Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

Nhiễm nấm Candida có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 27/08/2024 - Cập nhật ngày 27/08/2024.

Nấm Candida – Một loại nấm thường mắc tại các vị trí ấm và ẩm trên da như nách, miệng (tưa miệng), vùng kín… Nấm Candida mắc nhiều ở phụ nữ hơn là nam giới. Khi bị nấm Candida có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi? Là câu hỏi nhiều chị em mắc loại nấm này đặt ra. Trong bài viết này sẽ trả lời toàn bộ những thắc mắc trên của chị em nhé!

nam candida co tu khoi khong

Bị nấm Candida có tự khỏi không?

Mục lục

1. Nhiễm nấm Candida có tự khỏi không?

Nếu bệnh nhân nhiễm nấm Candida mà không sử dụng thuốc để điều trị bệnh sẽ không thể khỏi mà còn dễ tái phát. Đây là bệnh do vi khuẩn nên sẽ không thể tự khỏi được.

Đặc biệt, nếu nhiễm nấm Candida vùng kín, nếu không dùng thuốc sẽ không thể khỏi. Chữa nấm Candida âm đạo hiện nay có cả thuốc đặt, thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa ngoài. Khi điều trị nấm vùng kín cần thay đổi các thói quen vệ sinh và quan hệ tình dục để tránh bệnh tái phát nhiều lần.

2. Phương pháp điều trị nấm Candida hiệu quả nhất

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị tình trạng nhiễm nấm Candida. Một số loại thuốc thường sử dụng như:

Thuốc kháng nấm: Đây là phương pháp điều trị chính. Thuốc có thể ở dạng thuốc bôi như dạng kem, gel hoặc thuốc đặt dùng tại chỗ để giảm triệu chứng và tiêu diệt nấm. Thuốc uống dùng trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc lặp lại.

Điều chỉnh lối sống: 

  • Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng có chất tẩy mạnh gây ảnh hưởng đến các mô cơ mềm yếu.
  • Mặc quần lót cotton: Chất liệu cotton thoáng mát giúp giảm độ ẩm hạn chế tối đa vi khuẩn phát triển gây nấm. 
  • Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày: Băng vệ sinh hàng ngày có thể tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho nấm phát triển. Đến kỳ kinh nên thường xuyên thay băng để vùng kín được sạch sẽ tránh vi khuẩn nấm sinh sôi và phát triển.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải độc tố và duy trì độ ẩm cho da.
  • Yêu cầu bạn tình cùng điều trị: Nếu bạn có bạn tình, cả hai nên cùng điều trị để tránh lây nhiễm chéo.

bi nhiem nam candida co tu khoi khong

Viêm âm đạo do nấm Candida có tự khỏi không?

Lưu ý quan trọng khi điều trị nấm Candida vùng kín: 

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị nấm vùng kín.
  • Dùng thuốc đúng liều, đúng cách và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau khi điều trị, bạn nên đi khám lại để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm nếu có tái nhiễm.
  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân và điều chỉnh lối sống để phòng ngừa nhiễm nấm tái phát.

Nếu trong quá trình điều trị bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường như ngứa đỏ sưng vùng kín, dịch tiết bất thường và có mùi hôi, đau rát khi quan hệ tình dục, tiểu buốt tiểu rắt… cần đến bác sĩ thăm khám ngay nhé!

3. Những ảnh hưởng của nấm Candida cho người mắc phải

Khi nhiễm nấm Candida, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, đặc biệt là vùng da nhiễm nấm. Một số ảnh hưởng của nấm Candida được ghi nhận như:

  • Vùng âm đạo bị tấy đỏ, ngứa và có cảm giác đau rát. Theo thói quen, bệnh nhân sẽ gãi khiến cho vùng nấm lan rộng tới hậu môn và bẹn nhiều hơn. 
  • Dịch âm đạo có màu trắng và vón cục thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không có mùi hôi.
  • Nấm Candida gây đau đớn trong quá trình quan hệ.
  • Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ. Khí hư ra nhiều
  • Đi tiểu nhiều, trong quá trình tiểu sẽ thấy khó khăn.
  • Trong trường hợp bị nặng, âm hộ, môi bé, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.
  • Khi quan hệ với nữ giới bị nấm Candida, nam giới có thể sẽ bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như ngứa đỏ, xuất hiện chất nhầy trắng ngay sau khi quan hệ. Bệnh sẽ tự khỏi sau khi vệ sinh sạch sẽ.

Viem am dao do nam candida co tu khoi khong

Bị nhiễm nấm candida có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

4. Cách phòng ngừa viêm âm đạo do nấm Candida

Viêm âm đạo do nấm Candida là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, gây ra nhiều khó chịu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng một số cách đơn giản sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Rửa vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng có chất tẩy mạnh. Lau khô vùng kín sau khi tắm bằng khăn mềm, sạch. Không thụt rửa âm đạo.
  • Chọn quần lót phù hợp: Mặc quần lót bằng vải cotton, thoáng mát. Tránh mặc quần lót quá chật hoặc quần bó sát.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên: Thay băng vệ sinh mỗi 4-6 tiếng một lần, đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt.
  • Giữ vùng kín khô thoáng: Sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, lau khô vùng kín bằng giấy mềm. Tránh mặc quần áo ẩm ướt quá lâu.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ: Nên hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm, chất tẩy rửa mạnh.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn lên men. Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây.
  • Điều trị bệnh kịp thời: Điều trị kịp thời các bệnh lý như tiểu đường, suy giảm miễn dịch.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su… 
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm nấm.

Lưu ý: Mỗi người có cơ địa khác nhau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Bị nấm Candida có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi? Hy vọng với các kiến thức trên, bạn đã biết cách phòng tránh nhiễm nấm để tự bảo vệ sức khỏe vùng kín. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Bảo niệu Đức Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!