Ngày viết: 28/04/2021 - Cập nhật ngày 07/11/2022.
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu là hình thức điều trị phổ biến được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên liệu phương pháp này có thật sự chấm dứt được tình trạng bệnh và tốt cho sức khỏe người dùng? Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Viêm đường tiết niệu là gì? Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn phổ biến, gặp nhiều ở cả nam và nữ giới. Trước khi phân tích kỹ hơn về các thuốc kháng sinh trị viêm tiết niệu, chúng ta sẽ cùng khái quát một số nét tổng quan về bệnh này và mức độ nguy hiểm gây ra cho sức khỏe người bệnh.
Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu bản chất là các viêm nhiễm gây ra chủ yếu do vi khuẩn tại cơ quan tiết niệu. Bệnh khởi phát với các dấu hiệu điển hình như khó tiểu, tiểu buốt rắt, đau tức bàng quang, nước tiểu đục,… Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời dễ gây ra tình trạng tái phát chuyển sang mãn tính.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Khi vi khuẩn từ môi trường có điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập qua đường tiểu và gây viêm. Nghiêm trọng hơn, chủng khuẩn này có thể lội ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận, cầu thận,… gây ra suy thận cấp, mãn tính.
Không chỉ thế, phụ nữ bị viêm tiết niệu lâu ngày có nguy cơ cao bị thắc buồng trứng. Nam giới thì ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng sinh sản, thậm chí vô sinh.

Ngoài ra:
- Phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng viêm tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như sinh non, dị tật thai nhi, sảy thai,…
- Viêm tiết niệu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm thận, bể thận cấp tính, mãn tính,…
- Ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục, đau khi quan hệ, giảm ham muốn,…
- Không điều trị sớm viêm tiết niệu sẽ dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong nếu bệnh diễn biến nặng.
Các thuốc kháng sinh trị bệnh viêm đường tiết niệu phổ biến
Như đã chia sẻ, thuốc kháng sinh cho viêm đường tiết niệu được sử dụng khá nhiều hiện nay. Dưới đây là một số nguyên tắc và các thuốc phổ biến khi điều trị bệnh này, bạn có thể xem thêm:
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm tiết niệu là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên khó chữa dứt điểm nếu không biết cách. Trước khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Xác định chính xác nguyên nhân gây viêm nhiễm là việc đầu tiên bạn cần làm. Bởi mỗi chủng khuẩn gây viêm tiết niệu sẽ nhạy cảm và đáp ứng với một số loại kháng sinh nhất định. Chính vì vậy, sử dụng kháng sinh khi chưa biết rõ tác nhân gây viêm tiết niệu là gì có thể làm bệnh diễn biến nặng hơn, thậm chí kháng thuốc, có hại cho sức khỏe.
- Có nhiều loại kháng sinh trị viêm đường tiết niệu. Do vậy, khi lựa chọn kháng sinh, bạn cần căn cứ vào một số yếu tố sau: Sự kháng thuốc, phổ tác dụng, tình trạng viêm, điều kiện kinh tế người bệnh,…
- Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của Bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm liều hay bỏ dở giữa chừng.
- Không sử dụng kháng sinh quá dài ngày trong điều trị viêm tiết niệu ( < 15 ngày). Một số trường hợp viêm mãn có cần có khoảng cách phù hợp giữa các lần điều trị.
- Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, nồng độ kháng sinh trong nước tiểu phải đủ lớn. Do vậy, hãy kiểm tra nước tiểu sau 24 – 48 giờ dùng thuốc. Nếu nước tiểu dương tính vi khuẩn, cần đồi ngay kháng sinh điều trị.
- Nên bắt đầu điều trị bằng kháng sinh có phổ rộng để giảm thiểu tối đa nguy cơ kháng thuốc.
- Với trường hợp bệnh nhân viêm tiết niệu sốt cao, người có biểu hiện run, bạch cầu tăng mạnh, nên sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Các thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến
Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu vô cùng đa dạng và được áp dụng nhiều hiện nay. Dưới đây là một số nhóm thuốc chủ yếu:
Kháng sinh điều chữa viêm đường tiết niệu – nhóm Penicillin
Penicillin là nhóm kháng sinh thông dụng trong điều trị viêm đường tiết niệu, thuộc beta lactam. Nhóm này có tác dụng lên cả chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).
- Amoxicillin là kháng sinh đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập trong điều trị bệnh viêm tiết niệu ở nhóm thuốc này. Thuốc sử dụng nhiều giúp giảm nhanh các chứng nhiễm trùng do vi khuẩn.
Cách dùng: Uống 2 – 6 gam mỗi ngày. Điều trị liên tục từ 1 – 2 tuần, tùy tình trạng bệnh.
Tác dụng phụ: Vàng da, rối loạn tiêu hóa, chảy máu vùng kín,…
- Penicillin G được coi là kháng sinh đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn.
Liều dùng được uống như sau: Mỗi ngày từ 4 – 5 triệu đơn vị UI. Dùng ít nhất 1 tuần.
Tác dụng phụ: Đau mỏi cơ bắp, rối loạn nhịp tim, người uể oải, đổi màu nước tiểu,…
- Cloxacillin có tác dụng diệt khuẩn khá tốt trong điều trị viêm tiết niệu.
Ngày uống 1 – 3 gam. Sử dụng trong 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng và hạn chế nguy cơ kháng thuốc.
Tác dụng phụ: Dị ứng, chảy máu, đau tức bụng, co thắt bụng dưới,…

