Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

Rối loạn đường tiết niệu là bị làm sao? Làm thế nào để chữa?

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 09/06/2021 - Cập nhật ngày 14/09/2023.

Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu

Biên tập: Khánh Toàn

Rối loạn đường tiết niệu gặp chủ yếu ở đối tượng người cao tuổi. Bởi lúc này các cơ quan bị suy giảm đáng kể chức năng hoạt động. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa dần, khiến người bệnh gặp khá nhiều phiền toái và rắc rối trong cuộc sống, sinh hoạt. Nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ thông tin này cho bạn đọc. 

Bệnh rối loạn đường tiết niệu là gì?

Rối loạn đường tiết niệu gây nhiều phiền toái, bức bối cho người bệnh
Rối loạn đường tiết niệu gây nhiều phiền toái, bức bối cho người bệnh

Bạn biết không, tiết niệu là một hệ thống gồm bốn cơ quan chính. Bao gồm: Thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang. Chức năng của chúng là sản xuất, bài tiết, dẫn truyền nước tiểu, chất thải, sản phẩm chuyển hóa và độc tố ra hết bên ngoài cơ thể.

Thận: 

Theo cấu tạo giải phẫu, thận nằm ngay phía sau khoang phúc mạc, ở hai bên cột sống. Trọng lượng trung bình từ khoảng 130 – 135 gram. Mỗi ngày hai thận có thể chuyển hóa 1700ml máu thành 1 lít dung dịch đậm đặc mà chúng ta vẫn thường gọi là nước tiểu.

Bên cạnh đó, thận còn đảm nhận nhiệm vụ như loại bỏ chất độc ra ngoài, cân bằng môi trường và điều hòa các hormone quan trọng.

Niệu quản:

Niệu quản bản chất là ống dẫn nước tiểu đi từ bể thận xuống đáy bàng quang. Theo nghiên cứu, chiều dài trung bình của ống này từ khoảng 25 – 30 cm. Ngoài ra, niệu quản gồm ba lớp đặc trưng gồm: thanh mạc, niêm mạc và lớp cơ.

Niệu đạo: 

Khác với niệu quản, niệu đạo có chức năng dẫn dòng chảy của nước tiểu đi từ bàng quang ra ngoài miệng sáo. Ở nam giới, cơ quan này cũng chính là đường đưa tinh trùng khi bạn phóng tinh. 

Bàng quang: 

Bàng quang được nhiều người nói vui là “ túi chứa” của cơ thể. Cơ quan này nằm sau khớp mu, khi tích đủ lượng nước, chúng sẽ bắt đầu co bóp để tống nước tiểu ra hết bên ngoài. 

Vậy thế nào là rối loạn đường tiểu? Các chuyên gia cho rằng, khi một trong các bộ phận kể trên bị tổn thương hoặc một giai đoạn nào đó của quá trình di chuyển nước tiểu bị gián đoạn sẽ gây ra hội chứng rối loạn nước tiểu.

Lúc này, các cơ thắt bàng quang sẽ bị suy giảm chức năng vận động. Đồng thời người bệnh có nguy cơ cao bị mất kiểm soát một phần hoặc hoàn toàn khả năng đóng mở nhằm thải trừ nước tiểu ra bên ngoài. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây bệnh, mời bạn đọc tiếp phần sau đây.

Bệnh rối loạn đường tiết niệu là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh rối loạn đường tiết niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây rối loạn đường tiểu thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn chức năng đường tiểu. Có thể kể đến như:

Rối loạn chức năng đường tiểu dưới do phì đại tuyến tiền liệt

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt gặp chủ yếu ở đối tượng nam trên 50 tuổi. Khi tuyến này phình to ra sẽ gây chèn ép làm hẹp đường niệu. Do đó, dòng chảy nước tiểu sẽ bị cản trở khi bài tiết ra bên ngoài môi trường. 

Người bệnh mắc phì đại tuyến tiền liệt sẽ phải đối mặt với nhiều dấu hiệu rối loạn tiết niệu như khó tiểu, tiểu không hết bãi, tia nước tiểu yếu. Ngoài ra, vì bàng quang bị kích thích nhiều dẫn đến cảm giác mót tiểu, buồn tiểu liên tục cả ngày và đêm.

