Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

[Tư vấn] Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nam, nữ và trẻ em

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 08/09/2022 - Cập nhật ngày 31/10/2022.


Chuyên gia tư vấn bệnh lý
Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là hiện tượng phổ biến ở cả nam, nữ giới hoặc cả trẻ em với cảm giác đi tiểu chưa hết lượng nước trong bàng quang và khó để tiểu hết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, khiến cho người bệnh gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống và công việc. Vậy dấu hiệu này có nguy hiểm không? Đây có phải là biểu hiện của một bệnh lý nào đó không? Xem ngay lời giải chính xác nhất trong bài viết sau bạn nhé!

Vừa đi tiểu xong lại cứ có cảm giác buồn tiểu là bị gì? Có nguy hiểm không?
Vừa đi tiểu xong lại cứ có cảm giác buồn tiểu là bị gì? Có nguy hiểm không?

1. Triệu chứng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nam, nữ và trẻ em

Hiện tượng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Người mắc phải tình trạng này thường luôn muốn vào nhà vệ sinh, cứ 5 phút, 30 phút lại buồn đi tiểu, muốn đi tiểu nhưng khi đi lại chỉ được vài giọt và cảm giác bàng quang vẫn chưa hết nước tiểu,…

Ngoài ra, người bệnh có thể thấy các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu són, tiểu ra máu, tiểu đêm hoặc đau lưng, tức bụng dưới, nước tiểu có màu, mùi bất thường,… trẻ em thì có thể quấy khóc, sốt,…

Để không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, chúng ta cần phải tìm ra những nguyên nhân gây nên hiện tượng này và khắc phục nó.

2. Tại sao vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nam, nữ và trẻ em?

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể chúng ta, đảm nhiệm chức năng lọc máu, sản xuất nước tiểu. Nước này sẽ đi theo đường niệu và tích trữ tại “ túi chứa” bàng quang. Trung bình bàng quang chứa đến 250 – 300ml nước tiểu, chất thải, độc tố. Các dây thần kinh xung quanh sẽ truyền tín hiệu lên não bộ, gây cảm giác mắc tiểu. Sau đó, bàng quang sẽ thực hiện hoạt động co bóp để tống hết chất cặn ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên, khi bị một tác nhân nào đó làm gián đoạn hoặc tổn thương một trong các bước trên sẽ khiến cho sự bài tiết, sản xuất nước tiểu bị rối loạn. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác vừa đi tiểu lại buồn tiểu, mới tiểu xong lại muốn đi tiếp hoặc tiểu buốt rắt, són tiểu,…

Tại sao vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nam, nữ và trẻ em?
Tại sao vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nam, nữ và trẻ em?

Những nguyên nhân gây vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý.

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn, uống rượu bia sẽ khiến áp suất thẩm thấu huyết tương giảm xuống, lượng máu tăng lên và lượng nước tiểu do thận tạo ra cũng tăng lên. Cơ thể tự điều chỉnh sẽ làm tăng tốc độ lọc của cầu thận và giảm tái hấp thu nước và gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều.

Ngoài ra, dưới tác động của tinh thần căng thẳng hay lo lắng, sau khi đi tiểu sẽ có cảm giác muốn đi tiểu.

Chủ yếu, nguyên nhân là do bạn uống một lượng nước quá nhiều hoặc do bản thân căng thẳng. Áp lực gây ra rối loạn co bóp cơ đường tiết niệu khiến bạn hay có cảm giác buồn tiểu dù vừa đi tiểu xong.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Những nguyên nhân gây ra tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu có thể do một số bệnh lý đặc biệt là viêm đường tiết niệu. Cụ thể:

2.2.1. Chức năng thận suy giảm

Thận có chức năng lọc máu, loại bỏ chất độc, cặn bã ra bên ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Thông thường, thận sẽ lọc sạch và đưa trở lại cơ thể một lượng máu tới 200 lít mỗi ngày và đào thải khỏi cơ thể khoảng 1-2 lít nước tiểu. Quá trình lọc diễn ra phức tạp, thận sẽ lọc đi lọc lại nhiều lần để lọc được các chất thải cần thiết.