Penicillin là kháng sinh có độc tính tương đối thấp. Vì vậy, chúng được coi là kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em khá an toàn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ khuẩn đề kháng thuốc.
Kháng sinh điều trị viêm tiết niệu Cephalosporin
Viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì? Cephalosporin là kháng sinh thuộc nhóm beta lactam, cũng đươc dùng nhiều trong điều trị viêm tiết niệu. Thuốc này có hiệu lực tốt với vi khuẩn, tuy nhiên lạm dụng có thể dẫn tới tình trạng đang kháng thuốc vô cùng nguy hiểm.
- Caphaloridine: Thuốc này thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng hiệu quả trên tụ cầu kháng penicillin
Với người viêm tiết niệu sẽ uống 2 gam mỗi ngày, dùng trong 7 – 10 ngày.
Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp đột ngột, đau nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt,… Thuốc này gây hại cho thận, do vậy người có bệnh lý về thận không nên dùng.
- Cephalexin: Thuốc này chỉ dùng để chữa viêm tiết niệu cho người lớn.
Cách dùng: Ngày 2 gam. Điều trị trong 1 – 2 tuần.
Tác dụng không mong muốn: Chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…
- Cephapirin: Thuốc có tác dụng đặc hiệu trên chủng vi khuẩn Gram +. Cephapirin chỉ dùng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Liều dùng: Ngày tiêm 2 gam, điều trị trong 7 – 10 ngày.
Chống chỉ định với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 30 tháng tuổi.

Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu Aminoglycosid
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì? Aminoglycosid là kháng sinh dự phòng, dùng để thay thế khi xảy ra kháng thuốc với hai nhóm kể trên. Thuốc này được dùng chủ yếu để điều trị nhiễm khuẩn nặng ở một số vị trí nhất định trên cơ thể.
- Amikacin: Thường dùng để tiêm ở bắp người bệnh. Liều lượng trung bình 15mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị từ 7 – 10 ngày.
Tác dụng không mong muốn: Tiểu khó, tiểu buốt rắt, đau quặn bụng,…
- Tobramycin: Chỉ dùng đường tiêm tĩnh mạch, với liều 3 – 5mg/kg thể trọng. Nhiều trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng, có thể phối hợp thêm với một kháng sinh khác nhóm Cephalosporin hoặc Penicillin.
Tác dụng phụ: ảnh hưởng đến chức năng thính giác, không tốt cho bệnh nhân tiểu buốt rắt.
Một số nhóm kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu khác
Kháng sinh nhóm Quinolon:
Cả bốn thế hệ thuộc nhóm kháng sinh Quinolon đều có tác dụng vô cùng tốt trong điều trị các chủng khuẩn Gram + và Gram -. Các nghiên cứu đã chứng minh được, kháng sinh này giúp ức chế các vi khuẩn tổng hợp Protein hiệu quả.
Tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc viêm đường tiết niệu: Co giật, sốc phản vệ,…
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi.

