Ngày viết: 03/06/2021 - Cập nhật ngày 13/09/2023.
Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Khánh Toàn
Đi tiểu són và buốt, cùng với đó là cảm giác buồn tiểu một cách thường xuyên, liên tục. Điều này khiến cho người bệnh phải đối mặt với hàng loạt những bất tiện đằng sau. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc các thắc mắc xoay quanh hiện tượng phiền toái này.
Mục lục
Đi tiểu són và buốt nguyên nhân do đâu?

Đi tiểu bị buốt vùng kín, tiểu lắt nhắt từng cơn, són tiểu có thể chỉ diễn ra một vài ngày rồi khỏi. Hoặc nghiêm trọng hơn, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, khiến cho người mắc gặp phải những chuyện “ dở khóc dở cười”, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng này. Mời bạn đọc tham khảo:
Tiểu són và buốt tạm thời do một số nguyên nhân
Són tiểu kèm tiểu buốt rát chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn. Đây có thể là hệ lụy của một số lý do sau:
Tiểu són tiểu buốt sau khi quan hệ do nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng tiết niệu gây ra bởi các chủng vi khuẩn đường niệu. Trong đó điển hình là vi khuẩn E.coli, lậu cầu,… Những tác nhân này sẽ xâm nhập từ bên ngoài vào hệ thống bàng quang, niệu đạo, niệu quản,… gây ra kích thích niêm mạc.
Lúc này, cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng rõ rệt. Trong đó có quá trình bài tiết nước tiểu ra ngoài. Khiến cho người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục. Từ đó dẫn đến tiểu nhiều, són tiểu, kèm theo đó là hiện tượng tiểu buốt do tổn thương tiết niệu.
Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như:
- Người mệt mỏi, uể oải toàn thân
- Tiểu nóng rát ở vùng niệu đạo, bàng quang, bụng dưới. Bởi lúc này lượng acid trong nước tiểu sẽ tăng lên nhằm chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây viêm từ môi trường.
- Nước tiểu đổi màu vàng đục, có cặn, kèm theo mùi hôi khó chịu.

Sử dụng các chất kích thích gây tiểu són, tiểu buốt
Các đồ uống có hại như rượu bia có tác dụng lợi tiểu, mê sảng, an thần, thậm chí gây bất động người sử dụng. Kèm theo đó, chúng có thể khiến cho chức năng bàng quang bị mất kiểm soát. Đây được coi là tác nhân gây tình trạng tiểu buốt, tiểu nhiều, són tiểu,…
Ngoài rượu bia, caffein cũng được xem là chất có tác dụng tăng sinh sản xuất nước tiểu tại thận. Từ đó làm cho lượng nước trong bàng quang nhanh chóng bị đầy lên, khiến nước tiểu rò rỉ ra ngoài kèm theo hiện tượng buốt rát khi tiểu.
Tiểu són và tiểu buốt do tác dụng phụ của thuốc
Bạn biết không, đôi khi hiện tượng đi tiểu són và buốt gây nhiều phiền toái cho bạn lại bắt nguồn từ các tác dụng phụ không mong muốn do việc sử dụng các thuốc Tây trước đây.
Một số thuốc lợi tiểu trong danh sách này gồm bumetanide, furosemide,…
Những thuốc này sau khi dùng một thời gian sẽ gây ra kích ứng đường niệu, khiến cho bàng quang bị kích thích làm đầy. Lâu dần dẫn đến đi tiểu són từng giọt kèm theo cảm giác hơi nhói buốt.

Hiện tượng táo bón gây són tiểu và tiểu buốt tạm thời
Theo các chuyên gia, táo bón cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu són, tiểu buốt tạm thời. Cũng giống các bệnh lý nhiễm trùng, táo bón rất phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi và giới tính.
Nghiên cứu giải phẫu cho rằng, trực tràng của chúng ta nằm gần với cơ quan bàng quang. Hai vị trí này còn có cùng một dây thần kinh chi phối hoạt động. Khi dây thần kinh tăng cường hoạt động quá mức sẽ đẩy phân và chất thải ra ngoài.
Điều này vô tính chung dẫn đến tổn thương, kích thích bàng quang gây tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu buốt rắt,….
Nguyên nhân gây tiểu són tiểu buốt dài ngày chớ coi thường
Như chúng tôi đã chia sẻ, tiểu són, tiểu buốt rắt có thể kéo dài để lại nhiều phiền toái cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể. Bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Sỏi đường tiết niệu – Bệnh lý phổ biến gây tiểu són, tiểu buốt
Sỏi bản chất là các tinh thể rắn tích tụ bởi lượng chất khoáng thừa trong đường niệu. Sỏi này phát triển lớn dần sẽ làm cản trở dòng chảy của nước. Từ đó dẫn đến hiện tượng đi tiểu buốt rắt, khó tiểu, tiểu són, mất tự chủ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như:
- Căng tức, đau nhói phần bụng dưới. Ban đầu đau âm ỉ, sau dữ dội, kéo dài.
- Đi đái buốt, đái rắt. Buồn tiểu liên tục, nhưng tiểu ra với lượng ít.
- Nước tiểu có màu đục, thậm chí lẫn máu trong nước tiểu.

