Ngày viết: 11/06/2021 - Cập nhật ngày 08/05/2022. - Tham vấn y khoa: Lương y Ngô Trí Tuệ
Khó tiểu ở nữ giới là một trong số biểu hiện rối loạn đường tiểu khá điển hình. Triệu chứng này khiến người bệnh vô cùng khó chịu và bức bối, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này từ đó tìm ra cách chữa an toàn, phù hợp nhất bạn nhé!

Mục lục
Khó tiểu ở nữ giới là gì? Phân loại triệu chứng đi tiểu khó
Hiểu một cách đúng nhất, khó tiểu hay bí tiểu ở nữ không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Người bình thường, khi não bộ truyền tín hiệu thần kinh xuống bàng quang, sẽ kích thích nơi này co bóp để tống nước ra ngoài.
Vậy nhưng, những người gặp phải bệnh viêm đường tiết niệu sẽ thường phải đối mặt với nguy cơ tiểu khó. Lúc này, họ phải dùng sức, rặn mạnh thì mới tiết được nước thải ra ngoài. Đi kèm với đó là cảm giác đau buốt, ớn lạnh, cực kỳ khó chịu.
Bí tiểu ở đối tượng nữ được chia thành các loại sau:
Bí tiểu cấp tính:
Khó tiểu cấp tính là hiện tượng đột ngột bị bí tiểu, khó tiểu ra ngoài. Thậm chí phải rặn mạnh mới tiểu được. Trong khí đó, bàng quang lại tích đủ lượng nước cần thiết, dẫn đến cảm giác căng tức, đầy bụng. Thậm chí xuất hiện cả cơn co thắt liên tục,…
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân bệnh lý chính gây hiện tượng này là sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, chấn thương vùng cột sống,…. Ngoài ra có thể do bệnh u tuyến tiền liệt, viêm tiền liệt, viêm nhiễm bàng quang.
Bí tiểu mãn tính ở nữ:
Hiện tượng bị bí tiểu mãn tính được hiểu là khó tiểu kéo dài. Khiến cho nước tiểu ứ đọng lượng lớn trong bàng quang. Thậm chí đến một lúc nào đó, túi chứa nước tiểu sẽ lớn và to như “ quả bóng”. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, bàng quang cũng theo đó mà mất đi khả năng co bóp vốn có.
Sự ứ đọng kể trên cần được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Bởi nếu không, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ, sẽ lội ngược dòng và gây nguy hiểm đến thận. Không chỉ thế, hệ thống tiết niệu còn bị căng trướng toàn bộ, viêm nhiễm nặng nề.
Hiện tượng này mặc dù ít gặp hơn ở nữ và chủ yếu xuất hiện ở nam giới trung niên. Tuy nhiên, chị em tuyệt đối không được chủ quan. Vì khó tiểu mãn tính thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng, dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây khó đi tiểu ở nữ giới điển hình
Bí tiểu tiện ở nữ giới hay tiểu buốt, tiểu rắt ra máu ở nữ đều là các rối loạn đường tiểu khá điển hình. Những triệu chứng kể trên chủ yếu là hệ lụy của các nguyên nhân phổ biến sau:
Bàng quang co bóp không đủ mạnh gây tiểu khó nữ giới
Có thể bạn đã biết, bàng quang là nơi tích trữ nước tiểu, chất thải, sản phẩm chuyển hóa của cơ thể. Theo nghiên cứu, thông thường khi bàng quang tích được từ 300 – 400ml nước tiểu sẽ bắt đầu co bóp và tiết nước ra ngoài môi trường.
Tuy nhiên, khi có bất kỳ một tác động nào đó lên quá trình này sẽ gây ra ức chế, khiến cho bàng quang không co bóp được đủ mạnh, dẫn đến hiện tượng bí tiểu, khó tiểu tiện,… Nguyên nhân gây triệu chứng này là:
- Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, đặc biệt là chấn thương nặng nề vùng cột sống thắt lưng.
