Ngày viết: 26/06/2021 - Cập nhật ngày 23/01/2024.
Tác giả: Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến
Biên tập: Khánh Toàn
Nước tiểu có mùi lạ, nước tiểu có mùi chua, hôi có phải là bệnh gì không? Bình thường nước tiểu hoàn toàn vô trùng, chỉ có mùi khai nhẹ hoặc hơi nồng khó chịu. Tuy nhiên, khi nước tiểu có mùi lạ đặc trưng thì rất có thể hệ thống tiết niệu của bạn đang có vấn đề. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Bác sĩ – Lương y Nguyễn Thị Hồng Yến đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
Mục lục
1. Dấu hiệu của việc nước tiểu có mùi lạ như thế nào?
Bình thường, nước tiểu khi được thải ra sẽ có mùi đặc trưng của amoniac. Nước tiểu có mùi chua là hiện tượng khi đi tiểu, nước tiểu có mùi chua, tanh. Thông thường thì nước tiểu có mùi hôi sau khi quan hệ hay sau khi sử dụng chất kích thích,…Những trường hợp kể trên không quá đáng ngại bởi nước tiểu sẽ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường như trước đó. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều anh chị em hoang mang, lo lắng bởi vấn đề này.
2. Nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi lạ, hôi, chua hoặc khai nồng nặc là gì?
Nước tiểu thường có mùi đặc trưng riêng. Tuy nhiên nếu bạn thấy nước tiểu của mình có thay đổi, có mùi lạ như: Nước tiểu có mùi chua, mùi hôi nồng nặc hay mùi bất thường thì bạn nên để ý tình trạng này diễn ra trong có liên tục hay không. Sự thay đổi mùi của nước tiểu có thể do ăn uống, tuy nhiên cũng có thể là cảnh báo nguy cơ về bệnh lý. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu có mùi lạ:
2.1. Do mất nước
Cơ thể mất nước là nguyên nhân hàng đầu dễ nhận biết nhất và ảnh hưởng trực tiếp tới mùi nước tiểu. Cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết thì thận sẽ giảm chức năng lọc chất cặn bã. Điều này khiến cho nước tiểu bị cô đặc. Khi đó, nước tiểu sẽ có mùi amoniac nặng hơn so với bình thường và có màu vàng sẫm hoặc cam.
Bạn chỉ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể để nước tiểu trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu thiếu nước dẫn đến tình trạng mệt mỏi, rối loạn thần kinh, suy nhược cơ thể hoặc xuất hiện các vấn đề khác, việc can thiệp y tế là cần thiết để xử lý kịp thời.
2.2. Do mang thai
Trong quá trình mang thai, các chị em phụ nữ thường sẽ nhận thấy nước tiểu có sự thay đổi về mùi. Lý do cho hiện tượng này là do các hormone trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là hormone hCG (human chorionic gonadotropin) tăng cao. Nồng độ hormone hCG tăng cao sẽ này gây ra sự thay đổi trong mùi của nước tiểu và thường xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ cũng thường thiếu nước, dẫn đến sự tích tụ axit uric trong nước tiểu và gây ra một mùi khác thường. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước.
2.3. Do uống bia, rượu, cà phê
Sau khi uống cà phê, các hợp chất chuyển hóa từ sản phẩm phụ trong cà phê bị phân hủy, thải ra ngoài, khiến cho nước tiểu có mùi lạ. Ngoài ra, cả rượu, bia cũng đều được coi là chất kích thích, là chất lợi tiểu khiến cho nước tiểu trở nên đặc hơn trước nhiều lần. Lúc này nồng độ amoniac trong nước tiểu tăng theo, khiến cho nước tiểu có mùi hôi hoặc nước tiểu có mùi chua.
2.4. Do ăn các thực phẩm gây mùi hôi
Một số thực phẩm như tỏi, hành tây, măng chua, cần tây, húng quế, húng lìu, cải xoong và cả hải sản khi ăn vào sẽ khiến nước tiểu có mùi hôi. Các hợp chất có trong các loại thực phẩm này qua quá trình tiêu hoá sẽ gây ảnh hưởng tới mùi của nước tiểu. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một phản ứng khác nhau khi ăn các loại thức ăn này.