Kháng sinh nhóm Lincosamid:
Hai kháng chính thuộc nhóm này là Lincomycin và Clindamycin. Thuốc có thể dùng ở cả đường tiêm và uống.
Liều khuyến cáo cách chữa viêm đường tiết niệu nam: 600 – 1200mg/ ngày, chia 2 – 3 lần. Mỗi lần cách nhau tối thiểu 6 tiếng.
Thuốc gây hại cho thai nhi, vì vậy chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Mối nguy hiểm khi sử dụng thuốc kháng sinh cho viêm đường tiết niệu sai cách
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu là phương pháp phổ biến và không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại cho quá trình diệt khuẩn, kháng viêm. Tuy nhiên, kháng sinh thực chất là “con dao hai lưỡi” gây hại vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính bạn nếu lạm dụng.
Uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh và Kháng kháng sinh là thực trạng báo động mà tôi muốn đề cập trong bài viết này.
Kháng kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là do các loại vi rút, vi khuẩn tấn công nên không thể tự khỏi mà cần sự tác động của kháng sinh.
Bản chất kháng kháng sinh là tình trạng các vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng có khả năng chống lại loại thuốc đặc trị với chúng. Lúc này, tác nhân sẽ trở nên mạnh mẽ, tấn công dồn dập vào cơ thể và hạn chế tối đa hiệu quả của các hoạt chất kháng sinh.
Cũng chính bởi kháng kháng sinh nên ngày càng có nhiều bệnh nhiễm trùng tiết niệu thông thường trở nên khó điều trị. Ngoài ra, thực trạng này còn gây tốn kém và đe dọa nền y học toàn cầu.

Hệ lụy kháng kháng sinh trong điều trị viêm tiết niệu
Kháng kháng sinh đang thực sự trở thành mối đe dọa hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng. Điều này ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bền vững của cả quốc gia, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm tiết niệu
Kháng sinh có bản chất là các hoạt chất hóa học, do vậy chúng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau:
- Mệt mỏi, nóng trong người: Hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay đều được chuyển hóa nhiều qua gan. Do vậy, khi dùng dài ngày có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan, thận, dị ứng, mệt mỏi,…
- Rối loạn tiêu hóa: Một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm tiết niệu là ảnh hưởng tiêu hóa. Kháng sinh có thể giết chết lợi khuẩn, làm mất cân bằng vi sinh. Từ đó gây hại cho đường ruột, dạ dày,…
- Nấm âm đạo: Khi điều trị viêm tiết bằng kháng sinh lâu ngày sẽ phá vỡ hệ vi sinh âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.

Hệ lụy kháng kháng sinh – Nỗi lo toàn cầu trong điều trị viêm tiết niệu
Thuốc kháng sinh có công dụng nhanh, giảm triệu chứng bệnh hữu hiệu. Tuy nhiên nếu dùng sai cách hoặc quá tùy tiện sẽ tạo cơ hội cho khuẩn phát triển gây kháng thuốc mạnh mẽ. Không chỉ vậy, khi tác nhân có hại đã “ thích nghi” dần với kháng sinh, chúng sẽ vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Lúc này, kháng sinh không còn có công dụng gì trong điều trị viêm tiết niệu. Ngược lại còn làm ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Thực trạng kháng thuốc đang trở thành mỗi nguy hại toàn cầu. Đây là hồi chuông báo động, là lo ngại của toàn ngành y tế trong việc điều trị viêm tiết niệu hiện nay.

XEM THÊM:
Top 5 loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu tốt nhất trên thị trường
Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu an toàn – Bảo Niệu Đức Thịnh
Bảo Niệu Đức Thịnh – Bảo bối vàng cho bệnh lý đường niệu đang thực sự trở thành cứu tinh cho người bệnh. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ các vị thảo dược thiên nhiên lành tính như Ích trí nhân, Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Đảng sâm,… đem đến an toàn 100% khi sử dụng.
Cơ chế tác dụng của Bảo Niệu Đức Thịnh vô cùng độc đáo. Sản phẩm có tác dụng tốt, giúp giảm nhanh chứng khó tiểu, tiểu dầm tiểu đêm. Ngoài ra, còn hỗ trợ cải thiện tiểu buốt rắt tích cực. Nhờ vậy, bảo bối này được nhiều người bệnh viêm đường tiết niệu tin tưởng lựa chọn hàng đầu hiện nay. Có thể sử dụng như một loại thuốc viêm đường tiết niệu cho phụ nữ cho con bú.
Không những thế, Bảo Niệu Đức Thịnh đã chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng. Bằng chứng là sản phẩm vinh dự nhận giải thưởng lớn “Top 100 Thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019”. Ngoài ra, Bảo Niệu đã được Bộ Y tế chứng nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Tóm lại, ở bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu và hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở Việt Nam cũng như các hệ lụy có thể gặp phải. Mọi thắc mắc về các bệnh lý về viêm đường tiết niệu bạn vui lòng liên hệ Hotline 0839.898.080 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn cụ thể.