Ngày viết: 20/01/2021 - Cập nhật ngày 09/05/2022.
Nhịn tiểu là thói quen thường xuyên của nhiều người, đặc biệt đối với người làm việc văn phòng. Nếu chỉ thỉnh thoảng mới nhịn tiểu thì có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu thì có thể gây ra nhưng tác hại cho sức khỏe. Vậy tác hại của nhịn tiểu thường xuyên như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mục lục
Hệ tiết niệu – Cơ quan chịu trách nhiệm đào thải nước tiểu
Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Hệ tiết niệu là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải các chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu ra bên ngoài.
Cơ chế hoạt động: Nước tiểu từ thận đi xuống niệu quản, niệu quản dẫn nước tiểu xuống bàng quang, bàng quang giúp chứa và giữ nước tiểu. Khi bàng quang đầy, chúng ta có cảm giác buồn tiểu và có nhu cầu đào thải nước tiểu ra ngoài. Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa 420ml chất lỏng, nếu chứa quá nhiều trên 420ml thì bạn sẽ có cảm giác rất khó chịu, 600ml thì đau tức không chịu được, hơn thế thì bạn có thể không nhịn được tiểu.
Có thể nhịn tiểu bao lâu?
Một số người có thể nhịn tiểu khá lâu, một số khác thì chỉ nhịn được vài phút. Thời gian nhịn tiểu phụ thuộc vào lượng nước đã uống, sự mất nước và chức năng của bàng quang. Khi bạn nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên, bạn sẽ không biết đâu là thời điểm thích hợp để đi tiểu. Một số trường hợp nhịn tiểu lâu đau bụng dưới. Khi buồn tiểu có nên nhịn tiểu lâu không vì sao? Câu trả lời là không nhé! Nhịn tiểu có hại như thế nào?
Càng nhịn tiểu lâu thì nước tiểu ứ đọng trong bàng quang sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vậy nhịn tiểu tối đa bao lâu?
Những tác hại của nhịn tiểu thường xuyên
Tại sao không nên nhịn đi tiểu lâu? Nhịn tiểu lâu có tác hại như thế nào? Bỏ ngay thói quen nhịn tiểu lâu để không phải chịu những tác hại của nhịn đi vệ sinh khó lường dưới đây.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tác hại khi nhịn tiểu thường xuyên thường gặp nhất. Nước tiểu ở lâu trong bàng quang không được đào thải sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở. Đi tiểu tiện là cách giúp bạn loại bỏ vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang có thể lan đến thận.
Đối với nữ giới, các vi khuẩn này có thể tấn công âm đạo, tử cụng dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm. Các triệu chứng phổ biến: nóng rát khi đi tiểu, nhanh buồn tiểu, tiểu rắt, nước tiểu đục hoặc có máu…

Viêm bàng quang kẽ
Nhịn tiểu lâu có hại như thế nào? Những người bị viêm bàng quang kẽ thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm nhưng nước tiểu thải ra ít, có khi chỉ vài giọt. Triệu chứng phổ biến là tiểu rắt, khung xương chậu đau đớn, buồn tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần…
Vỡ bàng quang
Tác hại của việc nhịn tiểu thường xuyên làm tăng áp lực lên bàng quang, nhiều ngày có thể gây vỡ bàng quang. Vỡ bàng quang nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời dễ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu…thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Suy thận và sỏi thận
Nhịn đi tiểu lâu có tác hại như thế nào với hệ bài tiết? Do các độc tố không được thải ra ngoài bằng đường tiểu nên thận bị tác động xấu, có dấu hiệu bị suy. Không những thế, các cặn canxi không được đào thải hết ra ngoài sẽ lưu lại và tạo thành sỏi thận. Sỏi thận được hình thành do sự kết tinh của các tinh thể trong nước tiểu. Tác hại của nhịn đi tiểu lâu sẽ làm sự kết tinh được diễn ra nhanh hơn, sỏi sẽ to hơn nên gây ra tình trạng sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quả, sỏi niệu đạo. Người bệnh sẽ cảm thấy đau quặn, tiểu nhiều lần, tiểu rắt thậm chí có thể tiểu ra máu. Nếu bạn nhịn tiểu quá lâu bị đau bụng thì có lẽ sỏi thận đã hình thành.
Tiểu són, tiểu rắt
Thói quen thường xuyên nhịn tiểu thường xuyên làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu rắt. Đối với những người có bênh lý nền mạn tính như bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn làm huyết áp tăng, tim đập nhanh, gây ra nhồi máu cơ tim…
Gây vô sinh ở nữ giới
Nhịn đi tiểu có tác hại gì với hệ sinh sản? Chất lỏng tích trữ quá nhiều và thường xuyên trong bàng quang làm bàng quang phình to và chèn ép, gây nguy hại cho tử cung, khiến tử cung khó về vị trí cũ và gây khó khăn cho việc mang thai.
Giảm ham muốn tình dục
Với nam giới, thói quen xấu này sẽ ức chế thần kinh, gây rối loan cương dương, rối loạn chức năng cương cứng gây xuất tin sớm, giảm hưng phấn khi làm chuyện ấy. Với nữ giới, nhịn tiểu thường xuyên gây ức chế lên xương chậu, cổ tử cung và vùng kín, khiến mỗi lần làm chuyện ấy cảm thấy đau đớn, giảm ham muốn.

