Ngày viết: 24/06/2021 - Cập nhật ngày 24/01/2024.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Khánh Toàn
Nước tiểu màu xanh nghe khá lạ nhưng không phải là hiếm gặp. Hiện tượng sẽ không đáng ngại nếu là do đồ ăn uống. Nhưng nếu hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng như tiểu buốt và mệt mỏi thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trong cơ thể mà bạn không nên chủ quan. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
Mục lục
1. Nước tiểu màu xanh là bệnh gì?

Nước tiểu là một chất lỏng thường vô trùng do thận tiết ra và lưu trữ trong cơ thể tại bàng quang. Khi tiểu tiện, nước tiểu được đào thải ra khỏi cơ thể qua niệu đạo. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trắng trong, không có mùi.
Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó, khiến cho nước tiểu bị đổi màu bất thường. Lý giải cho vấn đề này, các bác sĩ cho biết đây có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc chế độ ăn.
Nước tiểu chuyển sang màu xanh nguyên nhân phổ biến do thực phẩm hoặc do đang dùng thuốc gây ra thì không đáng ngại. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu báo một số tình trạng bệnh hoặc nhiễm trùng:
- Nhiễm khuẩn huyết (Màu xanh lá): Nguyên nhân do các vi khuẩn có trong máu;
- Nhiễm khuẩn ngược dòng (Màu xanh dương hoặc xanh lá nhạt): Nguyên nhân do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn;
- Rối loạn canxi huyết do di truyền.

Nếu tình trạng nước tiểu đổi màu chỉ diễn ra vài ngày thì không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài và kèm thêm các triệu chứng như: Tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần,…thì bạn cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời!
2. Nguyên nhân nào khiến nước tiểu màu xanh?
Nước tiểu có màu bất thường có thể kể tới như:
- Màu xanh lá chuối;
- Màu xanh da trời;
- Màu xanh biển;
- Màu xanh lục;
- Màu đen, xanh thẫm;
- Màu xanh lá nhạt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu chuyển sang màu xanh có thể do các nguyên nhân sau đây:
2.1. Do thực phẩm
Thực phẩm khi hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Chất cặn bã, dư thừa sẽ được thận lọc ra và đào thải ra ngoài. Các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Do uống vitamin tổng hợp: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, một số loại vitamin khi hấp thu vào cơ thể sẽ làm biến đổi màu của nước tiểu. Điều này được lý giải là do khi nạp vitamin, cơ thể sẽ chỉ lấy một phần nhất định, lượng dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài. Một số thử nghiệm lâm sàng cho kết quả: Uống vitamin C khiến nước tiểu chuyển sang màu xanh. Còn uống quá nhiều vitamin B thì nước tiểu sẽ biến đổi thành màu xanh nhạt;
- Do thức ăn: Một số thực phẩm có mùi nồng, màu sắc bắt mắt khi đi vào cơ thể sẽ gây ra nước tiểu có mùi hôi, khó chịu. Chẳng hạn: măng tây, hành tây,…;
- Thực phẩm chứa phẩm màu: Phẩm màu trên thực phẩm có thể quyết định màu sắc nước tiểu khi thải ra ngoài môi trường.
2.2. Do uống thuốc
Uống thuốc cũng có thể khiến màu nước tiểu chuyển xanh. Bởi một số thành phần trong thuốc có thể gây đổi màu nước tiểu. Cụ thể:
- Xanh Methylen: Đây được xem là thuốc làm nước tiểu chuyển sang màu xanh khá điển hình. Hoạt chất xanh Methylen có đặc tính sát khuẩn nhẹ. Tác dụng chính giúp giải độc, sử dụng trong một số bệnh ngộ độc Cyanid, Methemoglobin,…
- Hoạt chất Phenol: Các thuốc uống chứa hoạt chất Phenol có thể làm nước tiểu đổi màu xanh. Nguyên nhân bởi chất này có thể bị phá vỡ. Từ đó dẫn đến sắc tố màu xanh tồn tại trong nước tiểu.
Một số thuốc khác có thể khiến cho màu nước tiểu chuyển màu xanh lam hay xanh trong. Có thể kể đến như:
- Cimetidine: Thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản;
- Indomethacin: Thuốc chống viêm không steroid;
- Zaleplon hoặc thuốc trị gout;
- Promethazine: Thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị tình trạng dị ứng, buồn nôn;
- Thuốc ngủ, kháng sinh, procare, domitazol, sắt,…