Rối loạn tiểu tiện do viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở mọi đối tượng, cả nam lẫn nữ giới. Bệnh gây ra chủ yếu do vi khuẩn đường ruột E.coli. Ngoài ra một số chủng lậu cầu, liên cầu cũng có thể trở thành tác nhân gây ra bệnh này. Khi đường tiểu bị viêm, người bệnh sẽ có biểu hiện tiểu gắt kèm theo đau bụng dưới.

Sỏi đường tiết niệu dẫn tới rối loạn chức năng đường tiểu dưới

Sỏi là những tinh thể dạng rắn, hình thành chủ yếu do sự lắng cặn, tích tụ muối khoáng, natri, oxalat,… Sau một thời gian phát triển, chúng sẽ lớn dần và gây cản trở nước tiểu, thậm chí tổn thương nặng nề niêm mạc đường niệu. 

Sỏi không chữa trị sớm gây ra vô vàn phiền toái và hệ lụy cho sức khỏe người bệnh. Trước hết là nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện như khó tiểu, tiểu són, tiểu buốt rắt,…

Sỏi đường tiết niệu dẫn tới rối loạn chức năng đường tiểu dưới
Sỏi đường tiết niệu dẫn tới rối loạn chức năng đường tiểu dưới

Suy thận mạn – Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chức năng đường tiểu

Một trong những biến chứng bệnh lý nghiêm trọng dẫn tới chức năng tiểu tiện bị rối loạn đáng kể là bệnh suy thận mạn. Bệnh do sự suy giảm chức năng thận, dẫn tới cô đặc nước tiểu. Từ đó, gây ra các triệu chứng như phù chi, tiểu tiện nhiều, người mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể,…

Bị rối loạn tiểu đường thai kỳ do đái tháo đường 

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường. Bệnh bản chất là tình trạng gia tăng đáng kể lượng đường trong máu, nhất là ở phụ nữ mang thai. Lúc này người bệnh sẽ ăn nhiều, uống nhiều, đi đái nhiều kèm theo sụt cân, rối loạn tiểu tiện.

Một số yếu tố nguy cơ gây ra chứng tiểu tiện bất thường

Do yếu tố tâm lý:

Khi bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress hoặc lo lắng thời gian dài sẽ khiến cho bàng quang vô tình phải chịu áp lực lớn gây ra rối loạn tiểu tiện.

Do mang thai:

Thai càng lớn, càng chèn ép lên vùng bụng dưới bàng quang. Ngoài ra giai đoạn này, nội tiết tố trong cơ thể cũng bị rối loạn nhiều phần gây ra tiểu không tự chủ.

Do tác dụng của thuốc lợi tiểu:

Nhiều thuốc có tác dụng lợi tiểu như thuốc chữa suy tim, suy thận, huyết áp, xơ gan,….

Do chế độ ăn uống không đảm bảo:

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bài tiết và thải trừ chất cặn bã ra ngoài. Chính vì vậy những thói quen như sử dụng chất kích thích, uống nước nhiều về đêm có thể gây ra tiểu tiện mất tự chủ.

Tiểu tiện bất thường do mang thai
Tiểu tiện bất thường do mang thai

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!

Các triệu chứng rối loạn đường tiểu thường gặp

Theo nghiên cứu, bình thường một bàng quang có thể chứa tới 400 – 600ml nước tiểu. Phụ thuộc vào lượng nước dung nạp mỗi ngày, tuy nhiên, người trưởng thành sẽ đi tiểu khoảng 1 – 2 lít ra môi trường. Nhưng do nhiều tác nhân, khiến cho quá trình này bị rối loạn. Lúc này, người bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình sau:

Hội chứng rối loạn nước tiểu giai đoạn làm đầy bàng quang

Nước tiểu được sản xuất tại thận. Sau đó đi theo đường niệu và tích trữ tại bàng quang. Khi quá trình nước này di chuyển từ thận xuống bàng quang gặp phải gián đoạn do tổn thương hoặc nhiễm trùng, người bệnh sẽ có triệu chứng:

Tiểu nhiều lần – rối loạn tiết niệu thường gặp

Bình thường, chúng ta sẽ đi tiểu khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày nếu dung nạp đủ nước. Vậy nhưng, nếu như cơ thể chỉ hấp thu từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, mà cơ thể thải ra quá mức cho phép thì được gọi là tiểu nhiều lần. 