Tiểu buốt, tiểu són do bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt còn được gọi là hội chứng kích thích bàng quang. Bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa dần. Các chuyên gia đã chứng minh được, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do sự co bóp quá mức bàng quang.
Điều này dẫn tới hệ lụy người bệnh thường xuyên có cảm giác đi tiểu gấp gáp, tiểu nhiều, tiểu són. Kèm theo đó là đi tiểu buốt rát, cực kỳ bất tiện và khó chịu. Nhiều người còn chia sẻ rằng, cảm giác đi tiểu của họ diễn ra rất mạnh mẽ, đôi lúc không nhịn được mà són cả ra quần.
Dưới đây là các triệu chứng đi kèm:
- Tiểu nhiều lần, thậm chỉ tiểu từ 6 – 8 lần/ ngày.
- Tiểu về đêm, khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Són tiểu. Có đến hơn 50% người bệnh mắc phải chứng bàng quang tăng hoạt bị tiểu són, tiểu không tự chủ.
Phì đại tuyến tiền liệt gây tiểu són, tiểu buốt
Đây là bệnh lý nam khoa cực kỳ điển hình. Bệnh gặp chủ yếu ở đối tượng nam trung niên. Hiểu một cách đơn giản về chứng bệnh này như sau:
Bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt có mối liên hệ khá mật thiết và liên quan chặt chẽ đến như. Khi tuyến tiền liệt phình to sẽ gây chèn ép vào cơ quan niệu đạo. Điều này tạo ra áp lực cho bàng quang. Dẫn đến đường tiểu bị bít tắc gây tiểu són, tiểu buốt,….

Rối loạn dây thần kinh – Nguyên nhân gây đi tiểu són và tiểu buốt thường gặp
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tiểu buốt và tiểu són có thể là hệ lụy của hiện tượng các dây thần kinh bị tổn thương. Một số bệnh lý liên quan dây thần kinh như đái tháo đường, Parkinson hay đột quỵ, u não sẽ cản trở tín hiệu dẫn truyền tới bàng quang.
Điều này giải thích vì sao, người mắc bệnh này lại khó kiểm soát được sự bài tiết tống nước tiểu ra ngoài.
Phụ nữ mang thai dễ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu són
Theo một số liệu từ báo cáo y khoa, khoảng 10 người phụ nữ đang mang thai sẽ có đến 4 người mắc phải chứng đi tiểu són trong thai kỳ. Nguyên nhân vô cùng đơn giản như sau:
Mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thì thai nhi sẽ phát triển lớn dần, đè lên bụng dưới, bàng quang. Điều này khiến cho mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng đi tiểu buốt, són tiểu. Đa phần triệu chứng này chỉ diễn ra lúc mang bầu và sẽ tự khỏi khi em bé được sinh ra.
Tuy nhiên, một số trường hợp, khi bàng quang phải chịu áp lực nặng nề làm cho cơ sàn chậu bao xung quanh bị suy yếu sẽ dẫn tới hệ lụy tiểu buốt rắt, rò rỉ nước tiểu,…

Tiểu buốt và són tiểu diễn ra nhiều trong giai đoạn mãn kinh
Mãn kinh là lúc hormone Estrogen trong cơ thể bị suy giảm. Lúc này mô niệu đạo cũng theo đó mà bị teo đi. Chức năng đóng – mở niệu đạo giảm sút nghiêm trọng khiến nước trong bàng quang bị rò rỉ ra ngoài không tự chủ, kèm theo đó là tiểu buốt rắt.
Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
Đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng đi tiểu són buốt
Đi tiểu són và buốt thực tế sẽ để lại rất nhiều hệ lụy với người bệnh. Có thể kể đến như ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống, sức khỏe,… Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, tuy nhiên dưới đây là một số nhóm có nguy cơ cao. Cụ thể:
- Người cao tuổi, người già: Phải thừa nhận rằng, khi tuổi càng cao, các chức năng trong cơ thể chúng ta càng suy giảm. Cùng với đó các hoạt động của các cơ như cơ bàng quang, cơ sàn chậu, cơ niệu đạo kém linh hoạt hơn. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đường tiểu.
- Người bị thừa cân, béo phì: Cân nặng “ thừa thãi” tạo áp lực lớn lên hệ thống bàng quang. Lâu ngày dẫn đến việc kiểm soát bài tiết nước tiểu trở nên khó khăn. Do vậy, người béo phì có nguy cơ rất cao mắc bệnh rối loạn tiểu tiện.
- Di truyền: Một vài nghiên cứu đã chứng minh, nếu người thân trong gia đình từng mắc chứng tiểu són, tiểu buốt thì bạn sẽ có nguy cơ cao hơn phải đối mặt với hiện tượng này.
- Phụ nữ: Thực tế cho thấy, phụ nữ có nguy cơ bị các bệnh rối loạn đường tiểu cao hơn đối tượng nam. Nguyên nhân có rất nhiều như sinh nở, cấu tạo giải phẫu, mãn kinh,…
- Người có tiền sử các bệnh đái tháo đường, bệnh thần kinh,… dễ bị són tiểu, tiểu buốt hơn người bình thường.