Nhưng với người bị suy giảm chức năng thận, quá trình lọc diễn ra nhanh hơn, thận lọc kém khiến lượng nước tiểu liên tục được tống xuống bàng quang, gây tình trạng tiểu dầm, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu.

2.2.2. Hẹp niệu đạo

Niệu đạo bị thu hẹp sẽ cản trở dòng chảy của nước tiểu. Nước chứa chất thải, cặn bã, độc tố trong cơ thể sẽ rỉ ra ngoài từng ít một, khiến người bệnh có cảm giác vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu, vừa tiểu xong lại buồn tiểu. Ngoài ra còn gặp tiểu khó, són tiểu, đi tiểu nhiều lần, buồn tiểu liên tục ở nữ đặc biệt về đêm,….

2.2.3. Bệnh lý về cơ quan bàng quang 

Một số bệnh lý điển hình tạo bàng quang có thể khiến cả nữ, nam giới và trẻ em vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu gồm:

  • Viêm bàng quang: Vi khuẩn khi gặp điều kiện và môi trường thuận lợi sẽ đi theo đường niệu, xâm nhập dẫn tới tổn thương viêm nhiễm bàng quang. Chủng khuẩn chủ yếu được tìm thấy ở đây là E.coli.
  • Sỏi bàng quang: Sỏi là những tinh thể hình rắn, tích tụ bởi sự lắng cặn chất khoáng, sản phẩm chuyển hóa,… tại bàng quang. Sỏi phát triển lớn dần gây bít tắc đường niệu. Từ đó dẫn đến rối loạn tiểu tiện.
  • Hội chứng bàng quang kích thích: Bàng quang bị kích thích hay tăng hoạt sẽ làm cho bạn vừa đái xong lại buồn đái. Theo nghiên cứu có đến 40% trường hợp nữ giới bị bệnh này.
  • Ung thư bàng quang: Ung thư bàng quang khiến cho người bệnh không có cảm giác mắc tiểu gây tiểu tiện mất tự chủ. Nếu không chữa trị sớm có thể lây lan sang cơ quan lân cận, cực kỳ nguy hiểm.
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu có thể là bệnh lý về bàng quang
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu có thể là bệnh lý về bàng quang

2.2.4. Bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới

Ở bệnh nhân nam, bệnh về tuyến tiền liệt như u xơ, phì đại, viêm là nguyên nhân khiến nam giới hay buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Ngoài tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ còn có thể kèm theo các triệu chứng đau, khó chịu ở vùng đáy chậu và vùng kín.

2.2.5. Sa tử cung ở nữ giới

Sa tử cung là bệnh lý không quá xa lạ gì ở đối tượng phụ nữ đã trải quá nhiều lần quá trình mang thai, chuyển dạ. Lúc này tử cung bị “trễ” xuống, chèn lên phần bàng quang. Khi bàng quang phải chịu một sức ép lớn như vậy sẽ sinh ra rối loạn đường tiểu và căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ, gây tiểu buốt rát, đôi khi đi tiểu rồi nhưng vẫn thấy buồn.

Sa tử cung - Nguyên nhân gây cảm giác tiểu xong vẫn muốn tiểu ở nữ
Sa tử cung – Nguyên nhân gây cảm giác tiểu xong vẫn muốn tiểu ở nữ

2.2.6. Rối loạn chức năng chế ước của bàng quang, cơ thể mất cân bằng âm dương

Bàng quang có chức năng chứa nước tiểu và đào thải nước tiểu qua đường niệu đạo khi có tín hiệu. Tuy nhiên, khi chức năng bàng quang bị rối loạn, bàng quang không thể hoạt động nhịp nhàng như bình thường, có thể đóng khi chưa tống xuất hết nước tiểu khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu dù mới đi tiểu xong.

Theo Đông y, khi cơ thể khỏe mạnh, âm dương sẽ cân bằng. Nhưng do nhiều nguyên nhân như dùng nhiều thuốc, kháng sinh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu, thức khuya sẽ khiến cơ thể mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm, áp vào thành bàng quang khiến người bệnh bị tiểu rắt, khó đi tiểu, vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày.