2.5. Do tác dụng của một số loại thuốc
Nước tiểu có mùi lạ cũng có thể do bản thân chúng ta sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như:
- Kháng sinh;
- Vitamin và các loại bổ sung dinh dưỡng;
- Thuốc chống tăng huyết áp;
- Thuốc lợi tiểu;
- Thuốc Aspirin;
- Thuốc chống co giật.
2.6. Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Một trong những nguyên nhân gây ra mùi lạ trong nước tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị bệnh này sẽ có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, thường xuyên đi tiểu và cảm thấy nóng rát khi tiểu tiện. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Bằng cách điều trị chính xác và tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, tình trạng mùi lạ trong nước tiểu sẽ được khắc phục.
2.7. Do bị tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường cũng sẽ gặp tình trạng mùi nước tiểu bị thay đổi. Cụ thể, những người bị bệnh tiểu đường thường thấy nước tiểu có mùi ngọt, do mức đường trong máu tăng cao. Điều này thường xảy ra đặc biệt ở những người chưa được điều trị bệnh.
Nước tiểu có mùi ngọt là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang bị tiểu đường. Vì thế, bạn cần nhanh chóng đến tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán từ đó điều trị kịp thời nhanh chóng.
2.8. Do nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm trong âm đạo và âm hộ, và nó có thể ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ trong cuộc đời. Điều này sẽ gián tiếp khiến cho nước tiểu có mùi lạ. Vi khuẩn liên quan đến nhiễm trùng này tiếp xúc với nước tiểu và phản ứng hóa học giữa chúng tạo ra mùi hôi.
Tuy nhiên điều quan trọng là nhiều người có thể nhầm lẫn giữa mùi không bình thường từ âm đạo do nhiễm trùng và mùi lạ từ nước tiểu. Vì vậy, khi gặp mùi không bình thường từ âm đạo hoặc nước tiểu, các chị em phụ nữ nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.
2.9. Do chứng rối loạn chuyển hoá
Mặc dù rất hiếm, nhưng các rối loạn chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. Một trong những rối loạn phổ biến nhất là bệnh nước tiểu si rô lá phong. Khi cơ thể thiếu các enzyme cần thiết để phá vỡ một số axit amin, làm cho nước tiểu có mùi ngọt. Các rối loạn chuyển hóa khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. Ví dụ, bệnh PKU (Phenylketonuria) – Một loại khuyết tật gen khiến cho sự phân hủy của axit amin phenylalanine bị ngăn chặn, gây ra mùi hơi thở và nước tiểu có mùi mốc.
2.10. Do bệnh đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là nhiễm Chlamydia và Trichomonas, có thể gây ra các triệu chứng như tiểu đau đớn và tiết dịch có mùi, cả ở nam và nữ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống sinh sản. Do đó, việc kiểm tra đều đặn và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu lo ngại nào là rất quan trọng.
-
2.11. Do bị sỏi thận
Sỏi không chỉ gây ra tình trạng nước tiểu có mùi lạ: Tiểu tiện có mùi hôi tanh mà còn khiến cho niêm mạc đường tiểu dễ gặp phải tổn thương. Từ đó gây ra các hiện tượng như đau buốt lưng, hai bên hông, bụng dưới. Người bị bệnh sỏi thận có thể gặp phải các hiện tượng nước tiểu đục, mùi hôi và thậm chí là có máu.
2.12. Do viêm bể thận cấp
Đây bản chất là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở giai đoạn nặng. Lúc này vi khuẩn đã có cơ hội ngược dòng theo đường niệu và gây tổn thương cho thận, khiến người bệnh suy nhược, sốt cao, đau 1 hoặc 2 bên hố sườn, nước tiểu sẫm màu, nước tiểu có mùi khai nồng ở nam giới, rối loạn tiểu tiện,…
2.13. Do lỗ rò bàng quang
Theo Tổ chức Chăm sóc Tiết niệu, lỗ rò bàng quang có kết nối cơ quan với ruột hoặc âm đạo. Từ đó có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả sự thay đổi về mùi nước tiểu. Lỗ rò bàng quang sẽ khiến vi khuẩn từ các cơ quan khác xâm nhập vào bàng quang, gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Kết quả là, nước tiểu có thể chứa khí và có mùi hôi.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