Làm thế nào để khắc phục chứng đi tiểu són và buốt hiệu quả?
Đi tiểu són buốt nếu nhẹ có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống. Vậy nhưng, nếu triệu chứng này diễn ra lâu ngày hoặc khiến bạn cảm thấy bất tiện, phiền toái. Bạn có thể áp dụng một số cách điều trị, phòng ngừa sau đây:
Cách điều trị tiểu són và buốt bằng thuốc Tây Y
Thuốc Tây hay còn gọi là thuốc tân dược là phương pháp có hiệu quả nhanh hàng đầu hiện nay đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn gây tiểu són và tiểu buốt. Cách này đem lại hiệu quả điều trị cao, thuận tiện sử dụng.
Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng hoặc tùy ý sử dụng thuốc Tây y gây ra hậu quả không mong muốn. Có thể kể đến như dị ứng, phát ban, tiêu chảy, táo bón,… Nặng hơn là sốc phản vệ, kháng thuốc, thậm chí tử vong.
Thuốc tây cần được dùng và lựa chọn theo trường hợp bệnh cụ thể. Chẳng hạn:
Nhiễm trùng tiết niệu:
Một số kháng sinh có thể được lựa chọn trong trường hợp này gồm ceftriaxone, cephalexin, bactrim, septra, biseptol,… Liều kháng sinh thường dùng trong khoảng thời gian 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, sau 1,2 ngày triệu chứng bệnh có thể đã thuyên giảm đáng kể.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB:
Các chuyên gia cho rằng, bệnh lý này chưa thực sự xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, nên chủ yếu sẽ điều trị tập trung vào triệu chứng đường tiểu. Cơ chế được áp dụng ở đây là đối kháng thụ thể muscarinic. Đồng thời làm giãn hoạt động bàng quang.
Tác dụng phụ của nhóm thuốc chữa bệnh này là táo bón, khô môi, nhức đầu, nhiệt miệng,…
Đái tháo đường:
Để điều trị bệnh lý tiểu đường, bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc Tây có công dụng chính là hạ lượng đường huyết trong máu. Cụ thể:
- Nhóm Sulfonylureas như Amaryl, Diamicron,…. Thuốc này kích thích tế bào, nhằm tăng sinh sản xuất hormone insulin làm hạ đường huyết.
- Nhóm biguanid: Thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị đái tháo đường type 2. Thuốc làm giảm đáng kể đường tại gan, từ đó hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Khắc phục tiểu buốt, tiểu són bằng giải pháp từ dân gian
Ngoài phương pháp Tây y để chữa bệnh lý rối loạn đường tiểu, bạn có thể tham khảo thêm một số biện pháp từ dân gian sau:
Chữa tiểu són tiểu buốt hiệu quả bằng lá hương nhu trắng
Bạn biết không, từ xa xưa, hương nhu trắng đã được ông cha ta sử dụng trong rất nhiều bài thuốc nhằm chữa các chứng bệnh đi tiểu buốt rắt, tiểu nhiều, són tiểu,… Bên cạnh đó, dược liệu này còn hỗ trợ các chứng rụng tóc, giúp dưỡng tóc suôn mềm, óng mượt, được rất nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- 20 gam hương nhu trắng
- 20 gam thủy long
- 25 gam rau má
- 25 gam đinh lăng
- 16 gam sa tiền
- 16 gam thổ linh
- 16 gam chi tử
- 16 gam lá tre tươi
Các bước thực hiện đơn giản như sau:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước.
Bước 2: Cho toàn bộ vào nồi. Thêm khoảng 1 lít nước. Đun sôi lên
Bước 3: Người bệnh tiểu són, buốt rắt chắt ra uống ngày 2 lần.
Trị són tiểu, tiểu buốt bằng atiso
Sử dụng hoa atiso để chữa tiểu buốt rắt cực kỳ tốt và mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Theo nhiều tài liệu y khoa hiện đại, hoa này chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng dồi dài như vitamin C, B12, K, chất xơ, protein, acid pantothenic,…
Nhờ vậy, người bệnh tiểu són, tiểu không tự chủ, kèm theo tiểu buốt rắt nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa đáng kể vi khuẩn gây bệnh bên ngoài.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Một nắm hoa atiso
- Muối
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hoa atiso rửa sạch với muối loãng, để ráo nước.
Bước 2: Cho toàn bộ atiso vào ấm. Thêm nước nóng vừa đủ.
Người bệnh đợi khoảng 20 – 30 phút là có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc để nhanh chóng cải thiện.