3. Chẩn đoán vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp ở nam, nữ và trẻ em là bệnh gì!

Nguyên nhân chủ yếu là do viêm tiết niệu gây ra, khi thăm khám, các bác sĩ sẽ thăm hỏi trực tiếp để xác định nguyên nhân ban đầu. Nếu có các dấu hiệu bệnh lý, họ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu dựa trên số lượng vi khuẩn và bạch cầu trên kính hiển vi. Các mẫu nước tiểu nên được lấy từ nước tiểu giữa dòng hoặc bằng ống thông tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu được chẩn đoán bằng cách kiểm tra số lượng vi khuẩn và số lượng bạch cầu trong mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi.

Khi nhiệt độ cơ thể > 38°C, xét nghiệm máu sẽ được thực hiện. Điều này giúp xác định mức độ nhiễm trùng, chẩn đoán tổn thương thận và xem liệu vi khuẩn có lưu thông trong máu hay không.

Nếu nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu trên, có thể phải siêu âm thận hoặc chụp CT. Soi bàng quang có thể được thực hiện đối với nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Đường tiết niệu dưới và bàng quang có thể được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi.

4. Làm sao để hết cảm giác buồn tiểu ở nam, nữ và trẻ em?

Bên cạnh các phương pháp nội ngoại khoa hay Tây Y, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hoặc cách điều trị tại nhà đơn giản dưới đây:

4.1. Áp dụng các bài thuốc dân gian

4.1.1. Sử dụng rau ngò tây

Rau ngò tây từ lâu đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao nhờ thành phần dồi dào các chất dinh dưỡng, tốt cho thận, bàng quang. Rau này còn có hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm, tiểu són, cảm giác đi tiểu không hết ở nữ, đi tiểu rồi vẫn mắc tiểu hoặc rối loạn tiểu tiện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Một nắm rau ngò tây.
  • Một lít nước sạch.

Cách chữa vừa đi tiểu xong lại mắc tiểu: 

  • Bước 1: Rau ngò tây đem rửa sạch, để ráo nước. Tốt nhất bạn nên ngâm ngò tây với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất độc hại.
  • Bước 2: Cho ngò tây vào nồi. Thêm 1 lít nước. Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1/ 2 thì tắt bếp.

Bài thuốc này nên chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Thực hiện đều đặn, thường xuyên đến khi bệnh được cải thiện.

Rau ngò tây chữa tiểu xong vẫn muốn đi tiểu ở nữ giới
Rau ngò tây chữa tiểu xong vẫn muốn đi tiểu ở nữ giới

4.1.2. Dùng râu ngô và kim tiền thảo

Các chuyên gia y tế cho rằng, kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, giãn mạch hiệu quả. Nhờ đó, giúp cho nước tồn đọng trong bàng quang được bài tiết hết ra ngoài, đẩy trôi các ký sinh trùng, vi khuẩn bám dính trên bề mặt niêm mạc. Bên cạnh đó, vị thuốc râu ngô còn hỗ trợ làm mát cơ thể, giải độc thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

  • 30 gam râu ngô.
  • 30 gam kim tiền thảo.
  • 1 lít nước sạch.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch hai dược liệu kể trên, để ráo nước.
  • Bước 2: Cho toàn bộ vào nồi. Thêm nước vừa đủ. Đun sôi lên
  • Bước 3: Chắt lấy phần nước, bỏ bã.

Bài thuốc này nên uống ngày 2 – 3 lần cho đến khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc râu ngô, kim tiền thảo khắc phục chứng đi tiểu nhiều lần
Bài thuốc râu ngô, kim tiền thảo khắc phục chứng đi tiểu nhiều lần

4.1.3. Dùng nước giá đỗ

Cũng giống như các nguyên liệu kể trên, nước giá đỗ có đặc tính thanh mát. Dược liệu giúp cho cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Nhờ vậy, giá đỗ góp mặt trong rất nhiều bài thuốc nhằm khắc phục chứng tiểu đêm, tiểu nhiều, đi vệ sinh xong vẫn thấy buồn ở nữ.

