Ngày viết: 28/09/2023 - Cập nhật ngày 18/03/2024.
Tác giả: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập: Khánh Toàn
Mỗi khi nhắc tới tình trạng tiểu không tự chủ, mọi người thường liên tưởng đến hình ảnh những cụ ông, cụ bà cao tuổi khi đang vận động, đi lại bình thường nhưng lại tiểu tiện đột ngột, không có sự chuẩn bị. Có phải đó chỉ là dấu hiệu của tuổi già hay còn là một bệnh lý đặc biệt mà mọi người có thể gặp phải? Vậy tiểu không tự chủ là bệnh gì? Những triệu chứng này liệu có báo rằng cơ thể đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào hay không? Tại bài viết, Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường sẽ giải đáp về các triệu chứng và nguyên nhân của việc tiểu không tự chủ, cách phòng ngừa tình trạng này một cách hiệu quả và an toàn!
Mục lục
1. Tiểu không tự chủ là bệnh gì?
Tiểu không tự chủ (tiểu són) hay mất kiểm soát bàng quang là tình trạng bệnh lý khi người bệnh mắc phải sẽ xuất hiện bị rò rỉ nước tiểu một cách không kiểm soát mỗi khi vận động mạnh như chạy nhảy, ho, hắt hơi hay có tác động đến vùng cơ vòng. Nặng hơn là đột ngột có cảm giác mắc tiểu, xuất nước tiểu trước khi người bệnh có thể kiểm soát và định hướng di chuyển đến nhà vệ sinh.
Mặc dù theo phân tích điều tra về số lượng người mắc trình trạng tiểu không tự chủ, thì nhóm người cao tuổi chiếm đa số; còn lại là nhóm người trung niên (cả nam và nữ) sử dụng các sản phẩm, chất kích thích; còn ở độ tuổi dậy thì, nhóm người trẻ chỉ chiếm phần thiểu số rất nhỏ.
Khi người bệnh mắc phải tình trạng tiểu không tự chủ, sẽ cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng bệnh lý tiểu không tự chủ không phải là hệ quả của quá trình lão hóa, nên ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Cụ thể, hệ thống tiết niệu được cấu tạo gồm nhóm bộ phận như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo; chúng có nhiệm vụ lọc, chứa và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
2. Triệu chứng, phân loại các tình trạng bệnh tiểu không tự chủ
Không chỉ đơn thuần là tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu són hay rối loạn cảm giác đi vệ sinh, mà bệnh tiểu không tự chủ có thể chia thành 4 loại như sau:
- Tiểu không tự chủ do căng thẳng: Xảy ra khi bàng quang bị áp lực do hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng những vật nặng khiến cơ thể bài tiết nước tiểu từng chút một mà không kiểm soát hay dừng lại được;
- Tiểu không tự chủ do sự tác động: Do sự thôi thúc đột ngột khiến bạn không kịp đi tiểu. Bạn có thể phải đi tiểu suốt đêm và thường xuyên. Tiểu không tự chủ có thể được gây ra bởi một vấn đề nhỏ như nhiễm trùng hoặc do tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn thần kinh, tiểu đường;
- Tiểu không tự chủ do ứ đọng: Nước tiểu ứ đọng tạo lực lên bàng quang gây nên sự rò rỉ;
- Tiểu không tự chủ hỗn hợp: Xảy ra khi các loại tiểu tự chủ kết hợp với nhau.
Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh hoạt và cuộc sống của người mắc phải. Người bệnh cần được thăm khám sớm và kịp thời để xác định rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu không tự chủ, từ đó có thể sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân.
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu không tự chủ là gì?
Các tác động của chứng tiểu không tự chủ có thể bao gồm rò rỉ nước tiểu hay cảm giác buồn tiểu mạnh khiến bạn khó đi vệ sinh kịp thời, khiến cuộc sống của bạn đảo lộn. Theo Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ, bệnh tiểu không tự chủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
3.1. Những thay đổi về tuổi tác
Tác nhân cơ bản nhất gây ra bệnh tiểu không tự chủ liên quan đến tuổi tác, khi cơ thể già đi, các cơ quan bị lão hóa và thoái hóa, khiến chức năng của chúng dần kém đi:
- Làm suy yếu cơ bàng quang và cơ sàn chậu;
- Phì đại tuyến tiền liệt.
3.2. Những trường hợp do thói quen sinh hoạt và ăn uống
Cơ thể lười vận động, thói quen sinh hoạt không lành mạnh kết hợp việc ăn uống quá mức khiến cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đi tiểu tiện không tự chủ.
Sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc các sản phẩm lợi tiêu như cafe, bia, rượu hay tác dụng phụ của một số loại thuốc khác có thể góp phần kích thích quá trình đi tiểu, thúc đẩy chứng tiểu không tự chủ vì chúng khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu.
