Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

[ GIẢI ĐÁP] Hiện tượng khó tiểu tiểu nhiều lần có thật sự đáng lo ngại?

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 18/06/2021 - Cập nhật ngày 15/09/2023.

Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu

Biên tập: Khánh Toàn

Khó tiểu tiểu nhiều lần không phải bệnh lý mà là triệu chứng của một vài bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, dấu hiệu kể trên cũng có thể là hệ lụy của thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ ăn không khoa học,…. Vậy đi tiểu nhiều kèm khó tiểu có nguy hiểm không và chữa thế nào? Mời bạn đọc cùng xem ngay lời giải trong nội dung bài viết dưới đây.

Tiểu khó tiểu nhiều lần là gì?

Khó tiểu tiểu nhiều lần không phải bệnh lý mà là triệu chứng của một vài bệnh nguy hiểm.
Khó tiểu tiểu nhiều lần không phải bệnh lý mà là triệu chứng của một vài bệnh nguy hiểm.

Khó tiểu tiểu nhiều lần bản chất là hai triệu chứng bệnh khác nhau của rối loạn tiểu tiện. Mặc dù vậy, trên thực tế lâm sàng, khi người bệnh mắc phải viêm tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,… đều xuất hiện các triệu chứng đồng thời. Trong đó có tiểu khó khăn và tiểu nhiều lần trong ngày.

Tiểu khó là gì?

Theo quan niệm Y khoa, tiểu khó có nhiều tên gọi khác như bí tiểu, khó tiểu, bí đái,…. Số liệu thống kê cho thấy, bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng gặp nhiều nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 40 trở lên. Ngoài ra, chị em phụ nữ sau sinh cũng chiếm một tỷ lệ khá cao ở những người bị khó tiểu.

Bác sĩ Lê Văn Minh – Chuyên khoa I Nam Học ( Khoa ngoại tiết niệu – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng) cho biết:” Đối với người bình thường, bàng quang chứa khoảng 250 – 800ml sẽ có cảm giác kích thích đi tiểu, chỉ cần rặn nhẹ nước tiểu đã dễ dàng thoát ra ngoài với lưu lượng tầm 20ml mỗi giây”.

Vậy nhưng, khi người bệnh mắc phải bệnh lý nào đó hoặc chấn thương làm gián đoạn quá trình bài tiết nước tiểu. Lúc này kể cả khi bàng quang chưa tích đủ nước, bạn đã có cảm giác buồn tiểu thôi thúc. Thậm chí cứ 5 phút đi tiểu 1 lần. Kèm theo đó là tiểu khó, tiểu lắt nhắt, vô cùng mệt mỏi.

Tiểu khó là gì? Nguy hiểm không?
Tiểu khó là gì? Nguy hiểm không?

Tiểu nhiều lần là gì?

Trung bình, một người khỏe mạnh bình thường chỉ đi tiểu khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày. Những người có xu hướng đi tiểu hơn 8 lần/ ngày thì được gọi là tiểu nhiều. Tuy nhiên, hiện nay một số bạn vẫn bị nhầm nhầm giữa hai khái niệm là đi tiểu rắt và tiểu nhiều lần. Cụ thể như sau:

  • Tiểu rắt: Hay còn gọi là tiểu lắt nhắt. Tức là người bệnh tiểu nhiều lần, mỗi lần lượng nước tiểu ít, kèm theo buốt khi tiểu.
  • Tiểu nhiều lần: Ám chỉ về số lần đi tiểu và lượng nước tiểu.

Các chuyên gia cho rằng, tiểu nhiều lần thường gặp ở người già, người cao tuổi, thường đi kèm với hiện tượng tiểu đêm, khó tiểu tiện. Triệu chứng này có thể do các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, chế độ ăn, thói quen sinh hoạt,…. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!

Nút tư vấn trực tiếp Bảo Niệu Đức Thịnh

Đi tiểu nhiều lần khó tiểu có nguy hiểm không?

Tình trạng đi tiểu nhiều lần và khó tiểu nếu chỉ diễn ra trong vài ngày thì bạn không cần quá lo lắng. Lúc này hãy chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động và chế độ ăn hàng ngày theo hướng tích cực để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu diễn biến bệnh ngày càng trầm trọng, khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi và lo lắng thì tuyệt đối đừng chủ quan.

Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến có thể gây ra triệu chứng khó tiểu tiểu nhiều lần. Mời bạn đọc tham khảo:

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu, khó tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có tên tiếng anh là Urinary tract infection – UTI. Bản chất của hiện tượng này là tình trạng một trong số bốn cơ quan của hệ thống tiết niệu bị tổn thương gây ra viêm nhiễm. Trong đó, bàng quang và niệu đạo được coi là hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất.

Theo số liệu thống kê, có đến 40% chị em phụ nữ có khả năng bị nhiễm trùng tiết niệu một vài lần trong đời. Tại Singapo, có khoảng 4% phụ nữ trưởng thành bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Thậm chí tỷ lệ này tăng đến 7% ở phụ nữ tuổi 50. Nghiên cứu còn chứng minh, tỷ lệ nữ bị bệnh cao gấp 30 lần so với phái mạnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra chủ yếu do vi khuẩn E.coli. Khuẩn này tồn tại ở ruột già. Sau đó di chuyển dần vào hậu môn, niệu đạo và gây ra viêm nhiễm. Nếu bệnh kéo dài, chúng có thể lội ngược dòng gây ra nhiễm trùng huyết, suy thận, đe dọa trực tiếp tính mạng,….

Một số triệu chứng điển hình của bệnh gồm có:

  • Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu
  • Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu
  • Mỗi lần đi tiểu với lượng ít, khó tiểu tiện
  • Một số trường hợp sốt cao, rét run
  • Cảm giác mệt mỏi, người uể oải.

Nếu bạn không may mắc phải các biểu hiện kể trên. Hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không chủ quan tạo cơ hội cho vi khuẩn lội ngược dòng gây tổn thương thận nhé!

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu, khó tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu, khó tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu

Suy thận mãn gây khó tiểu tiểu nhiều lần

Suy thận mãn là hệ lụy hết sức nguy hiểm của bệnh thận. Lúc này chức năng thận giảm dần, thậm chí không thể hồi phục. Suy thận mãn khiến cho mức lọc cầu thận bị giảm. Đồng thời gây thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn nước điện giải. Nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng dần. Cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh suy thận mãn gồm có:

  • Tăng huyết áp: Có thể nói đây là triệu chứng hay gặp nhất. Khi huyết áp tăng, nhịp tim sẽ bị rối loạn theo đó, xơ vữa động mạc, suy tim,…
  • Thiếu máu: Một số biểu hiện gồm da xanh, niêm mạc nhợt, chóng mặt. Mức độ thiếu máu này sẽ tăng dần theo thời gian suy thận. Điều này khiến cho người bệnh mệt mỏi, da xanh xao, ăn kém, ngủ không ngon.
  • Ure máu tăng cao
  • Khó tiểu tiểu nhiều lần. Kèm theo tiểu buốt rắt.
  • Phù chi
  • Hôn mê, loét miệng, ỉa chảy, xuất huyết tiêu hóa,…
Suy thận mãn gây khó tiểu tiểu nhiều lần
Suy thận mãn gây khó tiểu tiểu nhiều lần

Uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều, khó tiểu có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

Có thể bạn đã biết, ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính gặp ở nhiều đối tượng. Một số liệu tổng quan cho biết, ung thư bàng quang đứng thứ 4 trong số các bệnh ung thư gặp nhiều ở nam giới và thứ 7 ở đối tượng nữ. Ngoài ra, nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 3 lần so với nữ.

Globocan công bố thống kê năm 2018 rằng, có 549.000 ca ung thư bàng quang mới trên toàn thế giới. Trong đó có 199.900 người bị tử vong. Còn riêng Việt Nam, ung thư bàng quang gặp chủ yếu ở độ tuổi trong khoảng 40 – 70, đa phần là đối tượng nam.