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm có:

  • 500 gam giá đỗ xanh.
  • 300ml nước sạch.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Bạn cho giá đỗ vào nồi. Thêm khoảng 300ml nước rồi luộc chín lên.
  • Bước 3: Chị em có thể thêm một ít đường phèn vào bài thuốc này để dễ sử dụng hơn.

Nước giá đỗ chia làm 4 – 5 lần, uống mỗi ngày để khắc phục chứng bệnh rối loạn tiểu tiện.

Chữa đi tiểu xong lại buồn tiểu ở nữ bằng nước giá đỗ
Chữa đi tiểu xong lại buồn tiểu ở nữ bằng nước giá đỗ

4.1.4. Dùng câu kỳ tử

Câu kỳ tử là dược liệu quen thuộc với các bệnh lý đường tiểu, nhất là viêm tiết niệu. Không chỉ thế, dược liệu này còn hỗ trợ hiệu quả quá trình thanh lọc, đẩy độc tố và chất cặn bã ra ngoài, trả lại “ sự sạch sẽ” cho hệ thống tiết niệu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

  • 20 gam câu kỳ tử.
  • 500ml nước sạch.

Các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Bước 1: Câu kỳ tử rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng. Sau đó để ráo nước.
  • Bước 2: Cho câu kỳ tử vào nồi. Thêm 500ml nước. Đun sôi lên.
  • Bước 3: Người bệnh nên chắt lấy phần nước.

Uống trực tiếp ngày 2 – 3 lần. Tốt nhất nên uống sau ăn để phát huy tối đa dược tính của câu kỳ tử.

Các chuyên gia khuyên rằng, với bài thuốc trên, chị em nên dùng liên tục từ 3 – 5 ngày để thấy rõ hiệu quả thực sự, cảm giác buồn tiểu liên tục cũng theo đó mà cải thiện đáng kể.

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu chữa bằng câu kỳ tử
Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu chữa bằng câu kỳ tử

4.1.5. Nấu cháo đậu đỏ kết hợp mề gà 

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị cho bài thuốc này rất đơn giản, cụ thể:

  • Hai mề gà.
  • 50 gam đậu đỏ.

Các bước thực hiện gồm:

  • Bước 1: Mề gà rửa sạch, xát qua muối tinh.
  • Bước 2: Thái nhỏ mề gà vừa ăn, rửa sạch
  • Bước 3: Đậu đỏ rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 4: Cho mề gà, đậu đỏ vào nồi. Thêm khoảng 1 lít nước sạch, đun sôi lên.

Nhiều chị em chia sẻ nên đun từ 30 – 45 phút cho nguyên liệu chín nhừ.

Cuối cùng, bạn chỉ cần nêm nếm gia vị theo sở thích, sao cho vừa ăn. Với món ngon này, chị em sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày để cải thiện chứng hay có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều lần khó chịu.

4.1.6. Dùng quả bưởi

Bưởi từ lâu đã được biết đến là trái cây dồi dào vitamin C, sắt, chất khoáng, nguyên tố vi lượng. Vì thế, bưởi có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp bạn ngăn ngừa được các tác nhân xâm nhập gây viêm từ môi trường.

Nhiều nghiên cứu Y khoa đã chỉ ra, bưởi có khả năng thanh lọc máu, đồng thời chống lại quá trình oxy hóa hiệu quả. Đặc biệt hơn, trái cây này còn có tác dụng tốt cho hệ bài tiết, cải thiện một cách bất ngờ cảm giác buồn tiểu liên tục và rối loạn tiểu tiện khác.

Đi tiểu xong vẫn còn mắc tiểu chữa bằng bưởi
Đi tiểu xong vẫn còn mắc tiểu chữa bằng bưởi

Nguyên liệu cần có:

  • Một quả bưởi tươi.
  • Nước.