Một ngày nên đi tiểu bao nhiêu lần?
Không có chính xác số lần một người khỏe mạnh bình thường nên đi tiểu nhưng hầu hết mọi người đi tiểu 6-8 lần/ngày. Tùy từng đối tượng, lượng chất lỏng mỗi người nạp vào và mức độ nhạy cảm của bàng quang mà số này có thể thay đổi. Để không phải chịu những tác hại nghiêm trọng của việc nhịn tiểu thường xuyên, bạn nên đi tiểu đúng lúc mỗi khi có nhu cầu.
Trong trường hợp bất khả kháng, cách nhịn tiểu hiệu quả nhất là tự đánh lạc hướng và tập trung tâm trí vào thứ khác. Tiếp đó điều chỉnh cơ thể để giảm cảm giác khó chịu khi buồn tiểu. Về lâu dài, bạn có thể rèn luyện cho bàng quang giữ nước tiểu tốt hơn trong thời gian lâu hơn. Tuy nhiên tại sao không được nhịn tiểu lâu nhiều lần? vì dù đã rèn luyện được bàng quang, bạn vẫn không nên cố nín tiểu nếu bạn thực sự rất cần đi tiểu – điều này có thể gây hại cho bàng quang và thận
Bảo Niệu Đức Thịnh – Sản phẩm hỗ trợ bổ thận hiệu quả
Bảo Niệu Đức Thịnh được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, gồm các vị thuốc: ích trí nhân, thỏ ty tử, đương quy, đảng sâm, bạch linh,….
- Đương quy: vị thuốc được ví như “thần dược”. Giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu. Hỗ trợ điều trị liệt dương, thận hư, đau nhức lưng.
- Đảng sâm: tăng cường sức đề kháng, giảm đau lưng, mỏi gối, điều trị thận suy, giảm tình trạng tiểu lắt nhắt.
- Thỏ ty tử: bổ thận, bổ dương. Rất tốt trong việc điều trị thận hư, thận yếu, người bị đi tiểu nhiều, tiểu rắt.
- Ích trí nhân: bổ thận tỳ, chống viêm, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và giảm tiểu són. Vị thuốc này giúp khỏe thận, phục hồi cơ bàng quang, hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát.
- Bạch linh: bổ tỳ vị, cải thiện chức năng gan thận, chống suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm viêm nhiễm, phù nề.

Ngoài Bảo Niệu Đức Thịnh thì Nhà thuốc Đức Thịnh Đường từ Công ty cổ phần Y Dược 3T – Thành viên của Tập đoàn 3T Đức Thịnh Group còn có nhiều sản phẩm hỗ trợ bạn để có sức khỏe toàn diện, không chỉ về các bệnh đường tiểu như:
Trên đây là những tác hại khi nhịn tiểu thường xuyên đặc biệt đối với dân văn phòng, đừng vì quá bận rộn, đừng vì đang trong cuộc họp mà ngại đi tiểu… Các bạn nên bỏ ngay thói quen xấu này để không phải hứng chịu những nguy hiểm trên. Hãy đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu.