam hạch đào nhân
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế sạch thận lợn, thái miếng nhỏ.
- Bước 2: Đỗ trọng, hạnh nhân đem rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 3: Cho thận lợn, hạnh nhân, đỗ trọng vào nồi. Thêm nước sạch vừa đủ. Đun nhỏ lửa.
Người bệnh viêm đường tiết niệu, niệu đạo nên ăn món này tuần 2 – 3 lần.

3.3. Sử dụng sản phẩm chiết xuất thảo dược thiên nhiên
Để điều trị triệt để chứng đi tiểu lắt nhắt, ta phải trị tận gốc vấn đề là do thận hư. Những loại thực phẩm bên trên đây tuy có thể là tình trạng này bớt đi phần nào nhưng cực kỳ tốn thời gian để chữa dứt điểm.
Với công dụng tăng cường chức năng thận, củng cố chức năng của bàng quang, Bảo Niệu Đức Thịnh sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người đang mắc chứng đi tiểu lắt nhắt khó chịu này. Thành phần của sản phẩm bao gồm Ích trí nhân, Thỏ ty tử, Đẳng sâm, Bạch mao căn,… và hàng chục loại thảo dược khác. Đây là các loại thảo dược từ thiên nhiên rất tốt cho thận và bàng quang.

Về chất lượng, Bảo Niệu Đức Thịnh được sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn GMP – Đông Dược và đã được Bộ Y Tế cấp phép, cho lưu hành toàn quốc. Năm 2019, Bảo Niệu Đức Thịnh đã vinh dự nhận được giải thưởng “TOP 100 THƯƠNG HIỆU – NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG ĐẤT VIỆT”. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm tại ĐÂY.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp về thắc mắc đi tiểu lắt nhắt là bệnh gì. Mong rằng, những kiến thức kể trên sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết và phương pháp điều trị, phòng ngừa chứng bệnh trên hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0839.898.089. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng Tư Vấn Miễn Phí!
Đi tiểu nhiều mà hơi buốt thì có sao không ạ?
Chào Khang, bạn gặp tình trạng này lâu chưa ạ?
Đi tểu lắt nhắt hoài khó chịu ghê gớm, bác sỹ tư vấn cách điều trị giúp tôi với 0373291xxx
Dạ bác sỹ đã liên hệ với bạn nhưng chưa được, bạn để ý điện thoại nhé!
Tiểu buốt dùng bảo niệu này được không

Chào Đặng Thu Hường, Bảo Niệu có tác dụng tốt với bệnh nhân bị tiểu buốt tiểu rắt, tiểu lắt nhắt mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng nha!
Hến xào bầu ngon đấy nhưng mà chỉ đỡ 1-2 ngày thôi vẫn bị

Dạ đúng rồi, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị với các bệnh nhân bị nhẹ. Để điều trị tận gốc cần sử dụng các loại thuốc đặc trị tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh bên trong.
Cần tư vấn 0987746xxx
Chào Huyền, bạn đang cần tư vấn về bệnh lý nào ạ?
Tôi gặp tình trạng mắc tiểu liên tục nhưng tiểu ít ở nữ. Có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa tiểu lắt nhắt ở nữ?
Tôi bị đi đái liên tục, đi tiểu nhiều lần nhưng ít nước. Cho tôi hỏi làm thế nào để chữa mắc tiểu liên tục ở nam?
Tôi cứ bị đi tiểu lắc nhắc nhiều lần. Vậy cho tôi hỏi phải làm sao để hết ạ?
Chào bạn,
Với trường hợp đi tiểu lắt nhắt nhiều lần như thế bạn cần đi khám để làm rõ nguyên nhân. Nhưng phần lớn việc đi tiểu lắt nhắt là do các vấn đề về thận, đường tiểu. Bạn có thể sử dụng Bảo niệu Đức Thịnh sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh của mình nhanh chóng và khiến cho bạn thoải mái hơn nhé!