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Bưởi đã chuẩn bị tách lấy múi bên trong.
  • Bước 2: Đem xay nhuyễn bưởi, thu lấy nước cốt.

Nước ép bưởi nên uống thường xuyên, đều đặn. Cách làm này không chỉ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm mà còn khắc phục hữu hiệu chứng bệnh đi tiểu đêm, tiểu liên tục, són tiểu.

4.1.7. Rau má kết hợp nõn tre 

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, rau má và nõn tre đều có vị ngọt, tính mát, hoàn toàn không chứa độc. Nhờ vậy, chúng giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Bài thuốc từ hai dược liệu này luôn được các chuyên gia đánh giá cao và tin tưởng sử dụng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • Một nắm búp tre.
  • Một nắm rau má tươi.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch hai nguyên liệu trên, để ráo nước. Bạn có thể ngâm qua muối loãng để bỏ đi phần tạp chất và bụi bẩn bám bên ngoài.
  • Bước 2: Cho rau má, búp tre vào giã nát cùng vạt hạt muối tinh.
  • Bước 3: Thêm khoảng 100ml nước sôi vào hỗn hợp kể trên.

Người bệnh nên uống ngày 1 – 2 lần cho đến khi cải thiện rõ rệt triệu chứng.

Rau má kết hợp nõn tre chữa vừa đi vệ sinh xong lại buồn tiểu
Rau má kết hợp nõn tre chữa vừa đi vệ sinh xong lại buồn tiểu

4.1.8. Thịt ba ba, gừng

Ba ba chứa nhiều dưỡng chất và cực kỳ tốt cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là nữ giới đi tiểu nhiều lần, nam giới yếu sinh lý,… Đặc biệt khi kết hợp thịt ba ba và gừng sẽ tăng cường một cách vô cùng hiệu quả công dụng khắc phục chứng tiểu nhiều lần.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Một con ba ba.
  • Vài lát gừng tươi.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ba ba sơ chế sạch.
  • Bước 2: Cho ba ba vào nồi. Thêm nước vừa đủ. Hấp chín trong khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Khi ba ba chín tới, thêm gừng vào.

Nữ giới bị rối loạn tiểu tiện nên ăn món này tuần 2 – 3 lần để nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng. 

4.2. Các biện pháp điều trị tại nhà

Ngoài các món ăn trên, phụ nữ bị tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu nên áp dụng thêm một số cách sau:

  • Huấn luyện bàng quang: Bàng quang có nhiệm vụ rất quan trọng, giúp chúng ta chứa chất thải, điều tiết và co bóp tống chúng ra ngoài. Do vậy, huấn luyện bàng quang là việc làm thiết thực, cần thiết. Điều này làm giảm đáng kể tần suất đi tiểu trong ngày của bạn.
  • Nâng cao sức bền cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel: Bài tập rất tốt đối với chị em bị rối loạn tiểu tiện. Đặc biệt là đối tượng nữ giới đi tiểu xong vẫn mắc tiểu, tiểu buốt rắt, khó tiểu,… Cách áp dụng: Đầu tiên, bạn cần xác định được vị trí của cơ sàn chậu. Tiếp theo đó, thắt chặt cơ này rồi giữ nguyên trong khoảng 10 giây. Lặp đi lặp lại động tác trên từ 4 – 5 lần. Ngày thực hiện vài lần.
  • Uống đủ nước: Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày người bệnh nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Tuy nhiên, nên uống vào trong ngày và hạn chế uống nước về đêm để tránh hiện tượng đi tiểu nhiều, liên tục, khó kiểm soát.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học: Chị em bị đi tiểu nhiều lần nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, vitamin, chất khoáng,… Đồng thời hạn chế các thức uống, đồ ăn chứa chất kích thích, có gas, cồn, đồ ngọt nhân tạo, cay nóng,…
  • Tăng cường vận động thể lực:  Một số bài tập như kegel, đi bộ, yoga, bơi lội,… giúp ích rất nhiều cho hoạt động của hệ thống bàng quang. Từ đó giảm đáng kể triệu chứng vừa đi vệ sinh xong vẫn muốn đi tiếp gặp nhiều ở nữ giới.
Lưu ý cần quan tâm để ngăn ngừa tình trạng tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ
Lưu ý cần quan tâm để ngăn ngừa tình trạng vừa đi đái xong lại buồn tiểu ở nữ

