Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

6 hệ luỵ nguy hiểm khi tiểu không hết phải rặn bạn cần biết sớm!

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 26/06/2021 - Cập nhật ngày 12/09/2023.

Tác giả: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập: Khánh Toàn

Đi tiểu không hết phải rặn là vấn đề không ít người thường xuyên gặp phải. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt, đau tức vùng bụng dưới mà để lâu có thể gây viêm nhiễm một số bộ phận như: viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt… Vậy đi tiểu không hết phải rặn là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh? Cách điều trị tình trạng này như thế nào? Bảo Niệu Đức Thịnh sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!

1. Triệu chứng đi tiểu không hết phải rặn là gì?

Như thế nào thì gọi là đi tiểu không hết phải rặn? Đi tiểu nhưng không hết nước tiểu hay còn gọi là: khó tiểu, bí tiểu, là tình trạng bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài sau mỗi khi đi tiểu. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nam, nữ, người già, trẻ nhỏ… nhưng chủ yếu thường gặp khó đi tiểu ở nam giới trên 40 tuổi.

Đi tiểu khó phải rặn
Đi tiểu khó phải rặn

Tiểu không hết phải rặn có biểu hiện cụ thể bao gồm:

  • Tiểu không hết: Người bệnh muốn đi tiểu nhưng tiểu xong vẫn còn cảm thấy nước tiểu còn sót lại, đi tiểu không hết nước, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt dẫn tới đi tiểu lâu.
  • Tiểu lắt nhắt, nhiều lần trong ngày: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chính là vì người bệnh đi tiểu không hết, nên luôn có cảm giác muốn đi tiểu liên tục vì thế số lần đi tiểu trong ngày tăng lên
  • Tia nước tiểu yếu và nhỏ: Người bệnh phải rặn mới có thể tiểu hết được, quan sát thấy tia nước tiểu yếu, có thể bị rớt xuống chân, nhiều người thì thấy nước tiểu không thành tia mà chỉ nhỏ giọt.
  • Tiểu đau, buốt: Một số trường hợp nặng người bệnh thấy đi tiểu rất khó khăn, đau buốt ở dương vật hoặc vùng kín, trường hợp nặng còn thấy xuất hiện có máu trong nước tiểu.

2. 5 lý do gây ra tình trạng đi tiểu không hết phải rặn

Theo các chuyên gia y tế, bình thường cổ bàng quang, ống niệu đạo và lỗ tiểu hoạt động rất nhịp nhàng và ăn khớp với nhau khiến cho việc bài xuất nước tiểu ra ngoài cơ thể diễn ra một cách dễ dàng. Khi tất cả các cơ quan này khỏe mạnh thì việc bài xuất nước tiểu không gặp một vấn đề gì cản trở, nhưng khi một trong các bộ phận này có vấn đề thì có thể sẽ xảy ra các hiện tượng bất thường, buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ và cả nam.

Các nguyên chính gây ra tình trạng tiểu khó, đi tiểu không hết phải rặn như sau:

2.1. Đi tiểu phải rặn do bàng quang co bóp không đủ mạnh

Thông thường khi bàng quang chứa được khoảng trên 300ml nước tiểu thì cơ thể mới bắt đầu có phản xạ muốn đi tiểu, nhưng vì một số lí do ức chế phản xạ này không cho cơ vòng vân mở rộng. Ngược lại khi muốn đi tiểu, não bộ sẽ thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và cơ vòng vân mở ra khi đó bàng quang co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài.

Ở những người bị mất liên hệ với hệ thần kinh thực vật hoặc đang bị các chấn thương về cột sống có thể xảy ra tình trạng này. Những người có thành bàng quang bị chai xơ do viêm mãn tính, mô đàn hồi đã bị thay thế bằng mô sợi khiến cho bàng quang co bóp yếu.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Cùng tìm hiểu ngay

2.2. Đi tiểu khó phải rặn do niệu đạo không thông suốt

Đi tiểu khó là bệnh gì? Niệu đạo không thông suốt có thể do người bệnh bị chít hẹp niệu đạo do viêm làm xơ hóa, hoặc bị bít lại do sỏi niệu đạo hoặc do chấn thương khiến cho người bệnh gặp tình trạng tiểu khó tiểu không hết.

2.3. Phải rặn khi đi tiểu do cơ vòng nhẵn không giãn nỡ

Trường hợp này có thể gặp ở những người có cơ vòng bị chai xơ bẩm sinh hoặc do viêm mãn tính, những người có cơ vòng bị biến dạng hoặc bị ảnh hưởng, chèn ép do u tiền liệt tuyến, bị bịt kín do sỏi ở bàng quang….

2.4. Tiểu khó phải rặn do bị sỏi tiết niệu hoặc sỏi thận

Đi tiểu khó phải rặn có thể do các bệnh lý nhiễm trùng như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, do phì đại tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu hoặc có thể do ung thư tuyến tiền liệt.