Nguyên nhân gây tiểu nhiều lần được các chuyên gia đưa ra là do sự suy giảm hormone chống bài niệu ADH, tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một số bệnh lý gây ra hiện tượng này là bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang kẽ hoặc giảm dung tích bàng quang,…

Rối loạn đường tiểu – Tiểu đêm

Tiểu đêm được hiểu là tình trạng người bệnh tỉnh giấc nhiều hơn 1 – 2 lần về đêm. Triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh này gặp chủ yếu ở đối tượng nam giới trên 50.

Nguyên nhân gây tiểu đêm có thể kể đến là do tuổi tác, suy yếu cơ sàn chậu, lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học,…

Triệu chứng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không tự chủ

Ngoài hai dạng rối loạn tiểu tiện kể trên, ở giai đoạn này, người bệnh có thể phải đối mặt với một số triệu chứng khác như:

  • Rò rỉ nước tiểu khi phản xạ: Triệu chứng này còn được gọi là rỉ nước tiểu thứ phát. Nguyên nhân do thành bàng quang co bóp quá mức ở bệnh nhân có tiền sử tổn thương vùng tủy sống.
  • Rỉ tiểu gấp gáp: Ngay khi não bộ truyền tín hiệu gây cảm giác buồn tiểu. Người bệnh sẽ phản xạ kích thích bàng quang tăng hoạt động. Đồng thời nước tiểu sẽ bị rỉ ra ngoài mất kiểm soát.
  • Rỉ tiểu khi cười: Bạn biết không, đây cũng được coi là một dạng rối loạn tiểu tiện khá điển hình. Lúc này cơ thành bàng quang bị tăng hoạt. Đi kèm với đó là sự suy yếu cơ thắt niệu đạo gây són tiểu kể cả trong lúc bạn đang cười.
  • Tiểu dầm: Tiểu dầm, đái dầm về đêm gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy nhưng theo nghiên cứu, có đến 1 – 2 % người lớn gặp phải chứng này. Nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là sự giảm mạnh hormone ADH, dung tích bàng quang,…
  • Rò rỉ nước tiểu khi gắng sức: Khi bạn phải gồng mình làm một việc gì đó hoặc gắng sức như bê vác nặng, cúi người, hắt hơi,… nước sẽ bị rò ra ngoài.
  • Rỉ tiểu liên tục: Chủ yếu do tổn thương bàng quang, niệu quản,…
  • ….
Hội chứng rối loạn nước tiểu giai đoạn làm đầy bàng quang
Hội chứng rối loạn nước tiểu giai đoạn làm đầy bàng quang

Rối loạn đường tiết niệu giai đoạn tống xuất nước tiểu ra ngoài

Nước tiểu đi qua đường niệu đến dự trữ tại cơ quan bàng quang. Khi túi chứa này chứa được 150 – 200ml nước, não sẽ truyền tín hiệu xuống gây cảm giác buồn tiểu. Nước sẽ được bàng quang co bóp, tống ra ngoài. 

Nếu quá trình trên bị tổn thương gây ra gián đoạn, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng kể sau:

Rối loạn chứng năng tiểu – Tiểu ngập ngừng

Mặc dù người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu, thậm chí thôi thúc. Nhưng khó tiểu ra ngoài và phải chờ một khoảng thời gian mới đi tiểu được. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây ra rối loạn này là do sự bất thường cấu trúc niệu quản, phì đại tuyến tiền liệt, suy yếu thành bàng quang,…

Một số vấn đề rối loạn về dòng chảy nước tiểu

Dòng tiểu ngắt quãng: Hay còn gọi là tiểu không thành dòng. Tức là người bệnh đi tiểu bị ngắt thành từng đợt một, khó tiểu hết một lúc ra ngoài.