Thuốc lợi tiểu bao gồm:
- Lasix (Furosemide);
- HCTZ (Hydrochlorothiazide);
- Torasemide;
- Spironolactone.
Thực phẩm và đồ uống có tác dụng lợi tiểu bao gồm:
- Rượu;
- Cà phê;
- Đồ uống có ga.
Nếu bạn nghĩ rằng một trong những loại thuốc hay thực phẩm mà bạn đang sử dụng gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát, hãy cho bác sĩ biết. Họ có thể thảo luận về các lựa chọn của bạn đối với các loại thuốc thay thế hoặc cung cấp thêm hướng dẫn về cách giải quyết tình trạng tiểu không kiểm soát.
3.3. Những thay đổi về sinh lý đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hay giai đoạn mang thai và sinh con
Trường hợp của phụ nữ đặc biệt hơn, khi trong cuộc đời của một người phụ nữ có 2 giai đoạn là thời kỳ mang thai – sinh con và thời kỳ mãn kinh, khiến cơ địa sinh lý của họ thay đổi rất nhiều.
Có đến 40% người bị tiểu không kiểm soát khi mang thai do trọng lượng của thai nhi gây áp lực lên bàng quang và cơ sàn chậu.
Việc sinh nở cũng có thể làm hỏng cơ sàn chậu của bạn và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát liên tục sau khi chuyển dạ. Nếu bạn vẫn bị tiểu không kiểm soát sau sáu tuần sau khi sinh con, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Nữ giới có thể thực hiện các bài tập cơ sàn chậu và Kegel cả trước và sau khi sinh con có thể giúp giảm chứng tiểu không tự chủ, vì những bài tập này giúp tăng cường các cơ kiểm soát bàng quang.
Trong thời kỳ mãn kinh, mức độ Estrogen của phụ nữ bắt đầu giảm xuống. Thay đổi nồng độ Hormone có thể gây ra những thay đổi về chức năng và sức mạnh của cơ sàn chậu và bàng quang, có thể dẫn đến bệnh đi tiểu không tự chủ. Cũng giống như trong thời kỳ mang thai và sinh nở, các bài tập sàn chậu có thể giúp cải thiện chứng tiểu không kiểm soát ở thời kỳ mãn kinh.
3.4. Các tác nhân do bệnh lý khác
Với các trường hợp do các bệnh lý khác gây ra, làm cơ thể suy giảm miễn dịch và các chức năng trong cơ thể bị yếu dần.
Tiểu đường được hiểu là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng gia tăng nồng độ đường trong máu quá mức, từ đó gây rối loạn chuyển hóa đạm, đường, mỡ, chất khoáng và gây biến chứng lên nhiều cơ quan đích trong cơ thể.
Ở bệnh nhân tiểu đường, thần kinh bàng quang sẽ dễ bị tổn thương hơn dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, mạnh và có thể dẫn đến bệnh tiểu không tự chủ. Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:
- Đau hoặc áp lực ở vùng xương chậu;
- Đau và rát khi đi tiểu;
- Nước tiểu có máu hoặc đục;
- Sốt.
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng tiểu và kê đơn thuốc kháng sinh. Những điều này thường sẽ bắt đầu hết các triệu chứng của bạn trong vòng một hoặc hai ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến một tuần. Khi tình trạng nhiễm trùng khỏi hẳn, chứng tiểu không tự chủ cũng sẽ được cải thiện.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
4. Cách điều trị bệnh tiểu không tự chủ hiệu quả và an toàn hiện nay
Đối với việc điều trị triệu chứng tiểu không tự chủ, trước tiên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng những phương pháp không can thiệp đặc biệt, không phẫu thuật và sử dụng các loại thuốc đặc trị. Bao gồm thay đổi lối sống, luyện tập cơ bàng quang, vật lý trị liệu và sử dụng một số thiết bị hỗ trợ bàng quang. Khi điều trị són tiểu cấp kỳ, bệnh nhân có thể phải dùng đến thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ:
4.1. Thay đổi lối sống
Việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm tình trạng bệnh tiểu không tự chủ:
- Giảm cân: Ở phụ nữ thừa cân, nếu giảm đi một lượng cân nặng ngay cả rất nhỏ (dưới 10% tổng trọng lượng cơ thể) cũng có khả năng làm giảm rò rỉ nước tiểu;
- Hạn chế nạp thêm nước: Nếu bị són tiểu vào sáng sớm hoặc ban đêm, người bệnh nên hạn chế uống nước vài giờ trước khi đi ngủ. Không nên nạp vào cơ thể quá 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế rượu, caffeine và các chất kích thích khác;
- Tập luyện cơ bàng quang: Mục tiêu của việc tập luyện cơ bàng quang là giúp kiểm soát việc đi tiểu và tăng khoảng thời gian giữa hai lần đi tiểu liên tiếp lên mức thời gian bình thường (mỗi 3 – 4 giờ trong ngày và mỗi 4 – 8 giờ vào ban đêm).