Nhiễm trùng bàng quang gây ra tình trạng tiểu khó phải rặn
Nhiễm trùng bàng quang gây ra tình trạng tiểu khó phải rặn

2.5. Đi tiểu phải rặn ở nữ là bệnh gì? Có thể do viêm âm đạo, do u xơ tử cung, hoặc ung thư tử cung

Ở phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, u xơ hoặc ung thư cũng ghi nhận nhiều tình trạng đi tiểu đau, buốt, tiểu không hết phải rặn và khó đi tiểu ở nữ giới.

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!

3. Đi tiểu phải rặn tiểu có sao không nếu không điều trị sớm?

3.1. Gây ra tình trạng tiểu khó mãn tính

Ở một số người mặc dù trước đó không bao giờ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu không ra,… và không điều trị triệt để khiến cho bệnh tái đi tái lại nhiều lần, vì thế một năm họ phải chịu cảnh bệnh này tái phát nhiều đợt. Nếu diễn ra lâu, tình trạng này gây ra rất nhiều phiền phức trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

Tiểu khó nếu không điều trị có thể trở thành mãn tính, tái đi tái lại liên tục
Tiểu khó nếu không điều trị có thể trở thành mãn tính, tái đi tái lại liên tục

Nhiều người chia sẻ rằng họ vô cùng tự ti vì chứng bệnh này, vì đi đâu họ cũng cần phải tìm nhà vệ sinh, chưa kể cảm giác đau, buốt khi đi tiểu, nhiều người còn gặp khó khăn trong quan hệ tình dục khiến mối quan hệ của họ với vợ chồng, hoặc đối tác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.2. Nhiễm trùng tiết niệu nặng hơn

Hậu quả hay gặp nhất khi tiểu khó kéo dài là nhiễm trùng tiết niệu. Khi nước tiểu không được thoát ra ngoài trong thời gian dài, sẽ đọng lại lâu trong cơ thể, khiến cho người bệnh gặp các viêm nhiễm ở hệ tiết niệu hoặc ở những người đã bị nhiễm trùng tiết niệu mà gặp vấn đề về tiểu khó, không điều trị kịp thời khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

3.3. Tổn thương bàng quang

Khi nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang, sẽ khiến bàng quang trở nên căng cứng, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tổn thương bàng quang, trường hợp nặng có thể gây tổn thương bàng quang vĩnh viễn khiến cho bàng quang không còn co bóp được theo đúng chức năng của nó.

3.4. Hại thận

Khi bí tiểu lâu ngày, nước tiểu có thể chạy ngược vào thận, tăng gánh nặng cho thận và gây viêm ngược dòng như viêm thận, viêm cầu thận. Làm tăng tình trạng đi tiểu xong thấy khó chịu.

3.5. Vô sinh ở nam giới và khó thụ thai ở nữ giới

Các bộ phận thuộc đường tiết niệu rất gần với các cơ quan sinh sản cả ở nam giới và nữ giới. Nếu tình trạng tiểu khó phải rặn do các bệnh lý nhiễm trùng gây ra, khiến cho viêm nhiễm kéo dài khiến cho các tác nhân này lây lan sang các bộ phận của cơ quan sinh sản như viêm vòi trứng, tắc vòi trứng ở nữ.

Có thể gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm bao quy đầu…khi đó sẽ khiến cho số lượng và chất lượng tinh trùng vì vậy, trường hợp nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng vô sinh ở nam giới và khó thụ thai ở nữ giới.

3.6. Lãnh cảm tình dục

Tiểu khó phải rặn thường xuất hiện kèm với tình trạng đau và buốt khi đi tiểu, nhiều người phản ánh họ thấy nóng xót mỗi khi dòng nước tiểu chảy qua, vì thế rất nhiều người sợ phải quan hệ tình dục.

Ở nam giới, khi quan hệ họ không thấy được khoái cảm mà đa phần cảm thấy đau buốt, nam giới có thể gặp khó khăn khi xuất tinh hoặc thậm chí không được, lâu dần có thể dẫn tới rối loạn cương dương, giảm hứng thú tình dục. Ở nữ giới việc âm đạo đau buốt, nóng xót khiến họ ngại phải quan hệ.

Tiểu khó phải rặn có thể gây tình trạng lãnh cảm tình dục
Tiểu khó phải rặn có thể gây tình trạng lãnh cảm tình dục

Thêm nữa, việc quan hệ tình dục có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn vì hoat động tình dục có thể đẩy sâu vi khuẩn tiến sâu vào bên trong hệ tiết niệu, thêm nữa tâm lí tự ti, vùng kín không sạch sẽ, hoặc sợ lây bệnh cho vợ/chồng, bạn tình càng khiến cho những người mắc bệnh tiểu khó sợ phải quan hệ tình dục.

