Ngày viết: 28/04/2021 - Cập nhật ngày 14/09/2023.
Tác giả: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập: Khánh Toàn
Bước sang giai đoạn mãn kinh, chị em sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt trên cơ thể. Điển hình là sự suy giảm nội tiết tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh về đường tiểu. Vậy giải pháp nào cho viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh? Xem ngay bài viết dưới đây, bạn sẽ có câu trả lời hữu ích nhất.
Mục lục
Tại sao phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu?

Mãn kinh là giai đoạn thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi ngoài 50. Một số trường hợp xuất hiện sớm hơn ở chị em ngoài 40 tuổi- giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây mãn kinh chủ yếu được cho là so sự sụt giảm hormone estrogen. Đây cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khuẩn, bệnh đường tiểu ở độ tuổi này.
Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nữ sau:
Viêm đường tiết niệu xảy ra ở phụ nữ mãn kinh do teo và viêm âm đạo
Estrogen là hormone có vai trò giúp cho niêm mạc tử cung và hệ tiết niệu luôn mềm mại, đồng thời tiết chất nhầy giúp bôi trơn, giảm viêm nhiễm. Giai đoạn mãn kinh, chính bởi sự suy giảm hormone này khiến cho âm đạo mỏng dần. Kèm với đó là sự thay đổi môi trường acid vùng kín, tạo cơ hội thuận lợi cho nấm men và khuẩn hại phát triển.
Không chỉ thế, các tuyến bã nhờn tại đây bị giảm hoạt động, hàng rào cơ học sẽ không còn mạnh. Lúc này, vi khuẩn, virus sẽ đồng loạt xâm nhập dẫn đến viêm tiết niệu.

Mất kiểm soát cơ sàn chậu dẫn đến viêm tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới khi đến thời kỳ mãn kinh có liên quan tới nồng độ hormone trong cơ thể. Khi hormone estrogen hoạt động tốt, cơ niệu đạo, bàng quang, âm đạo và sàn chậu vô cùng dẻo dai, linh hoạt. Tuy nhiên, khi hormone này suy giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng co bóp bàng quang. Điều này gây mất khả năng kiểm soát, nâng đỡ của các cơ sàn chậu.
Một thống kê cho biết, có đến hơn 40% phụ nữ mãn kinh mắc phải bệnh đường tiểu khi cơ sàn chậu hoạt động kém. Điển hình có thể kể đến một số triệu chứng như tiểu buốt rắt, khó tiểu, tiểu không tự chủ,…

Một số yếu tố nguy cơ khác gây viêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh ngoài việc suy giảm nội tiết tố còn gặp phải nhiều rối loạn cơ thể khác. Cũng bởi vậy mà đối tượng này rất dễ mắc phải bệnh về chuyển hóa như mỡ máu, gút,..
Nhiều chuyên gia tin rằng, nồng độ glucose trong nước tiểu tăng cao cũng được coi là môi trường thuận lợi đưa vi khuẩn vào cơ thể gây nhiễm trùng.
Ngoài ra:
- Vệ sinh cá nhân sai cách: ây là yếu tố nguy cơ không thể bỏ qua khi nhắc đến viêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh. Sử dụng dung dịch vệ sinh pH không phù hợp, thụt rửa sâu âm đạo,… môi trường “vùng kín” mất cân bằng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm từ bên ngoài đi ngược vào vào gây viêm nhiễm.
- Lau từ sau ra trước mỗi lần đi vệ sinh. Thói quen này gặp ở khá nhiều người, không chỉ ở phụ nữ mãn kinh. Động tác này kéo theo vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng tiếp cận với đường niệu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh.
- Nhịn tiểu, lười uống nước: có một thực tế rằng, phụ nữ mãn kinh do thay đổi nội tiết tố nên tâm sinh lý có nhiều biến đổi. Một trong số đó là thói quen nhịn tiểu, ngại đi tiểu và lười uống nước. Điều này làm cho bàng quang và vùng bụng dưới phải chịu một áp lực lớn gây viêm.

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh có nguy hiểm không?
Việt Nam: phụ nữ mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao gấp 4 lần so với bình thường. Đặc biệt ở độ tuổi này, bệnh cực kỳ dai dẳng, dễ tái phát và nguy hiểm.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ độ tuổi mãn kinh khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu sẽ có một số biểu hiện sau:
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, khó tiểu.
- Tiểu nóng rát, đau buốt khó chịu.
- Trong nước tiểu đôi khi có lẫn máu.
- Tiểu nhiều về đêm, lượng nước tiểu mỗi lần ít, có khi không tiểu được.
- Nước tiểu chuyển màu đục, sẫm hơn.
- Mùi nước tiểu nồng, khai, khó chịu.
- Khi siêu âm sẽ thấy bờ bàng quang không đều, dày hơn và xuất hiện cặn lắng.
- Người mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc.

Viêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh có nguy hiểm không?
Không chỉ ở phụ nữ mãn kinh mà bất kỳ đối tượng nào. Viêm tiết niệu không được điều trị kịp thời ở giai đoạn cấp tính có thể dẫn tới tình trạng viêm đường tiết niệu mãn tính ở phụ kể cả ở những người trẻ tuổi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh. Đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy xấu với sức khỏ
Một vài triệu chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh như: viêm ngược dòng, viêm bàng quang ở phụ nữ.
Viêm bàng quang có tự khỏi không? Khi vi khuẩn tồn tại lâu trong đường tiểu mà không có biện pháp xử lý, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ. Sau đó “lội ngược” lên cơ quan niệu trên, làm tổn thương các tế bào thận. Thận suy giảm chức năng ảnh hưởng đến khả năng lọc máu, lâu dần gây suy thận.
Phụ nữ mãn kinh không may mắc phải bệnh suy thận độ 4, độ 5 sẽ có nguy cơ cao phái ghép thận hoặc lọc máu, cực kỳ nguy hiểm. iêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh không được điều trị kịp thời sẽ làm bùng phát khuẩn vào máu. Điều này để lại hệ lụy là nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.

