Ngày viết: 19/06/2021 - Cập nhật ngày 06/12/2023.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập: Khánh Toàn
CÂU HỎI: Tôi bị tiểu buốt và tiểu rắt mấy tuần này. Tôi nghĩ mình bị viêm đường tiết niệu rồi. Vậy cho tôi hỏi liệu siêu âm có phát hiện được viêm đường tiết niệu không? Mong bác sĩ tư vấn giúp.
(Chị Trang – 36 tuổi, Vũng Tàu)
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
GIẢI ĐÁP: Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn chị Trang đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục “Hỏi đáp cùng chuyên gia” của Bảo Niệu Đức Thịnh. Với thắc mắc về siêu âm viêm đường tiết niệu có phát hiện được không, chúng tôi xin trả lời như sau:
Mục lục
1. Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu bản chất là tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan tiết niệu. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn. Khi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận, chúng sẽ sinh sôi, nảy nở và phát triển mạnh mẽ, gây ra viêm nhiễm. Cuối cùng tác động nghiêm trọng đến các cơ quan trong hệ thống này.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh lý viêm đường tiết niệu thường gặp ở chị em, mời bạn tham khảo:
- Cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu nhiều lần, khó tiểu tiện;
- Mặc dù luôn muốn tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít;
- Cảm giác đau rát khi đi tiểu, căng tức bàng quang;
- Nước tiểu có mùi khai nồng, khó chịu. Nước chuyển màu đục, có mùi hôi, khai;
- Ngứa rát vùng kín, đau bụng dưới;
- Đau lưng, đau khi quan hệ tình dục.
2. Siêu âm có phát hiện được viêm đường tiết niệu?
Bản chất siêu âm có thể giúp cho bác sĩ phát hiện được các vấn đề bất thường của rối loạn tiểu tiện. Cụ thể, siêu âm giúp tìm ra các dị tật bẩm sinh, khối u. Từ đó đánh giá được mức độ xâm lấn và nặng nề của bệnh. Bên cạnh đó, siêu âm còn có thể phát hiện ra nhiều bệnh khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo,…
Tuy nhiên, ngoài siêu âm thì để chẩn đoán, xác định bệnh viêm tiết niệu, thông thường các chuyên gia sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau đây:
2.1. Xét nghiệm nước tiểu thông thường
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm đơn giản và dễ thực hiện nhất nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe và tìm ra các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu. Nước tiểu sau khi lấy sẽ được đánh giá theo 3 phương pháp sau:
- Thị giác (mắt thường): Khi bị viêm tiết niệu, người bệnh sẽ có nước tiểu màu đục, thậm chí lẫn máu, lợn cợn. Ngoài ra có mùi hôi thất thường;
- Que nhúng: Dải hóa chất trên que nhúng sẽ chuyển màu sắc khác so với ban đầu trong trường hợp bạn bị viêm;
- Kính hiển vi: Soi dưới kính thấy tồn tại các tế bào bạch cầu, khuẩn hại.
2.2. Phương pháp xét nghiệm cấy nước tiểu
Có thể bạn không biết, nuôi cấy nước tiểu được đánh giá là “tiêu chuẩn” để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu. Sau khoảng 2 – 3 ngày nuôi cấy, bác sĩ có thể biết được nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra giải pháp chữa trị tốt nhất.
- Nếu sau thời gian nuôi cấy, không thấy có sự phát triển của khuẩn, vi trùng. Tức là bạn không bị nhiễm trùng tiết niệu;
- Ngược lại, nếu có sự tồn tại của vi khuẩn thì có thể khẳng định bệnh lý nhiễm khuẩn.
2.3. Nội soi bàng quang để chuẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu
Phương pháp này thông thường được áp dụng đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu tái nhiễm nhiều lần. Bác sĩ sẽ đưa uống nội soi qua niệu đạo rồi quan sát bên trong. Lúc này, một tổn thương nhỏ trên đường niệu cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm. Vì vậy, nội soi sẽ giúp bạn phát hiện được các yếu tố đó.
2.4. Quan sát hình ảnh học của hệ tiết niệu
Với trường hợp những đối tượng ít nguy cơ như nam giới, trẻ em mắc phải các biểu hiện rối loạn tiểu tiện thường xuyên thì nên thực hiện liệu pháp siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để phát hiện bệnh thông qua hình ảnh hệ niệu.
Khi tìm ra được các bất thường trong cấu trúc như dị tật bẩm sinh, hay đường tiểu bị chèn ép,…cần có thủ thuật, biện pháp ngoại khoa nhằm giải quyết triệt để tình trạng này. Bên cạnh đó, hình ảnh hệ niệu còn giúp cho bác sĩ phát hiện được chính xác mức độ tổn thương mà người bệnh đang phải đối mặt.
Hy vọng câu trả lời đã giúp chị Trang giải đáp được thắc mắc siêu âm có phát hiện được viêm đường tiết niệu không. Từ đó có được cho mình sự lựa chọn phù hợp và tốt nhất.
Ngoài ra, chị Trang có chia sẻ, mình đang gặp phải triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Xin nói thêm, đây là dấu hiệu cực kỳ điển hình của nhiễm khuẩn tiết niệu. Bởi vậy, chị có thể sử dụng các cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà và kết hợp với các loại thuốc uống viêm đường tiết niệu và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ để tối ưu hiệu quả điều trị. Trong đó, tiêu biểu hiện nay là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh. Sản phẩm này có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
Vì thế vô cùng an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. Hơn hết, nhờ ứng dụng nguyên lý phương Đông, đánh trực diện vào nguyên nhân gây bệnh. Bảo Niệu Đức Thịnh giúp bổ thận, củng cố chức năng bàng quang. Từ đó ngăn ngừa đáng kể hiện tượng tiểu buốt rắt, tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần,…Sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Siêu âm có phát hiện được viêm đường tiết niệu? Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thông tin nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện tại,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để được các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Mình đã dùng Bảo Niệu này được 2 tuần. Cảm giác tiểu không còn bị buốt nữa. Cảm ơn Bác sĩ ạ