2.3. Do bệnh về gan
Trong cơ thể người, sự phân huỷ hồng cầu tạo ra một sản phẩm phụ là Bilirubin. Đối với người khoẻ mạnh, chất Bilirubin sẽ được gan loại bỏ. Nhưng khi chức năng gan có vấn đề, chất Bilirubin sẽ đi vào nước tiểu và tạo ra hiện tượng nước tiểu chuyển màu xanh.
Trong trường hợp nước tiểu màu xanh do Bilirubin, người bênh sẽ gặp thêm các triệu chứng như: vàng da, vàng mắt, buồn nôn, mệt mỏi,…
2.4. Do viêm bàng quang
Trường hợp bệnh lý gây đi vệ sinh nước tiểu đổi sang màu xanh có thể do viêm bàng quang. Theo nghiên cứu, viêm bàng quang chiếm đến 50% trường hợp bệnh nhân viêm đường tiết niệu.
Trường hợp màu xanh của nước tiểu phổ biến nhất ở bệnh viêm bàng quang là do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Bên cạnh hiện tượng chuyển màu của nước tiểu, bạn có thể phải đối mặt thêm với triệu chứng bỏng rát, đau xương mu, tiểu buốt rắt, khó chịu,…
Theo nghiên cứu từ các tài liệu y khoa, viêm bàng quang có ba loại. Mỗi loại sẽ có các triệu chứng cụ thể khác nhau. Cụ thể:
2.4.1. Viêm bàng quang cấp tính
Tình trạng bệnh này thường khởi phát đột ngột, nguyên nhân chủ yếu do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn gây ra. Một số triệu chứng có thể gặp gồm:
- Nước tiểu màu trà xanh hoặc màu rêu, vàng, mùi khó chịu;
- Rát khi tiểu, đi tiểu liên tục, mùi tanh hôi ở đầu và cuối bãi;
- Kèm theo những cơn sốt nhẹ, rùng mình, ớn lạnh.

2.4.2. Viêm bàng quang mãn tính
Viêm bàng quang cấp tính không điều trị sớm và kịp thời sẽ gây ra viêm bàng quang mãn. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Xơ hóa bàng quang, dày thành bàng quang;
- Giảm độ đàn hồi bàng quang;
- Nước tiểu có màu xanh chuối hoặc chè xanh, nước tiểu đục, có mùi hôi;
- Tiểu són, tiểu ngắt quãng, không thành dòng;
- Đau khi quan hệ, tiểu tiện.
2.4.3. Viêm bàng quang xuất huyết
Ngoài việc khiến cho nước tiểu chuyển màu xanh, người bệnh bị viêm bàng quang xuất huyết có thể gặp thêm các triệu chứng sau đây:
- Tiểu ra máu, mủ;
- Khó tiểu, đi tiểu mất kiểm soát;
- Tiểu nhiều lần, tiểu đêm;
- Đau bụng nhiều, người xanh xao, mệt mỏi;
- Nhiễm trùng vùng bàng quang.
2.5. Viêm thận – Viêm bể thận
Viêm thận, viêm bể thận đều là những biến chứng bệnh lý nguy hiểm gây ra nước tiểu màu xanh lá mạ hay xanh vàng. Phần lớn trường hợp vi khuẩn lội ngược dòng gây suy giảm chức năng thận.
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cực cao mắc bệnh kể trên. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này, chị em thường xuất hiện hiện tượng trào ngược nước tiểu. Vi khuẩn sẽ theo đó mà di chuyển đến thận và gây tổn thương.