Giải pháp nào cho viêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh?
Viêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh là bệnh lý có tỷ lệ tái phát tương đối cao. Chính vì vậy, bạn nên điều trị khi bệnh đang ở giai đoạn khởi phát và dễ chữa trị.

Sử dụng Thuốc Tây Y trong điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh
Kháng sinh được coi là lựa chọn đầu tay, giúp giảm nhanh các chứng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, ở giai đoạn mãn kinh, hiệu quả tác dụng của thuốc này sẽ giảm dần bởi nhiều yếu tố.
Nguyên nhân do chủng vi khuẩn gây viêm tiết niệu chủ yếu như E.coli, tụ cầu, liên cầu biến đổi, cộng với rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, khiến kháng sinh không còn đặc hiệu.
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây chữa viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu:
- Trimethoprim/sulfamethoxazole
- Ciprofloxacin
- Levofloxacin
Ngoài ra, thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới phenazopyridine hydrochloride cũng được khuyên dùng giúp điều trị viêm bàng quang, giảm sự kích ứng bàng quang. Đồng thời tiêu viêm, hạn chế triệu chứng mót tiểu, tiểu gấp, tiểu buốt khó chịu.

Tóm lại, kháng sinh sẽ giúp bạn xoa dịu triệu chứng một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, những thuốc này là hoạt chất tổng hợp nên sẽ gây ra một số triệu chứng không mong muốn với cơ thể như chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,….
Lạm dụng kháng sinh khi không có chỉ định hoặc sử dụng một cách tùy tiện có thể gây ra thực trạng kháng thuốc vô cùng nguy hiểm. Vì vậy đây không phải là cách chữa viêm bàng quang ở nữ tại nhà tối ưu.
>>> XEM THÊM:
Top 9 thuốc chữa viêm đường tiết niệu phụ nữ
Viêm tiết niệu gây chậm kinh ở phụ nữ
Viêm đường tiết niệu ở nữ có quan hệ được không
Giải pháp trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh với Bảo Niệu Đức Thịnh
Ở phụ nữ mãn kinh, viêm đường tiết niệu được coi là bệnh gặp tỷ lệ tái phát khá cao. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên – Bảo Niệu Đức Thịnh
Bảo Niệu Đức Thịnh chính là giải pháp hoàn hảo giúp cải thiện chứng viêm tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh một cách an toàn. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Với thành phần gồm các nguyên liệu quý, được chọn lọc từ tự nhiên, sản phẩm chính là kết quả nghiên cứu lâu đời. Công dụng chính của Bảo Niệu Đức Thịnh là bồi bổ khí huyết, đảm bảo âm dương và củng cố chức năng thận.
Nhờ các dược liệu gồm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Ích trí nhân, Thỏ ty tử, Bạch mao căn, Đương quy,… các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là E.coli sẽ được diệt trừ. iúp “pha loãng” và đảo thải chất cặn bã ra ngoài, trả lại môi trường trong lành, an toàn nhất cho hệ tiết niệu.
Cách dùng/ liều lượng:
- Trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 11: uống 3 – 4 viên/ lần, mỗi ngày 2 lần
- Trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 14: uống 4 – 6 viên/ lần, mỗi ngày 2 lần
- Người già, người lớn và trẻ em trên 14 tuổi: uống 4 – 6 viên/ lần, mỗi ngày 3 lần.
Bạn nên uống Bảo niệu Đức Thịnh với nước lọc, đều đặn sau mỗi buổi sáng và tối theo đúng liệu trình để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm.

Lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh
Bên cạnh việc sử dụng giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm tiết niệu, các chị em cần bỏ túi những lưu ý sau:
- Hãy đảm bảo uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Điều này vô cùng tốt và có lợi cho chức năng hoạt động của bàng quang. Nước còn có vai trò thanh lọc cơ thể, đẩy các chất cặn bã, độc tố ra bên ngoài.
- Bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, nấm sữa, phô mai,..
- Viêm đường tiết niệu ở nữ nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh cung cấp cho cơ thể mình lượng chất xơ và vitamin dồi dào.
- Cắt giảm lượng đường, phụ gia bảo quản, không chỉ tốt cho bệnh đường tiết niệu mà còn ngăn ngừa nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp,…
- Không nên dùng các dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao hoặc thấp. Các chuyên gia khuyến cáo, dung dịch pH trong khoảng 3,8 – 4,5 là thích hợp cho hệ vi sinh âm đạo. Bởi viêm âm đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm tiết niệu ở độ tuổi mãn kinh.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu. Nhịn tiểu sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên bàng quang, gây căng tức, khó chịu. Lâu dần sẽ làm cho đường tiểu bị tắc, từ đó dẫn đến viêm.
- Tập thể dục, vận động hàng ngày luôn được khuyến khích ở phụ nữ mãn kinh.

Tóm lại, bài viết trên chúng tôi đã phân tích kỹ và đưa ra cho bạn đọc giải pháp điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh hiệu quả. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích chị em cải thiện hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu, viêm đường tiểu đang gặp.
Hãy để lại thông tin dưới đây để được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm đường tiết niệu hoặc liên hệ Hotline: 0839 898 089.