Ngày viết: 23/06/2021 - Cập nhật ngày 07/05/2022.
Đi tiểu rát và có mủ là một trong những dấu hiệu được coi là bất thường của đường tiểu mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Hiện tượng này nếu không khắc phục sớm sẽ gây ra hàng loạt phiền toái và hệ lụy sức khỏe đằng sau. Nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn đọc Top 4 căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới triệu chứng kể trên. Đồng thời chia sẻ cách khắc phục và phòng ngừa tốt nhất. Theo dõi ngay nhé!

Mục lục
Đi tiểu rát và có mủ là bị gì? Bật mí 4 căn bệnh cực nguy hiểm
Đi tiểu rát và có mủ bản chất là tình trạng người bệnh đi tiểu có cảm giác hơi rát, tiểu rắt từng đợt. Ngoài ra trong nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ đặc. Một số trường hợp, bạn có thể quan sát thấy rõ hiện tượng bất thường của nước tiểu. Tuy nhiên, nhiều trong số đó, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm để đánh giá nước này có mủ hay không.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu rắt, tiểu có mủ. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, vi khuẩn được coi là tác nhân phổ biến và điển hình nhất khiến người bệnh phải đối mặt với dấu hiệu khó chịu, bức bối này. Dưới đây là top 5 căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn sau triệu chứng tiểu rát có mủ:
Đi tiểu rát ra mủ do bệnh lậu
Có thể bạn chưa biết, lậu là căn bệnh xã hội điển hình gặp nhiều ở các quý ông. Bệnh khiến cho họ phải cắn răng đau đớn khi tiểu tiện. Kèm theo đó là mủ trắng xuất hiện đầu dương vật vào buổi sáng. Lậu không chữa trị sớm, vi khuẩn có thể di chuyển sang các bộ phận khác và ký sinh gây hại.
Nguyên nhân gây bệnh lậu chủ yếu do vi khuẩn song cầu lậu. Chúng có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae. Khuẩn xuất hiện ở niêm mạc niệu đạo nam giới, ở âm đạo của nữ hoặc hậu môn. Căn bệnh này lây truyền nhiều qua đường tình dục. Ngoài ra có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp vật dụng cá nhân,…
Thống kê của các tổ chức y tế thế giới trên cả nước, mỗi năm có tới hơn 60 triệu người mắc phải bệnh lậu. Tại Việt Nam, hàng năm có hàng chục nghìn người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, chỉ có 3000 trường hợp có trong danh sách báo cáo. Nói vậy để thấy rằng, căn bệnh lậu thực sự quá phổ biến và nguy hiểm
Thông thường, lậu sẽ ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày. Hầu hết bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn này. Tuy nhiên sau đó, người bệnh sẽ có những dấu hiệu rõ ràng hơn, nhất là ở đối tượng nam. Cụ thể như sau:
- Tiểu buốt ra dịch trắng
- Dương vậy chảy mủ trắng đục hoặc xanh, vàng.
- Viêm túi tinh, viêm niệu đạo gây đau rát khi tiểu tiện.
- Ngứa hậu môn, xung quanh vùng kín.
- Đau háng, đau bìu, tinh hoàn.
- Đau khi quan hệ, cương dương,….

Ngoài ra, khi mắc bệnh bạn có thể cảm giác người mệt mỏi, nổi hach vùng bẹn, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc,…. Lậu cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhằm tránh gây biến chứng có hại cho cơ thể sau này.
Tiểu buốt có mủ ở nam giới do viêm niệu đạo
Theo giải phẫu, niệu đạo là bộ phận sinh dục khá quan trọng. Cơ quan này giữ vai trò như một ống dẫn nước tiểu đi từ bàng quang đi ra ngoài. Khi quan hệ, tinh dịch nam giới cũng được phóng qua ống niệu. Các chuyên gia cho biết, viêm niệu đạo nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn.
Bệnh có thể gặp ở cả đối tượng nam và nữ giới, khiến người bệnh gặp phải vô vàn rắc rối, phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Một số triệu chứng của viêm niệu đạo có thể kể đến như: tiểu rát có mủ, tiểu gấp gáp, tiểu nhiều lần trong ngày, xuất hiện dịch tiết, khí hư bất thường, sốt, rét run, ớn lạnh,….
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu. Dưới đây là một số gợi ý, mời bạn tham khảo:
- Thói quen vệ sinh vùng kín không đảm bảo:
Vùng kín được coi là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm men tồn tại, phát triển và dẫn tới viêm. Khi nơi này không được chăm sóc kỹ lưỡng hoặc thường xuyên mặc đồ quá chật, sẽ giúp cho vi khuẩn có cơ hội xâm chiếm làm tổn thương niệu đạo.
- Thủ dâm nhiều lần.
- Quan hệ tình dục tùy tiện, không an toàn.
- Hệ lụy của một số thủ thuật ngoại khoa như soi bàng quang, tán sỏi,…
- Tiền sử hẹp bao quy đầu.