Dòng tiểu yếu: Khi cơ xung quanh bàng quang hoạt động yếu đi hoặc một phần cấu trúc niệu quản gặp tổn thương sẽ gây ra suy yếu dòng chảy của nước tiểu.

Rối loạn đường tiết niệu giai đoạn tống xuất nước tiểu ra ngoài
Rối loạn đường tiết niệu giai đoạn tống xuất nước tiểu ra ngoài

Triệu chứng rối loạn tiểu tiện sau khi đi tiểu

Tiểu buốt rắt: Bàng quang chứa đủ lượng nước tiểu. Tuy nhiên do tổn thương hoặc viêm nhiễm, khi tiểu xong, người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng đi tiểu căng tức bụng dưới, buốt rát vùng kín, cực kỳ khó tiểu.

Cảm giác buồn tiểu liên tục: Khi gặp phải rối loạn tiểu tiện, người bệnh có thể buồn tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu xong.

Tiểu nhỏ giọt: Nguyên nhân khi cơ thắt niệu đạo hoạt động bất thường hoặc tắc nghẽn đường niệu, người bệnh sẽ tiểu lâu hơn, tiểu nhỏ thành từng giọt, thậm chí són tiểu ra quần.

Tiểu không hết bãi: Chức năng đóng mở bàng quang bị rối loạn, lúc này người bệnh khó đi tiểu được hết nước trong túi chứa này.

Triệu chứng rối loạn tiểu tiện sau khi đi tiểu
Triệu chứng rối loạn tiểu tiện sau khi đi tiểu

Làm thế nào để khắc phục chứng rối loạn chức năng đường tiểu?

Trên đây là các triệu chứng điển hình của chứng bệnh rối loạn chức năng tiểu tiện. Vậy bạn đã biết làm thế nào để khắc phục hiện tượng này. Mời bạn tìm hiểu ngay sau đây:

Thuốc rối loạn đường tiểu điển hình được dùng nhiều hiện nay

Thuốc kháng Cholinergic: 

Nhóm thuốc này có chức năng giảm sự co thắt của bàng quang. Từ đó hỗ trợ cải thiện nhanh chóng cảm giác buồn tiểu liên tục và số lần đi tiểu trong ngày. Một số biệt dược phổ biến gồm: solifenacin, darifenacin, trospium.

Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kháng thuốc nếu dùng lâu dài, lạm dụng.

Thuốc giãn cơ:

Trong nhóm thuốc này thì Mirabegron là thuốc được dùng điều trị chứng rối loạn đường tiểu phổ biến nhất. Thuốc này có tác dụng giúp giãn hiệu quả cơ trơn bàng quang, từ đó làm tăng sức chứa của cơ quan này.

Thuốc chẹn alpha:

Nhiều bệnh nhân gặp phải chứng đi tiểu dầm liên tục thì bác sĩ thường kê đơn nhóm thuốc này. Một số biệt dược phổ biến, bạn có thể tham khảo gồm: alfuzosin, siodosin, terazosin, doxazosin, tamsulosin,…

Estrogen tại chỗ: 

Một số chế phẩm estrogen dùng tại chỗ như kem bôi âm đạo, niệu đạo giúp giảm nhanh hiện tượng rối loạn đường tiểu phiền toái.

Các thuốc điều trị rối loạn đi tiểu kể trên mặc dù hỗ trợ cải thiện vô cùng hiệu quả triệu chứng bệnh. Vậy nhưng, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn. Bởi các hoạt chất hóa học này nếu lạm dụng sẽ gây ra vô vàn hệ lụy không mong muốn với sức khỏe.

Thuốc rối loạn đường tiểu điển hình được dùng nhiều hiện nay
Thuốc rối loạn đường tiểu điển hình được dùng nhiều hiện nay

Điều trị rối loạn tiểu tiện bằng vật lý trị liệu

Ngoài các thuốc chống co thắt bàng quang và trị rối loạn tiểu tiện kể trên, bạn có thể tham khảo phương pháp vật lý trị liệu sau đây: 

  • Bài tập cơ bàng quang:

Người bệnh có thể tham khảo phương pháp này bằng cách thay đổi hành vi hoặc kích thích điện, nhằm giúp cho cơ xung quanh bàng quang trở nên dẻo dai hơn. Cách làm này được các bác sĩ khuyến khích áp dụng đối với các trường hợp tiểu khó hoặc rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài.