4.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược – Bảo Niệu Đức Thịnh

Ngoài các biện pháp kể trên, người gặp chứng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu có thể tham khảo sử dụng Bảo Niệu Đức Thịnh. Đây là sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc gia truyền của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường – nhà thuốc có 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Bài thuốc này gồm nhiều vị thuốc quý như: Đảng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ,… được kết hợp theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.

Bảo Niệu Đức Thịnh có tác dụng khôi phục, củng cố chức năng chế ước của bàng quang, cân bằng âm dương cho cơ thể, tăng cường chức năng thận nên giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu, phòng ngừa tái phát rất tốt. Với thành phần thảo dược, sản phẩm an toàn cho mọi người dùng. 

Bảo Niệu Đức Thịnh đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Năm 2019, sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là Top 100 Thương hiệu Đất Việt.

Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần hoàn toàn thảo dược
Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần hoàn toàn thảo dược

Nếu bạn còn thắc mắc về tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu hoặc muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm, các chương trình khuyến mãi và được tư vấn cụ thể, quý khách hàng có thể gọi hotline 0839.898.089 vui lòng truy cập TẠI ĐÂY.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN





    Chuyên gia Ngô Trí Tuệ

    14 bình luận về “[Tư vấn] Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nam, nữ và trẻ em

    1. Lan Trần says:

      Chào bác sỹ, mk vừa mới sinh em bé xong bị sa tử cung cấp độ 1, mong bác sỹ tư vấn cách điều trị để hạn chế tình trạng buồn tiểu và tiểu không kiểm soát chứ mk khó chịu lắm rồi…..

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào Lan Trần, với tình trạng sa tử cung nhẹ của bạn chưa cần phải phẫu thuật. Bạn có thể sử dụng một số liệu pháp y khoa tại nhà để hỗ trợ điều trị như sau: Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh và giữ tinh thần thoải mái, để hạn chế áp lực lên vùng chậu.
        Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân đối, tăng cường chất xơ để tránh táo bón.
        Thực hiện các bài tập thể dục là cách chữa sa tử cung sau sinh khá hiệu quả, đặc biệt là các động tác giúp nâng đỡ cơ tử cung, trong đó phổ biến nhất là bài tập kegel. Kegel có tác dụng hỗ trợ tăng cường độ dẻo dai, giúp các cơ quan của hệ sinh dục khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến cơ và dây chằng như sa tử cung. Ngoài ra có thể kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ như Bảo Niệu để tăng hiệu quả điều trị.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào Chi ạ, các cách ở trên đều khá lành tính và an toàn vì vậy mẹ bầu vẫn áp dụng được bạn nhé! Bạn có thể sử dụng kết hợp với Bảo Niệu để tăng hiệu quả điều trị!

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Thời gian gần đây bạn có uống vitamin hoặc thuốc bổ dạng viên không? Các viên thuốc bổ được hấp thu vào trong cơ thể và một số ít đi ra ngoài theo đường tiểu có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu vàng rực như vậy. Bạn không cần quá lo lắng nhé!

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Bạn có thể tập các bài tập Kegel về xương sàn chậu để cải thiện. Bên cạnh đó nên kết hợp thêm với các loại thực phẩm chức năng để tác động tận gốc vấn đề ở bên trong.

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào bạn,
        Với trường hợp của bạn có nhiều nguyên nhân. Bạn vui lòng để lại số điện thoại liên hệ để chuyên gia liên hệ và tư vấn cụ thể cho bạn nhé

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường says:

        Chào bạn,
        Với hiện tượng đi tiểu xong vẫn muốn đi tiếp như của bạn thì hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm Bảo niệu Đức Thịnh để giảm dần các triệu chứng nhé!

    0839.898.089