Ngày viết: 24/04/2021 - Cập nhật ngày 09/05/2022. - Tham vấn y khoa: Lương y Ngô Trí Tuệ
Viêm đường tiết niệu có lây không? Nếu có thì lây qua đường nào? Đây là những câu hỏi quen thuộc và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người khi không may mắc phải chứng bệnh này. Khi bị viêm đường tiết niệu người bệnh phải đối mặt với những vấn đề bất thường như tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, tiểu ra máu,…vì hệ tiết niệu gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo là các bộ phận có vai trò chứa đựng và đào thải nước tiểu. Để có thêm thông tin chính xác nhất, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Mục lục
Tổng quan bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng tấn công vào hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm. Nơi ưa thích của vi khuẩn vẫn thận và bàng quang. Chúng tấn công vào thận hoặc bàng quang rồi di chuyển đi khắp các nơi trong hệ tiết niệu. Từ đó gây viêm đường tiết niệu. Một vài trường hợp xâm nhập vào niệu đạo hoặc niệu quản.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu
Các triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp ở cả nam và nữ:
- Đau rát, nóng buốt bộ phận sinh dục mỗi khi đi tiểu.
- Thường xuyên buồn tiểu, nhanh buồn tiểu dù vừa đi xong.
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu lặt vặt trong ngày nhưng lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ vài giọt.
- Nước tiểu bất thường: có màu đục, màu hồng hoặc đỏ do có máu; mùi hôi nồng khó chịu.
- Đau nhức cơ thể, đau thắt lưng, đau bụng dưới.
- Có thể sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn.

Viêm đường tiết niệu nguyên nhân do đâu?
Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli là tác nhân chính và các vi khuẩn gây bệnh khác như Chlamydia, Enterobacter, Citrobacter,…. E.coli ở gần hậu môn có thể đi vào đường tiết niệu và di chuyển lên các bộ phận khác. Chúng tấn công niệu đạo từ hậu môn, từ đó đi ngược lên bàng quang và nếu không được điều trị tận gốc chúng sẽ tấn công thận. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như:
- Phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh, nhiều bạn tình, thô bạo,…
- Nhịn tiểu thường xuyên: sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
- Do dị ứng: chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh, bao cao su,…
- Do các bệnh lý nền: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu đường, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt,…
- Tác dụng phụ của thuốc: thuốc tránh thai, thuốc huyết áp, thuốc hỗ trợ giấc ngủ,….
Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?
Viêm đường tiết niệu không lây từ người sang người qua hình thức tiếp xúc thông thường bên ngoài và cũng không thuộc nhóm bệnh lây lan qua đường tình dục. Tuy nhiên vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể lây lan nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là qua đường hậu môn. Tư thế quan hệ này tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn E.Coli, nấm, và các loại vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia và herpes xâm nhập vào đường tiết niệu.
Trường hợp bạn đang mắc bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai hoặc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm nam khoa mà có quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu thì càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ở nữ có lây không?
Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu cao gấp 5 lần nam giới vì cấu tạo niệu đạo của nữ giới thẳng và ngắn hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Như giải đáp ở trên, viêm đường tiết niệu không lây qua đường tình dục cũng như qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên nếu quan hệ tình dục không an toàn và tần suất nhiều, thô bạo thì vi khuẩn cũng có thể lây từ nữ giới sang bạn tình, đặc biệt là quan hệ qua đường hậu môn. Ngoài ra quan hệ tình dục không lành mạnh trong thời gian mắc bệnh khiến bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới càng nặng hơn, khó chữa và đối mặt với những nguy cơ sau:
- Sung huyết cơ quan sinh dục: bỏng rát ở khu vực niệu đạo, bàng quang khiến cho việc quan hệ tình dục gặp nhiều khó khăn.
- Vi khuẩn lây lan từ hệ tiết niệu sang các cơ quan sinh sản gây viêm nhiễm ngược dòng lên vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung gây ra những bệnh như viêm cổ tử cung, tắc vòi trứng, viêm buồng trứng,….Từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Vì vậy, hãy hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh, nếu có quan hệ thì cần sử dụng biện pháp bảo hộ như bao cao su và hạn chế tần suất quan hệ cũng như không được thô bạo.

Viêm đường tiết niệu lây qua đường nào?
Con đường lây lan chủ yếu của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu là thông qua hoạt động tình dục không an toàn, đặc biệt là qua đường hậu môn. Vi khuẩn từ hậu môn hoặc bộ phận sinh dục của người bệnh có thể di chuyển đến bộ phận sinh dục của đối tác. Hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, nhiều đôi có sở thích quan hệ tình dục bằng miệng, điều này có thể làm lây lan vi khuẩn lên khoang miệng, gây nhiễm trùng thứ cấp. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế việc quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh để tránh lây lan vi khuẩn.
Cách điều trị viêm đường tiết niệu
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn cách điều trị phù hợp để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang bạn tình. Dưới đây là một vài cách điều trị viêm đường tiết niệu bạn có thể tham khảo.
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng Tây y:
Cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng Tây Y thường sử dụng thuốc để giảm nhanh các triệu chứng. Các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin G, Amoxicillin, Levofloxacin, Quinolon Ciprofloxacin, Cephalexin, Nitrofuranto,…. Nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì Cidofovir sẽ được kê.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen hoặc Pyridium.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể sẽ kê đơn kết hợp nhiều loại thuốc khác để tăng khả năng điều trị và phòng bệnh.

Mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà
Từ xa xưa khi thuốc Tây y chưa sử dụng rộng rãi thì ông bà ta đã sử dụng các mẹo dân gian để trị viêm đường tiết niệu. Dân gian thường sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như:
- Giấm táo: Giấm táo có chứa nhiều khoáng chất giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Người bệnh pha 1 muỗng giấm táo và 2 muỗng mật ong cùng nước ấm uống mỗi ngày 1 lần.
- Nha đam: Nha đam có tính sát khuẩn cao, gây tê, chống viêm hiệu quả, do đó có thể sử dụng để chữa viêm đường tiết niệu. Sử dụng nước nha đam 2 lần/ngày, duy trì đều đặn để thấy hiệu quả.
- Rau mùi tây: Mùi tây có chứa Omega 3 và Omega 6, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, mùi tây còn chứa Apiozit giúp lợi tiểu, đào thải độc tố, rất tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu. Người bệnh đun sôi mùi tây lấy nước uống hàng ngày.
- Ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm, có tác dụng giải độc, kháng khuẩn, cầm máu, thường được sử dụng để chữa viêm niệu đạo, viêm bàng quang,…Có thể chế biến thành các món ăn như gà hầm ngải cứu, óc heo hầm ngải cứu,…
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng thảo dược Đông Y
Đông y chú trọng trị bệnh từ gốc. Các bài thuốc Đông y đều là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên có công dụng thải độc, thanh nhiệt, kháng viêm, lợi niệu, từ đó loại bỏ vi khuẩn, nấm ra ngoài. Một vài thảo dược Đông y chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả:
- Mã đề: có tính hàn, vị hơi ngọt, không chứa độc, đi trực tiếp vào kinh phế, giúp thông mồ hôi, tiêu diệt vi khuẩn trong máu, thanh nhiệt,… Bởi thế, cây bông mã đề có khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường tiết niệu và đẩy lùi viêm nhiễm.
- Kim tiền thảo: giúp kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu của bệnh viêm đường tiết niệu.
- Nhọ nồi: có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cầm máu, giúp giảm triệu chứng tiểu buốt, bí tiểu do viêm niệu đạo gây ra.
- Hoàng kỳ: tác dụng thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu, công dụng trị tiểu buốt, bí tiểu, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Hoàng bá: thành phần chính là Berberin và Palmatin, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm tấn công gây viêm đường tiết niệu.
- Râu ngô: râu ngô có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thành phần có chứa chất chống oxy hóa và được sử dụng để chống viêm đường tiết niệu.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu
Để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm viêm đường tiết niệu, các bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, nên đi tiểu cả trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi bàng quang và niệu đạo.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ như dùng bao cao su.
- Không quan hệ bằng miệng để tránh nhiễm trùng thứ cấp, không quan hệ qua đường hậu môn để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngoài nước lọc có thể bổ sung nước ép trái cây, rau củ, nước canh.
- Bổ sung nước ép nam việt quất, sữa chua; các vitamin và khoáng chất thiết yếu; thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, cà chua, súp lơ xanh,..
- Tập thể dục điều độ, phù hợp: yoga, kegel giúp tăng sức khỏe cơ sàn chậu, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc viêm đường tiết niệu có lây không và những lưu ý. Hy vọng những thông tin này hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa, điều trị bệnh an toàn, tránh lây nhiễm.
Ngoài các biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà, các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên lành tính. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu gây ra. Tiêu biểu đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh được điều chế 100% từ thảo dược lành tính: đương quy, hoàng kỳ, ích trí nhân, đảng sâm,…có công dụng:
- Hỗ trợ giảm tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, tiểu ra máu.
- Cân bằng âm dương trong cơ thể, điều hòa lưu thông khí huyết.
- Bổ thận, tăng cường chức năng thận.
Bảo Niệu Đức Thịnh là sự kết hợp giữa Y học cổ truyền với dây chuyền sản xuất Y học hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO được Bộ Y tế chứng nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Sản phẩm phù hợp cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên đến người lớn.
Nếu bạn có thắc mắc về Bảo Niệu Đức Thịnh hoặc muốn tư vấn về bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, vui lòng để lại thông tin qua form dưới đây hoặc gọi hotline 0839.89.80.89. Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất.
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, 30/4 & 1/5 - 26 Tháng Tư, 2023
- ƯU ĐÃI THÁNG 4 – Bảo Niệu Đức Thịnh Sale lớn! - 24 Tháng Tư, 2023
- Thạc sĩ Dược học Vũ Thị Nhiễu - 20 Tháng Tư, 2023