- Thành bàng quang gặp tổn thương, chai sạn do viêm nhiễm mãn tính. Điều này gây ảnh hưởng đến mô đàn hồi, khiến bàng quang co bóp, thực hiện chức năng đóng – mở yếu dần đi.
Bí tiểu ở phụ nữ do dị vật bàng quang
Dị vật bàng quang ở đây được hiểu là sỏi tiết niệu, cục máu đông,… Những tác nhân kể trên sẽ gây bít tắc đường niệu, chít hẹp đường tiểu khiến cho chị em khó tiểu, bí tiểu tiện. Bên cạnh đó, một số trường hợp nặng nề hơn, người bệnh có thể bị tổn thương đường tiểu. Điều này dẫn tới hiện tượng đi tiểu đau buốt bụng dưới ở nữ hoặc đơn thuần là đi tiểu bị đau và khó chịu.

Ung thư bàng quang – Nguyên nhân gây khó tiểu tiện ở nữ
Ung thư bàng quang là bệnh lý khá hiếm gặp. Tuy nhiên, khi nữ giới mắc phải bệnh trên, khối u phát triển to sẽ gây tắc lỗ niệu đạo, lâu dần dẫn tới bí đái, rối loạn tiểu tiện. Khi sử dụng các thủ thuật ngoại khoa, thông thường bác sĩ sẽ tìm thấy khối u nằm ở cổ bàng quang.
Khó tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể kể đến như viêm niệu đạo, viêm bàng quang,…. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng bí tiểu, khó tiểu tiện, đi tiểu đau ở nữ. Thậm chí ớn lạnh, rét run khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục.
Đặc biệt, tại vị trí tổn thương, có thể tạo cơ hội cho khuẩn phát triển, lội ngược dòng gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Ngoài các triệu chứng chúng tôi đã liệt kê, nữ giới có thể phải đối mặt với các biểu hiện sau:
- Nước tiểu khai, mùi khó chịu.
- Màu nước tiểu đục, thậm chí có lẫn máu.
- Người bệnh có cảm giác buốt, rắt khi tiểu.
Hẹp niệu đạo – Nguyên nhân bệnh lý gây tắc nghẽn đường tiểu
Hẹp niệu đạo được coi là một trong số nguyên nhân gây ra hiện tượng bí tiểu tiện. Mặc dù bệnh này xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Tuy nhiên nữ giới cũng không nên chủ quan vì hẹp niệu đạo có thể gây rối loạn đường tiểu kèm theo đi tiểu đau, khó khăn.
Do tác dụng phụ của một số thuốc Tây dẫn đến tiểu khó ở nữ
Một số thuốc Tây y để chữa bệnh nhiễm khuẩn có thể gây tác dụng phụ làm giảm hoạt động bàng quang. Đồng thời, ức chế quá trình tống nước tiểu ra ngoài của hệ thống nước tiểu. Các thuốc có thể kể đến như:
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc giảm đau hoặc thuốc thần kinh
- Thuốc lợi tiểu
- ….

Sa trực tràng, sa bàng quang gây ra khó tiểu tiện ở nữ
Theo nghiên cứu, sa bàng quang hay sa trực tràng là bệnh lý có thể gây suy yếu thành bàng quang, âm đạo. Điều này khiến cho nước tiểu khó chảy được ra hết bên ngoài môi trường. Từ đó dẫn tới một số rối loạn tiểu tiện như khó tiểu, tiểu buốt rắt.
Một số triệu chứng bí tiểu ở nữ thường gặp
Hiện tượng khó tiểu ở phụ nữ sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào từng giai đoạn và cách phân loại. Cụ thể như sau:
Triệu chứng bí tiểu cấp tính ở nữ giới
Các triệu chứng phổ biến ở giai đoạn này, gồm có:
- Chứng bí tiểu cấp tính xảy ra đột ngột, khiến người bệnh bị căng phồng bàng quang, đau đớn không chịu nổi.
- Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ
- Tiểu gấp gáp, đau đớn, khó chịu bụng dưới khi tiểu.