4.2. Thuốc điều trị bệnh tiểu không tự chủ
Nhiều loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng són tiểu cấp kỳ và hạn chế tình trạng bàng quang hoạt động quá mức:
- Thuốc kiểm soát sự co thắt cơ hoặc co thắt bàng quang: Cơ chế kiểm soát của các thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ, làm giảm triệu chứng khẩn cấp và giảm tần suất xảy ra;
- Mirabegron: Là một loại thuốc giúp giãn cơ bàng quang và cho phép cơ quan này lưu trữ lượng nước tiểu nhiều hơn;
- Tiêm một loại hoạt chất có tên là onabotulinumtoxinA vào cơ bàng quang: Giúp ngăn chặn các cơn co thắt cơ bàng quang dẫn đến rò rỉ nước tiểu không mong muốn. Tác dụng của thuốc kéo dài trong khoảng 3 – 9 tháng.
4.3. Lựa chọn thuốc điều chế từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả hơn tân dược
- Để điều trị tình trạng này một cách hiệu quả và an toàn luôn là lựa chọn những sản phẩm thuốc trị tiểu không tự chủ, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ,…được điều chế từ thiên nhiên chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiểu, có uy tín trên thị trường và có thể điều trị tận gốc căn bệnh dựa trên lý luận y học phương Đông;
- Về vấn đề này, bạn có thể tham khảo sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị về các bệnh lý đường tiểu ở cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
Nếu các phương pháp trên không thể mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ phải cân nhắc đến biện pháp phẫu thuật cho người bệnh:
4.4. Phẫu thuật chữa trị bệnh tiểu không tự chủ
- Tiểu không tự chủ không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay tuy đã có rất nhiều phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát nhưng khả năng khỏi bệnh hoàn toàn chưa cao;
- Đối với những trường hợp bệnh nhân có tình trạng đi tiểu không tự chủ nghiêm trọng sẽ phải sử dụng biện pháp phẫu thuật để xử lý. Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật đối với các triệu chứng són tiểu, tiểu không tự chủ hiệu quả. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải cân nhắc mọi yếu tố từ lợi ích cho đến nguy cơ trước khi lựa chọn một loại phẫu thuật phù hợp với người bệnh;
- Thông thường, khi bệnh nhân được chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật vẫn phải kết hợp cùng với các phương pháp khác như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị,…để có thể đạt được hiệu quả điều trị tình trạng tiểu không tự chủ cao nhất.
5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh Tiểu không tự chủ hiệu quả đến từ thiên nhiên
Bảo Niệu Đức Thịnh là sản phẩm được điều chế từ bài thuốc gia truyền của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường. Sản phẩm được điều chế 100% từ thảo dược thiên nhiên bao gồm: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bạch Linh, Đương quy, Thỏ Ty tử,…có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, ổn định và củng cố chế ước bàng quang, điều hòa âm dương trong cơ thể, từ đó giúp xử lý từ gốc các triệu chứng gây ra bệnh đường tiểu:
- Đương quy: Vị thuốc được ví như “Thần dược”. Giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu. Hỗ trợ điều trị liệt dương, thận hư, đau nhức lưng,…;
- Đảng sâm: Tăng cường sức đề kháng, giảm đau lưng, mỏi gối, điều trị thận suy, giảm tình trạng tiểu lắt nhắt,…;
- Thỏ ty tử: Bổ thận, bổ dương. Rất tốt trong việc điều trị thận hư, thận yếu, người bị đi tiểu nhiều, tiểu rắt,…;
- Ích trí nhân: Bổ thận tỳ, chống viêm, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và giảm tiểu són. Vị thuốc này giúp khỏe thận, phục hồi cơ bàng quang, hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát,…;
- Bạch linh: Bổ tỳ vị, cải thiện chức năng gan thận, chống suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm viêm nhiễm, phù nề,…
Sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thuốc với nhau đã giúp điều khí, bổ khí và tăng cường khả năng chế ước của bàng quang. Từ đó, hỗ trợ cho người bệnh hạn chế và không còn tình trạng đi tiểu “mất kiểm soát” một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Tại bài viết, Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ đã giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về tình trạng Đi tiểu không tự chủ là bệnh gì? Triệu chứng cũng như các nguyên nhân dẫn đến đi tiểu không tự chủ, cách điều trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn. Nếu như bạn còn những thắc mắc liên quan đến tình trạng tiểu không tự chủ, sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh, cách đặt mua sản phẩm chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn dưới đây hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089, các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh sẽ tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!