Các chuyên gia cho rằng, nếu bệnh được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ sống sau 5 năm là đến 51 – 79%. Vậy nhưng tỷ lệ này giảm xuống còn 25 – 47% khi ung thư đã ăn sâu và lớp cơ. Nói vậy để thấy, đây quả thật là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mà chúng ta không thể nào coi thường.

Uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều, khó tiểu có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang
Uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều, khó tiểu có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang

Bàng quang tăng hoạt OAB – Nguyên nhân gây khó tiểu tiểu nhiều lần

Theo nghiên cứu, hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB còn được gọi là bàng quang kích thích. Bệnh này xảy ra khi bàng quang bị co thắt đột ngột. Từ đó dẫn đến mất kiểm soát chức năng đóng – mở bàng quang. Tình trạng này khá phổ biến và gặp ở nhiều đối tượng người bệnh.

Các triệu chứng điển hình của hiện tượng tăng hoạt bàng quang gồm:

  • Tiểu nhiều lần: Người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. ( >7 lần/ ngày). Thậm chí có thể nhiều hơn nữa.
  • Tiểu đêm: Thức dậy hơn 2 lần mỗi đêm để đi tiểu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tiểu không kiểm soát: Nước tiểu bị són, rỉ ra quần. Thậm chí chưa kịp vào nhà vệ sinh.
  • Tiểu gấp gáp: Khi bàng quang bị kích thích, người bệnh sẽ có cảm giác đi tiểu gấp gáp, dù bàng quang đã đủ lượng nước hay chưa.
Bàng quang tăng hoạt OAB - Nguyên nhân gây khó tiểu tiểu nhiều lần
Bàng quang tăng hoạt OAB – Nguyên nhân gây khó tiểu tiểu nhiều lần

Đột quỵ và các bệnh thần kinh gây tiểu khó tiểu nhiều

Khi có bất kỳ tác động nào đó xảy ra với mạch máu ở trong hệ thần kinh trung ương thì đột quỵ hoặc tai biến mạc máu não sẽ xảy ra. Lúc này tín hiệu dẫn truyền thần kinh thực vật từ não bộ đến các cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí rối loạn. Trong đó có bàng quang.

Chức năng đóng mở, co bóp của bàng quang không thể thực hiện được chức năng tốt như lúc đầu. Ngoài các triệu chứng chính như đau cổ, đau lưng, co thắt cơ bắp, ngứa râm ran, tê liệt chi,… thì khó tiểu hoặc tiểu mất kiểm soát của được coi là dấu hiệu mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh này gặp phải.

Bật mí cách khắc phục hiện tượng đi tiểu nhiều lần và khó tiểu

Tiểu nhiều, tiểu khó gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau và có thể nói là cực kỳ đa dạng. Bởi vậy, muốn điều trị tận gốc, dứt điểm hoàn toàn chứng bệnh phiền toái này, bạn phải xác định được chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng xử trí.

Dưới đây là một số gợi ý, mời bạn tham khảo:

Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ, nam giới bằng thuốc tân dược

Thuốc tân dược hay gọi là thuốc tây có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng. Có thể nói đây là lựa chọn đầu tay của khá nhiều y bác sĩ, nhất là với trường hợp bệnh rối loạn tiểu tiện có diễn biến khá nặng.

Một thuốc điển hình gồm có:

  • Thuốc Metronidazlole 250mg
  • Thuốc Ciprofloxacin 500mg
  • Thuốc Peflacin 400mg

Các thuốc trên có thể được thay thế bằng nhiều thuốc tân dược khác. Điều này tùy vào sự cân nhắc, chỉ định của bác sĩ dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tây mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Bởi thuốc tây y có thể để lại vô vàn tác dụng phụ không mong muốn. Thậm chí đe dọa trực tiếp sức khỏe, tính mạng của người bệnh như sốc phản vệ, kháng thuốc, tử vong.

Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ, nam giới bằng thuốc tân dược
Cách chữa đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ, nam giới bằng thuốc tân dược

Cách trị khó tiểu tại nhà bằng các phương pháp dân gian

Đối với các trường đi tiểu khó khăn, tiểu nhiều lần trong ngày chưa diễn biến quá nặng hoặc mới khởi phát. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc từ dân gian nhằm khắc phục triệu chứng. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cơ thể.

Uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều chữa bằng bột sắn dây

Sắn dây có đặc tính thanh mát. Từ đó hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, trị các chứng khó tiểu, tiểu buốt rắt cực kỳ hiệu quả. Dưới đây là các cách bạn có thể dùng sắn dây tại nhà:

Cách 1: Bột sắn dây tự làm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • 3 kg sắn dây tươi
  • Đường phèn
  • Nước sạch

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sắn dây cạo vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.

Bước 2: Đem toàn bộ sắn dây phơi khô hoặc sấy giòn.
Bước 3: Giã nhỏ sắn dây. Bạn lọc qua rây lấy phần bột mịn.

Bước 4: Mỗi lần sử dụng, lấy khoảng 2 muỗng cà phê bột sắn dây, pha cùng nước mát. Thêm đường phèn.

Cách 2: Bột sắn dây mua sẵn

Bước 1: Bạn nên tìm mua bột sắn dây bán sẵn tại các địa điểm uy tín. Bởi lẽ, bột này cực kỳ giống bột mì nên có thể trộn lẫn vào nhau.

Bước 2: Cho 200ml nước vào nồi. Đun sôi lên. Sau đó bạn cho 3 thìa bột sắn dây vào. Khuấy đều.

Bước 3: Đậy nắp nồi thêm khoảng 1 phút.

Bước 4: Sau khi bột sắn dây chín, bạn cho thêm đường phèn. Ngày dùng từ 1 – 2 lần.

Uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều chữa bằng bột sắn dây
Uống ít nước nhưng đi tiểu nhiều chữa bằng bột sắn dây

Ngải cứu – Vị thuốc nam chữa tiểu buốt, tiểu nhiều, khó tiểu hiệu quả

Ngải cứu là vị thuốc nam khá quen thuốc với chúng ta. Mặc dù cây này có tính ấm, nhưng đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của nó khá tốt. Nhờ vậy, ngải cứu có tác dụng hạn chế đáng kể tình trạng khó tiểu tiểu nhiều lần.

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • 50 gam ngải cứu ( gồm cả thân, lá)
  • 15 gam cỏ seo gà
  • 15 gam rễ cỏ tranh

Các bước thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch ba nguyên liệu trên, để ráo nước.

Bước 2: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi. Thêm 1 lít nước sạch.

Bước 3: Sau khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa lại và tiếp tục đun thêm 15 – 20 phút nữa. Mục đích để dược chất hòa tan đều vào nước.

Với bài thuốc trên, người bệnh chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày. Bạn có thể cho thêm đường phèn hoặc mật ong để tăng hương vị.

Ngải cứu - Vị thuốc nam chữa tiểu buốt, tiểu nhiều, khó tiểu hiệu quả
Ngải cứu – Vị thuốc nam chữa tiểu buốt, tiểu nhiều, khó tiểu hiệu quả

Chữa tiểu nhiều, khó tiểu bằng cỏ mần trầu, mã đề, kim tiền thảo

Cả mã đề, kim tiền thảo và cỏ mần trầu đều được coi là ” khắc tinh” của hiện tượng đi tiểu khó, tiểu nhiều, rối loạn tiểu tiện do nóng trong. Bài thuốc này cũng được áp dụng khá phổ biến hiện này. Dưới đây là cách thực hiện, mời bạn xem thêm.

Nguyên liệu cần có gồm:

  • 60 gam kim tiền thảo
  • 60 gam mã đề
  • 60 gam cỏ mần trầu
  • 2 gam vỏ cây tre

Các bước thực hiện:
Bước 1: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi rửa sạch.

Bước 2: Vỏ ngoài của tre đem giã nát thành bột.

Bước 3: Cho 4 nguyên liệu vào nồi. Thêm 1 lít nước sạch. Đun sôi lên.

Bước 4: Khi nước sôi. Vặn nhỏ lửa. Đun thêm 20 phút.