- Bên cạnh đó, một số chị em còn gặp phải tình trạng sốt cao, rét run khi tiểu tiện.
Bí tiểu cấp tính sẽ tiến triển rất nhanh chóng, thậm chí đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. Bởi vậy, ngay khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị, nhằm giải phóng hết nước tiểu ra bàng quang.
Bí tiểu mãn tính ở nữ có triệu chứng thế nào?
Khác với bí tiểu tiện cấp tính, khi chị em mắc phải hiện tượng khó tiểu mãn, sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình sau đây:
- Đi tiểu nhiều hơn trong ngày ( 8 – 10 lần). Tuy nhiên, mỗi lần chỉ rò rỉ ra một ít bên ngoài, khó tiểu thành dòng.
- Chị em phải gắng sức, rặn mạnh và đứng lâu để lưu thông khí huyết mới đi tiểu ra nước được.
- Cảm giác buồn tiểu thôi thúc ngay cả khi vừa đi xong.
- Rò rỉ nước tiểu nhiều từ bàng quang ra quần.
- Són tiểu, mất khả năng kiểm soát nước tiểu.
- Căng tức vùng bụng dưới, khó chịu xương chậu, thắt lưng.
Các triệu chứng trên không chữa trị kịp thời, sẽ gây ra vô vàn, hệ lụy biến chứng cho sức khỏe:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Bí tiểu lâu ngày, nước tiểu bị tích tụ sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu. Điều này tạo cơ hội vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ dẫn tới viêm. Thậm chí có thể lội ngược dòng làm tổn thương thận nguy hiểm.
- Bàng quang bị tổn thương:
Bàng quang là nơi tích trữ nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ quan này bị tổn thương, sẽ gây rối loạn chức năng hoạt động. Một số trường hợp nghiêm trọng, bàng quang sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết nước tiểu ra ngoài.
- Tổn thương thận:
Thận là nơi thanh lọc máu và sản xuất nước tiểu. Vậy nhưng nước tiểu chảy ngược dòng do bí tiểu có thể khiến cho cơ quan này bị tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng. Nhiều biến chứng nặng nề còn dẫn tới suy thận, viêm đài bể thận, tử vong,….

Bật mí cách chữa hiệu quả chứng khó tiểu ở nữ
Khó tiểu ở nữ giới có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp. Có thể kể đến như dưới đây, mời chị em tham khảo:
Sử dụng thuốc tây trị bí tiểu ở phụ nữ hiệu quả
Bí tiểu ở nữ giới có thể khắc phục nhanh chóng nhờ các thuốc tây y. Tuy nhiên, thuốc này có nguồn gốc từ thành phần hóa học. Do vậy, chị em tuyệt đối không được lạm dụng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, có hại cho cơ thể.
Khi nữ giới bị khó tiểu tiện do nhiễm trùng bàng quang có thể tham khảo các thuốc giảm đau gồm:
- Ibuprofen. Biệt dược Advil, Motrin.
- Acetaminophen ( Tylenol).
Hoặc kết hợp thêm thuốc kháng sinh để làm lành tổn thương do viêm nhiễm nhanh chóng.
Trường hợp bị bí tiểu do nguyên nhân u xơ tuyến tiền liệt có thể tham khảo các thuốc như:
- Thuốc ức chế men chuyển 5 – alpha như Finasteride. Biệt dược Proscar, Propecia. Hay Avodart có hoạt chất dutasteride. Thuốc trên có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt. Đồng thời hỗ trợ thu nhỏ kích thước khối u, làm giảm nhanh các triệu chứng khó tiểu, bí tiểu tiện,….