Theo thống kê, có đến một phần ba chị em phụ nữ mang thai bị viêm thận – viêm bể thận do vi khuẩn. Vậy tình trạng nước tiểu chuyển màu xanh nhạt khi mang thai nguy hiểm không?
Khi thận bị viêm sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của thận. Không chỉ nước tiểu có khả năng bị chuyển sang màu xanh mà chị em có thể sẽ phải đối mặt với hiện tượng viêm, phù nề, khó chịu. Ngoài ra, một vài ổ áp xe, vết loét tổn thương sẽ xuất hiện gây đau đớn.
2.6. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu nguyên nhân do khuẩn Pseudomonas sẽ khiến nước tiểu có màu hơi xanh. Bên cạnh đó một số triệu chứng khác như đau nhói âm ỉ bụng dưới, tiết niệu hoặc khó tiểu, tiểu buốt rắt,…cũng lần lượt xuất hiện.
Các đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu dẫn tới nước tiểu có màu hơi xanh gồm có:
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh: Theo nghiên cứu, giai đoạn này trẻ ít bị nhiễm trùng đường tiểu và gặp chủ yếu ở bé nam. Tuy nhiên do thói quen vệ sinh chưa đảm bảo hoặc trẻ nhịn tiểu, lười uống nước có thể gây tích tụ vi khuẩn trong đường tiểu dẫn đến tổn thương. Một số trường hợp nước tiểu trẻ sơ sinh màu xanh có thể do nước ứ đọng bàng quang hoặc vùng kín “chưa sạch”;
- Người trưởng thành (< 65 tuổi): Một số bệnh lý đường tiết niệu gây hiện tượng đi tiểu nước màu xanh dương. Có thể kể đến như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,…Theo nghiên cứu, có khoảng 10% phụ nữ nhóm tuổi này bị bệnh;
- Phụ nữ mang thai: Nhiều mẹ bầu gặp tình trạng này có thể do thay đổi nội tiết tố. Bởi vậy việc bà bầu gặp tình trang này không quá đáng ngại.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
3. Cần làm gì khi phát hiện tình trạng nước tiểu màu xanh?
Như đã nói ở trên, nếu nước tiểu chuyển màu do thực phẩm hoặc do thuốc bạn đang dùng thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài thì bạn nên tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Khi gặp triệu chứng này trong thời gian dài, bạn cần để ý một số vấn đề như sau để quá trình khám thuận lợi và chính xác:
- Tình trạng này bắt đầu từ bao giờ và đã kéo dài bao lâu?
- Bạn đang dùng thuốc gì?
- Bạn đã ăn gì trong thời gian gần đây, đặc biệt là các thực phẩm có màu và có mùi?
- Cơ thể có biểu hiện nào khác từ khí thấy hiện tượng nước tiểu chuyển màu không?
Nếu nguyên nhân liên quan đến hệ tiết niệu như: viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm thận,…thì bạn cần tới gặp bác sĩ và có thể sử dụng thuốc theo đơn. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị. Đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên không để lại tác dụng phụ.
4. Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh – Hỗ trợ bệnh đường tiểu
Theo Y học Cổ truyền, viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng lâm. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh chủ yếu là do thận hư, bàng quang thấp nhiệt. Các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như giận dữ, ăn uống thiếu khoa học, tình dục quá độ,…làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu hôi, sẫm màu. Ngoài ra còn khiến việc tiểu tiện khó khăn, đau buốt.
Dựa trên cơ chế này, nếu như muốn điều trị được chứng viêm đường tiết niệu, chúng ta nên tăng cường sức mạnh của THẬN và BÀNG QUANG. Và Bảo Niệu Đức Thịnh là sản phẩm có thể giúp bạn có được 2 điều trên. Đây là sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thiên nhiên. Thành phẩn gồm các thảo dược lành tính như Ích trí nhân, Thỏ ty tử, Đẳng sâm, Bạch mao căn,…
Các chuyên gia đã thừa nhận rằng, Bảo Niệu Đức Thịnh có công dụng hiệu quả, giúp cải thiện chức năng chế ước bàng quang, đồng thời củng cố hoạt động động của thận. Từ đó, giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh đường tiểu như tiểu buốt rắt, khó tiểu, tiểu són,…Đây là sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Như vậy, tại bài viết dưới đây đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Nước tiểu màu xanh. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để được các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
tôi uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh có sao không?
nước tiểu màu xanh là bệnh gì và tại sao nước tiểu có màu xanh?