4. Cách chữa đi tiểu không hết phải rặn

4.1. Thông tiểu

Người bị tiểu khó, tiểu bí và không đi tiểu được cần được thông tiểu để giải phóng nước thải ra khỏi cơ thể để giải tỏa căng thẳng cho bàng quang và giảm bớt các triệu chứng đau đớn, khó chịu.

Sau đó bệnh nhân cần thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu là gì để đưa ra phương hướng điều trị kịp thời. Trong quá trình thông tiểu cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối để tránh bị viêm đường tiết niệu.

Ống thông tiểu dùng trong điều trị tiểu khó, bí tiểu
Ống thông tiểu dùng trong điều trị tiểu khó, bí tiểu

4.2. Nong niệu đạo

Không đi tiểu được phải làm sao? Thủ thuật này có thể được sử dụng để nong rộng nơi hẹp niệu đạo, để nước tiểu lưu thông được dễ dàng. Loại ống được dùng để nong niệu đạo có đường kính tăng dần hoặc sử dụng loại ống có bóng, được đưa vào niệu đạo sau đó bơm cong bóng dẫn.

4.3. Dùng thuốc Tây y

Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu khó phải rặn là gì, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại nào cho hợp lý. Ví dụ nguyên nhân do viêm đường tiết niệu bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh, một số trường hợp phải sử dụng thuốc giảm đau…

4.4. Dùng thuốc Đông y và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị tăng hiệu quả

Nếu trong trường hợp đi tiểu không hết phải rặn không thể điều trị khỏi do sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Ở nam giới, hầu  hết các thủ thuật phẫu thuật được thực hiện bằng cách đưa dụng cụ chuyên dụng qua niệu đạo, sau đó tiến hành phẫu thuật bằng tia laser.

Theo Đông y, các chứng bệnh về đường tiểu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu bí, tiểu lắt nhắt, nước tiểu không thành dòng, nước tiểu nhỏ giọt, tiểu ra máu thuộc về chứng Ngũ Lâm. Trong Chư bệnh nguyên hậu luận thì viết “Các bệnh lâm đều do thận hư, bàng quang nhiệt gây nên”. Hiểu một cách đơn giản nghĩa là âm dương trong cơ thể mất cân bằng, dương khí hạ hãm ép vào thành bàng quang khiến cho việc đi tiểu gặp khó khăn. Từ đó gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó phải rặn, tiểu ra máu…

Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường tiểu
Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường tiểu

Nút đặt mua sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Vì thế dựa trên đúng nguyên nhân gây bệnh, Bảo Niệu Đức Thịnh với hơn 10 loại thảo dược quý như: Ích trí nhân, Đương quy, Đảng sâm, Bạch mao căn, Bạch linh, Thỏ ty tử, Cam thảo, Viễn chí…được kết hợp khéo léo với nhau giúp cân bằng âm dương, đẩy dương khí đi lên, tránh hạ hãm thành bàng quang, bổ thận, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu bí, tiểu khó phải rặn một cách hiệu quả.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đi tiểu không hết phải rặn, chưa biết xử lý thế nào, muốn được tư vấn cụ thể, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số tổng đài 0839 89 80 89. Các chuyên gia về bệnh lý đường tiểu của nhà thuốc sẽ tư vấn cho bạn!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!



    15 bình luận về “6 hệ luỵ nguy hiểm khi tiểu không hết phải rặn bạn cần biết sớm!

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào Thanh, bạn tình trạng đi tiểu khó phải rặn sau khi điều trị ra sao rồi ạ, đỡ hơn chưa bạn?

      • Thanh says:

        Cảm ơn bác sỹ trong quá trình điều trị đã theo dõi sát sao, bây h mk đi tiểu dễ dàng hơn nhiều rồi không phải bị tra tấn như tháng trước nữa

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Đỡ rồi nhưng bạn vẫn nên sử dụng hết liệu trình để ngăn ngừa bệnh tái phát nhé. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Mướp đắng có tính mát, giải trừ độc tố, tốt với những ai bị nóng trong người gây ra tiểu rắt, khó tiểu. Tuy nhiên cách này chỉ có hiệu quả với những người mới bị, bị nhẹ thôi ạ!

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Dạ chào bạn, tình trạng bệnh hiện tại của bạn như thế nào ạ? Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và bệnh lý nền mới có căn cứ để đưa ra thời gian điều trị chính xác được ạ!

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào Nguyen Manh, để được giải đáp về tình trạng tiểu không hết ở nam giới. Bạn vui lòng để lại sdt để được tư vấn sớm nhất nhé.

    1. Nam Trung says:

      Tôi bị đi tiểu khó ra, tiểu khó tiểu rắt nên phải rặn khi đi tiểu. Cho tôi hỏi rặn tiểu có sao không và bị khó đái, đi tiểu lâu ra là bệnh gì?