Nữ giới bị khó tiểu khi dùng thuốc Tây điều trị cần lưu ý phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những thuốc trên sẽ giúp xoa dịu nhanh các tổn thương, triệu chứng khó chịu. Đồng thời, chúng cũng gây ra vô vàn tác hại đối với sức khỏe. Nặng nề nhất là kháng thuốc, tử vong,…
Cách trị khó tiểu tại nhà cho nữ giới đơn giản
Nữ giới bị bí tiểu cấp tính cần thông tiểu ngay để tránh gây biến chứng nguy hiểm. Trường hợp khó tiểu kéo dài cần có biện pháp giảm ngay tình trạng ứ đọng bàng quang. Đồng thời loại bỏ nguyên nhân gây khó tiểu tiện, buồn tiểu mà không tiểu được, khó chịu.
Dưới đây là một số cách trị chứng bí tiểu cho nữ tại nhà. Mời chị em tham khảo thêm:
Chữa khó tiểu bằng củ hành tươi đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Một củ hành tươi
- Vải sạch
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chị em dùng củ hành tươi đã chuẩn bị rửa sạch, lột vỏ.
Bước 2: Giã nát hành tươi. Sau đó bọc vào vải sạch.
Bước 3: Sao nóng hỗn hợp trên.
Chị em bị khó tiểu nên đắp vào điểm huyệt thần khuyết hay còn gọi là rốn để nhanh chóng thông đường tiểu đang bít tắc.
Trị khó tiểu do viêm nhiễm phụ khoa bằng hành
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá và cả hành tươi
- Mật ong nguyên chất.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hành rửa sạch, giã nát. Cho thêm mật ong, trộn đều.
Bước 2: Bọc hỗn hợp trên vào vải sạch.
Bước 3: Đắp lên vùng bụng dưới, trên cơ quan sinh dục.
Dùng thịt ốc chữa tiểu khó ở phụ nữ hiệu quả
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 4 – 5 con ốc vặn
- Hành tươi.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Ốc bỏ vỏ, rửa sạch.
Bước 2: Hành rửa sạch, giã nát.
Bước 3: Trộn ốc với hành giã nát. Sau đó nặn thành hình tròn.
Chị em bị tiểu khó, bí tiểu tiện nên đặt hỗn hợp trên lên rốn. Rồi dùng băng cố định lại.
Thực hiện liên tục trong 1 tuần, đường tiểu sẽ được thông và bạn có thể tiểu tiện bình thường. Tuy nhiên, lưu ý không nên đắp quá lâu, chỉ nên đắp dưới 3 tiếng đồng hô.
Bấm huyệt trị bí đái ở nữ giới hiệu quả
Phương pháp này dựa trên nguyên lý cổ truyền phương Đông. Các chuyên gia đánh giá rất cao hiệu quả điều trị và độ lành tính, an toàn. Liệu trình trên diễn ra khoảng 30 phút / lần/ ngày. Nên áp dụng 5 – 10 lần mỗi ngày.
Để thực hiện được phương pháp này, chị em cần xoa bóp, bóp, day, nhào vùng bụng. Lưu ý, ấn mạnh vào các huyệt trung quản, hạ quản, đại hoành, quan nguyên, thiết khu, quy lại, khí hải,…
Cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ bằng thuốc cây thuốc nam
Dưới đây là các bài thuốc trị khó tiểu, tiểu buốt rắt cho nữ bằng cây thuốc nam. Mời chị em tham khảo:
Chữa bí tiểu ở nữ do thấp nhiệt hiệu quả
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 16 gam hương nhu trắng
- 16 gam cỏ mần trầu
- 16 gam mã đề
- 12 gam sinh địa
- 10 gam râu ngô
- 12 gam liên kiều
Cách làm: Các nguyên liệu trên rửa sạch. Sắc uống ngày một thang để cải thiện triệu chứng bệnh.

Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20 gam hạ liên châu
- 20 gam tang diệp
- 16 gam hạ liên châu
- 16 gam bạch mao căn
- 20 gam thổ phục linh
- 16 gam rau dấp cá
- 16 gam mã đề thảo
- 12 gam mộc thông
- 16 gam vỏ bí ngô
- 16 gam mướp đắng
- 16 gam cam thảo đất
Cách làm: Sắc cùng 1 lít nước. Uống hàng ngày.