  • Bài tập cơ đáy chậu:

Bài tập này còn có tên gọi khác là Kegel. Đây là phương pháp phục hồi chức năng tiểu tiện không tự chủ. Đồng thời giúp cho cơ nâng, cơ thắt niệu đạo khỏe mạnh hơn, kiểm soát lượng nước tiểu thải trừ ra ngoài.

Bước 1: Trong quá trình đi vệ sinh, bạn hãy cố gắng cho dừng dòng chảy nước tiểu. Cơ bạn sử dụng chính là cơ đáy chậu.

Bước 2: Dùng cơ đáy chậu thắt chặt lại trong khoảng 3 giây. Sau đó thư giãn 3 giây. 

Lặp đi lặp lại động tác trên ngày 3 – 5 lần. Sau đó tăng dần lên nhằm cải thiện chức năng tiểu tiện.

  • Kích thích điện:

Đây là phương pháp nhằm đưa điện cực vào trực tràng hoặc âm đạo người bệnh. Mục đích giúp cải thiện hoạt động của nhóm cơ đáy chậu. Từ đó góp phần giảm nhanh chứng tiểu rò rỉ khi gắng sức, tiểu buốt rắt. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ của người bệnh.

Điều trị rối loạn tiểu tiện bằng vật lý trị liệu
Điều trị rối loạn tiểu tiện bằng vật lý trị liệu

Khắc phục rối loạn đường tiết niệu bằng sản phẩm từ thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh

Rối loạn chức năng đường tiểu là vô cùng nguy hiểm nếu bạn không chữa trị sớm, kịp thời. Ngoài các biện pháp điều trị kể trên, một trong số giải pháp được nhiều chuyên gia tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.

Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường, mang lại hiệu quả vượt trội giúp người bệnh chấm dứt nỗi lo về tình trạng rối loạn tiểu tiện. Có thể kể đến như đi tiểu buốt rắt, khó tiểu, són tiểu, tiểu không tự chủ,…

Bảo Niệu Đức Thịnh được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Với sự kết hợp hoàn hảo và đúng tỷ lệ giữa các thảo dược quý như ích trí nhân, thỏ ty tử, đương quy, đảng sâm, bạch linh,…. Sản phẩm đem đến sự an toàn và cực kỳ lành tính, đánh trực diện vào nguyên nhân gây bệnh.

Đồng thời tăng cường chức năng thận, điều hòa hai cực âm dương trong cơ thể, quan trọng nhất là hỗ trợ ổn định bàng quang, từ đó giảm nhanh chứng rối loạn tiểu tiện phiền toái, khó chịu.

Hướng dẫn sử dụng Bảo Niệu Đức Thịnh: 

  • Trẻ em từ 6-10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-4 viên.
  • Trẻ em từ 11-14 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6 viên.
  • Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6 viên.

Với những thành công đạt được, Bảo Niệu Đức Thịnh đã vượt qua hàng ngàn hồ sơ nhận được bằng khen và cúp vàng “Top 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019” do chính người tiêu dùng bình chọn.

Khắc phục rối loạn đường tiết niệu bằng sản phẩm từ thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh
Khắc phục rối loạn đường tiết niệu bằng sản phẩm từ thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh

Nút đặt mua sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Thông tin sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Sản xuất tại: Công ty Cổ phần sản xuất Dược liệu TW28.

GPQC số: : 2117/2020/XNQC-ATTP

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tóm lại, rối loạn đường tiết niệu là chứng bệnh điển hình, gây ra bởi một số tổn thương và bệnh lý nguy hiểm. Bạn tuyệt đối không được chủ quan khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

Nếu có gì còn thắc mắc, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ chúng tôi theo số Hotline: 0839.898.089 các chuyên gia sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.

Thạc sĩ - Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!



    Một bình luận về “Rối loạn đường tiết niệu là bị làm sao? Làm thế nào để chữa?