3. Chẩn đoán hiện tượng nước tiểu có mùi lạ như thế nào?
Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có mùi lạ, tốt nhất bạn hãy tới khám bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán. Thông thường, để chẩn đoán nguyên nhân của sự thay đổi mùi nước tiểu, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra và phân tích sau đây:
- Nội soi bàng quang: Qua việc đưa ống nội soi qua đường niệu đạo, nội soi bàng quang giúp tìm ra nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường tiết niệu;
- Phân tích nước tiểu: Mẫu nước tiểu sẽ được phân tích để phát hiện vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố khác để xác định xem bạn có mắc phải bất kỳ bệnh lý nào không;
- Kỹ thuật hình ảnh: Nếu có vấn đề đáng ngờ sau khi phân tích nước tiểu, bác sĩ có thể xem xét việc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như chụp X-quang để xác định nguyên nhân chính xác và các bệnh lý liên quan.
4. Cách phòng ngừa và chữa trị nước tiểu có mùi hôi đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Khi nước tiểu có mùi lạ, nước tiểu có mùi chua, mùi hôi khó chịu, nước tiểu có mùi bia, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo sau:
4.1. Uống đủ nước
Nước có khả năng hỗ trợ hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời nước giúp thanh lọc đáng kể chất cặn bã, độc tố, chất bẩn ra bên ngoài, giúp cho nước tiểu loãng ra. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tích tụ phát triển của vi khuẩn. Nhờ đó ngăn ngừa được đáng kể bệnh lý nguy hiểm cho đường tiết niệu.
4.2. Thay đổi chế độ ăn, lối sống, sinh hoạt
Các thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể hàng ngày cũng có thể khiến nước tiểu có mùi chua. Ví dụ như như cà phê, rượu bia, măng tây, tỏi, hành phi,…Bởi vậy nếu không muốn nước tiểu có mùi hôi chua, nước tiểu có mùi bia, hãy hạn chế sử dụng các món kể trên. Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh, nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
4.3. Khám sức khỏe định kỳ
Để phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên. Khi phát hiện ra sự có mặt của vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh trong đường tiểu, các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp nhằm loại bỏ chúng. Từ đó, giúp ngăn ngừa triệt để mầm mống gây mùi hôi cho nước tiểu của bạn. Theo các bác sỹ, khám sức khoẻ định kỳ thường là khoảng 6 tháng/1 lần.
5. Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý về đường tiểu
Nước tiểu có mùi lạ, nước tiểu có mùi hôi chua, nước tiểu có mùi khai nồng được xem là một trong những dấu hiệu của các bệnh đường tiểu. Trong đó viêm đường tiết niệu được coi là nguyên nhân cực kỳ điển hình. Theo Y học Cổ truyền, viêm đường tiết niệu thuộc phạm vi chứng lâm. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh chủ yếu là do thận hư, bàng quang thấp nhiệt.
Các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như giận dữ, ăn uống thiếu khoa học, tình dục quá độ,…làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu hôi, sẫm màu. Ngoài ra còn khiến việc tiểu tiện khó khăn, đau buốt.
Dựa trên cơ chế này, nếu như muốn điều trị được chứng viêm đường tiết niệu, chúng ta nên tăng cường sức mạnh của THẬN và BÀNG QUANG. Và Bảo Niệu Đức Thịnh là một trong số những sản phẩm làm rất tốt 2 công việc đó.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Bảo Niệu Đức Thịnh được điều chế từ 10 dược liệu chính như Ích trí nhân, Đẳng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, Thỏ ty tử,…Đây là tinh hoa của bài thuốc cổ phương, có tác dụng hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra rối loạn tiểu tiện, tiểu khó, tiểu đau, tiểu không tự chủ, tiểu buốt rắt, tiểu ra máu, mủ,…do viêm đường tiết niệu gây ra.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Nước tiểu có mùi lạ, mùi hôi chua. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để được các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!