Chữa khó tiểu tiện ở nữ giới do sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu có thể dẫn tới hiện tượng bí tiểu, khó tiểu thanh dòng. Để khắc phục triệt để, bạn có thể áp dụng cách làm sau:
Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20 gam kim tiền thảo
- 20 gam trinh nữ
- 20 gam trúc diệp
- 16 gam râu ngô
- 16 gam rễ bí ngô
- 16 gam rau ngổ
- 16 gam ích mẫu
Sắc các nguyên liệu trên cùng nước sạch. Ngày uống 1 thang đến khi cải thiện rối loạn tiểu tiện.
Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20 gam mướp đắng
- 20 gam trinh nữ
- 20 gam rễ cỏ tranh
- 20 gam rễ cỏ tranh
- 10 gam kê nội kim
- 16 gam cỏ xước
- 20 gam rau dấp cá
- 16 gam cỏ xước
- 16 gam hải kim sa
- 20 gam rau ngổ
Bài thuốc này nên uống mỗi ngày một thang.

Cải thiện chứng tiểu khó ở nữ do sang chấn, tổn thương
Bài thuốc Đông y này giúp bổ trung ích khí, hoạt huyết, lợi niệu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- 12 gam sinh địa
- 12 gam tam thất
- 12 gam sơn chi
- 12 gam hoàng kỳ
- 12 gam bạch truật
- 12 gam sài hồ
- 16 gam trúc diệp
- 12 gam bạch truật
- 6 gam thông thảo
- 16 gam đinh lăng
- 10 gam xa tiền tử
Sắc bài thuốc trên cùng nước sạch vừa đủ. Mỗi ngày uống 1 thang đến khi khỏi bệnh.
> XEM THÊM:
[GIẢI ĐÁP] Mắc chứng khó tiểu nên làm gì?
Khó tiểu nên ăn gì? Lưu ngày danh sách thực phẩm vàng điều trị khó tiểu
Bị khó tiểu sau phẫu thuật phải làm sao?
Khó tiểu sau sinh nguyên nhân và cách chữa trị
Khó tiểu ở nam giới có phải là bệnh?
Mẹ bầu bị khó tiểu khi mang thai cách khắc phục an toàn
Gợi ý cách chữa tiểu khó, bí tiểu ở phụ nữ bằng Bảo Niệu Đức Thịnh
Bên cạnh các phương pháp kể trên, các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh tiểu khó, bí tiểu, đặc biệt là đối tượng nữ nên tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh. Sản phẩm đã được Bộ y tế chứng nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên. Gồm: cao Ích trí nhân, cao Đẳng sâm, cao Bạch mao căn, cao Thỏ ty tử…. Nhờ vậy, Bảo Niệu Đức Thịnh có khả năng cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, bổ thận, tăng cường chức năng thận,…
Đồng thời, giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, khó tiểu tiện.
Hướng dẫn cách sử dụng:
Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
Trẻ em từ 6-10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-4 viên.
Trẻ em từ 11-14 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6 viên.
Trẻ em từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6 viên.
Hiện nay, Bảo Niệu Đức Thịnh được bán với giá 825.000 đồng/ lọ 60 viên. Sản phẩm đang chương trình tri ân khách hàng. Chiết khấu 30% và Mua 4 hộp tặng 1 hộp.

Như vậy, bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc khó tiểu ở nữ giới là gì và cách chữa an toàn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe của mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn về sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh vui lòng liên hệ Hotline: 0839.898.089 hoặc để lại thông tin dưới đây.
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, 30/4 & 1/5 - 26 Tháng Tư, 2023
- ƯU ĐÃI THÁNG 4 – Bảo Niệu Đức Thịnh Sale lớn! - 24 Tháng Tư, 2023
- Thạc sĩ Dược học Vũ Thị Nhiễu - 20 Tháng Tư, 2023
Tôi bị tiểu buốt rắt, khó tiểu. DÙng bảo niệu này được 2 tháng mà khỏi hẳn. Cảm ơn đã tư vấn giúp tôi.