Mướp đắng chữa đi tiểu són và buốt
Theo quan niệm Y học cổ truyền, mướp đắng có công dụng thần kỳ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Còn theo nghiên cứu y khoa hiện đại, mướp đắng chứa nhiều vitamin B1, C, B9, K,… giúp cho các rối loạn đường tiểu được cải thiện, đồng thời tăng sức đề kháng.
Cách dùng mướp đắng chữa tiểu són, buốt như sau:
Bước 1: Cắt bỏ phần ruột mướp đắng.
Bước 2: Rửa sạch phần vỏ ngoài, thái lát mỏng.
Bước 3: Đem phơi khô lên. Mỗi lần lấy một ít mướp đắng khô rồi hãm với trà để sử dụng.
Bệnh són tiểu, tiểu buốt rắt sẽ nhanh chóng được cải thiện và chữa trị hiệu quả. Cách làm này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo dùng cho mình và người thân nhé!
Sử dụng cây bòng bong để chữa chứng són tiểu, tiểu buốt
Bòng bong có có tên gọi khá đặc biệt là hoàng kim sa. Cây này mọc chủ yếu ở nơi ẩm ướt, chứa nhiều chất có hoạt tính giảm viêm, kháng khuẩn tốt cho bệnh lý tiết niệu.
Nguyên liệu cần có:
- 100 gam cây bòng bong
- 45 gam trà xanh
- Ngoài ra: Kim tiền thảo, gừng, nước
Các bước thực hiện:
Bước 1: Bòng bong và trà xanh đem rửa sạch, để cho ráo nước.
Bước 2: Tán thành bột hai nguyên liệu trên.
Bước 3: Cho 5 gam kim tiền thảo, 2 nhánh gừng cùng bột hỗn hợp kể trên vào cốc nước ấm.
Khuấy đều lên, để yên khoảng 15 phút rồi uống trực tiếp.

Bảo Niệu Đức Thịnh – Sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh đi tiểu són và buốt
Nhằm khắc phục tình trạng tiểu són, tiểu buốt gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh ra đời, đem đến một làn gió mới trong ngăn ngừa các chứng bệnh về đường tiểu.
Bảo Niệu Đức Thịnh- sản phẩm từ thiên nhiên được tinh chiết trên dây chuyền GMP- Đông Dược hiện đại. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa công thức gia truyền độc đáo gồm 10 loài thảo dược quý hiếm và công nghệ tiên tiến khoa học.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh có thành phần 100% từ các vị thảo dược quý. Có thể kể đến như ích trí nhân, thỏ ty tử, đảng sâm, đương quy, hoàng kỳ, quy bản…
Sản phẩm hỗ trợ cải thiện rối loạn chức năng bàng quang, dùng cho người bị thận yếu, người hay đái dầm, són tiểu, tiểu buốt rắt, khó đi tiểu tiện. Ngoài ra, bị căng tức bàng quang, đau bụng dưới,…
Đặc biệt, đây là sản phẩm được sản xuất bởi Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường. Có lịch sử hơn 200 năm liên tục chữa bệnh cứu người gồm các bài thuốc chuyên chữa bệnh đường tiểu, bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu đã đem lại hạnh phúc cho hàng trăm ngàn gia đình Việt Nam.
——————————
Thông tin sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh.
Với những thành công đạt được, Bảo Niệu Đức Thịnh đã vượt qua hàng ngàn hồ sơ nhận được bằng khen và cúp vàng “Top 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019” do chính người tiêu dùng bình chọn.
Hướng dẫn sử dụng Bảo Niệu Đức Thịnh:
- Trẻ em từ 6-10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-4 viên.
- Trẻ em từ 11-14 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6 viên.
- Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6 viên.
Sản xuất tại: Công ty Cổ phần sản xuất Dược liệu TW28.
GPQC số: : 2117/2020/XNQC-ATTP
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Như vậy bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ các kiến thức liên quan đến hiện tượng đi tiểu són và buốt cho bạn đọc. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình và người thân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn, liên hệ với chúng tôi ngay theo số Hotline: 0839.898.089 hoặc để lại thông tin dưới đây.
Mình bị đi tiểu són và tiểu 7-8 lần một đêm. Không biết có dùng sản phẩm này được không?