Nước này nên uống trực tiếp lúc còn ấm. Uống ngày 2 – 3 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần.

Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt nhằm khắc phục tiểu nhiều

Chế độ sinh hoạt và lối sống của người bệnh có tác động cực kỳ mạnh mẽ đến các biểu hiện bị rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng này, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng lịch đi tiểu: Tiểu nhiều lần khiến bạn mệt mỏi. Vậy thì hãy cố gắng ” ép” bản thân phải đi tiểu vào một khung giờ cố định trong ngày. Sau một thời gian, bàng quang sẽ quen dần với lịch mà bạn xây dựng.
  • Đảm bảo uống đủ nước. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người bình thường trung bình nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Bởi nước giúp thanh lọc và giải độc cơ thể vô cùng hiệu quả.
  • Giảm căng thẳng, duy trì tâm lý ổn định: Khi bạn quá lo lắng, căng thẳng hay stress, não bộ sẽ truyền tín hiệu thần kinh xuống bàng quang ” sai lệch”. Điều này khiến cho cơ bàng quang bị ảnh hưởng phần nào.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Vùng kín được coi là môi trường, là ” ngôi nhà” lý tưởng cho chủng vi khuẩn từ bên ngoài tồn tại gây viêm. Nhất là sau khi tiểu tiện, quan hệ tình dục. Bởi vậy, bạn nên vệ sinh, lau chùi sạch sẽ ” chỗ ấy” thường xuyên, tránh sự ẩm ướt, bí bách,… nhé!
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt nhằm khắc phục tiểu nhiều
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt nhằm khắc phục tiểu nhiều

>>> XEM THÊM:

Đánh bay tiểu nhiều lần nhờ sử dụng Bảo Niệu Đức Thịnh

Người mắc chứng tiểu nhiều lần nên bổ sung thực phẩm gì

Tiểu nhiều lần đau bụng dưới là bệnh gì

Cách điều trị tiểu nhiều lần hiệu quả

Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị hiệu quả tiểu khó tiểu nhiều lần

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh được nghiên cứu và phát triển bởi Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường, mang lại hiệu quả vượt trội giúp người bệnh chấm dứt nỗi lo về tình trạng tiểu nhiều, khó tiểu, tiểu mất kiểm soát thường gặp.

Bảo Niệu Đức Thịnh được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, với sự kết hợp hoàn hảo và đúng tỷ lệ giữa các thảo dược quý. Có thể kể đến như ích trí nhân, thỏ ty tử, đương quy, đảng sâm, bạch linh,…. Nhờ đó, sản phẩm đem đến sự an toàn và cực kỳ lành tính, đánh trực diện vào nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đã chứng minh được Bảo Niệu Đức Thịnh có khả năng tăng cường chức năng thận, điều hòa hai cực âm dương trong cơ thể. Quan trọng nhất là hỗ trợ ổn định bàng quang, từ đó giảm nhanh chứng tiểu không kiểm soát và đi tiểu nhiều lần, khó tiểu, tiểu buốt,…..

Hướng dẫn sử dụng Bảo Niệu Đức Thịnh: 

  • Trẻ em từ 6-10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-4 viên.
  • Trẻ em từ 11-14 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6 viên.
  • Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6 viên.

Với những thành công đạt được, Bảo Niệu Đức Thịnh đã vượt qua hàng ngàn hồ sơ nhận được bằng khen và cúp vàng “Top 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019” do chính người tiêu dùng bình chọn.

Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị hiệu quả tiểu khó tiểu nhiều lần
Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị hiệu quả tiểu khó tiểu nhiều lần

Nút đặt mua sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Như vậy, nội dung bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp toàn bộ thông tin về nguyên nhân, cách chữa hiện tượng khó tiểu tiểu nhiều lần. Mong rằng, những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong quá trình khắc phục các biểu hiện rối loạn tiểu tiện nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ Hotline: 0839.898.089 để được tư vấn.

Thạc sĩ - Dược sĩ Trần Minh Châu
Latest posts by Thạc sĩ - Dược sĩ Trần Minh Châu (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

      ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

      Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!