Bệnh viêm niệu đạo nếu được phát hiện và điều trị sớm, kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài có thể gây hại cực lớn cho sức khỏe người bệnh. Thậm chí làm tổn thương, suy giảm chức năng thận.
Đi tiểu buốt có mủ trắng là bệnh gì – Viêm bàng quang
Viêm bàng quang được xem là bệnh nhiễm trùng cấp tính khá nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Bàng quang còn có tên gọi vui là ” túi chứa” nước thải cơ thể, Bệnh lý này chiếm trên 50% số ca mắc nhiễm trùng tiết niệu. Nhiều trường hợp bệnh còn tái phát liên tục, khiến cho người bệnh mệt mỏi và rối loạn tâm lý nghiêm trọng.
Các chuyên gia cho rằng, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm bàng quang là viêm đài bể thận. Thậm chí suy thận, tử vong. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể hoàn toàn khắc phục được bệnh. Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng phác đồ kháng sinh để diệt khuẩn.
Dưới đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm bàng quang. Mời bạn tham khảo:
- Vi khuẩn là nguyên nhân điển hình nhất dẫn tới bệnh lý viêm bàng quang. Theo nghiên cứu, tác nhân gặp nhiều nhất là E.coli. Ngoài ra còn có các khuẩn khác như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,…
- Tác dụng phụ của một số thuốc như ifosfamide, cyclophosphamide,…
- Tiền sử đặt ống thông tiểu.
- Cho ” vùng kín” tiếp xúc nhiều với hóa chất từ xà phòng tạo bọt, dung dịch vệ sinh có pH không phù hợp, kem diệt tinh trùng,….
- Một số biến chứng khác như sỏi thận, viêm bàng quang, u xơ tiền liệt, tổn thương tủy sống.

Khi mắc phải bệnh lý viêm bàng quang, thông thường người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như:
- Đi tiểu rát va có mủ.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tiểu mỗi lần với lượng ít, nước tiểu rỉ ra từng đợt
- Đau nhiều phần bụng dưới.
- Đau lưng hai bên hoặc đau giữa lưng
- Sốt nhẹ, người ớn lạnh.
- Cảm giác tiểu tiện gấp gáp.
- Tiểu ra máu, có mùi hôi hoặc nước tiểu đục, tanh.
- Trẻ bị viêm bàng quang có thể bị tè dầm.
Các chuyên gia cho biết, nếu bệnh viêm bàng quang không điều trị sớm có thể gây biến chứng tổn thương vĩnh viện thận. Đặc biệt ở các đối tượng có sức đề kháng hoặc hệ miễn dịch suy giảm như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai,….
Viêm đài bể thận – Nguyên nhân bệnh lý gây tiểu buốt không có mủ hoặc lẫn mủ
Viêm đài bể thận cũng là tình trạng nhiễm khuẩn cấp thuộc đường niệu trên. Bệnh là hệ lụy do vi khuẩn lội ngược dòng từ bàng quang, đến niệu quản. Sau đó ký sinh, phát triển tại đài bể thận gây viêm nhiễm. Các chuyên gia cho biết, bệnh bản chất là một tổn thương ở nhu mô kẽ của thận.
Viêm đài bể thận có thể tái nhiễm nhiều lần. Nếu không điều trị sớm sẽ chuyển sang mãn tính, cực kỳ khó chữa và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Dưới đây là một vài nguyên nhân được cho là điển hình gây viêm đài bể thận. Mời bạn tham khảo:
-
- Vi khuẩn Gram âm: Gặp nhiều nhất là E.coli. Sau đó đến Klebsiella, Proteus mirabilis, Enterobacter,…
- Vi khuẩn Gram dương: Tỷ lệ gặp chỉ khoảng 10% gồm các vi khuẩn Enterococcus, Staphylococcus…

Một số nguyên nhân khác:
- Vi khuẩn lội ngược dòng: Khi tồn tại lâu trong đường niệu, vi khuẩn có thể đi ngược dòng lên trên và dẫn tới viêm đài bể thận.
- Đường máu: Tỷ lệ nhiễm khuẩn theo đường này thấp hơn khá nhiều so với nguyên nhân kể trên.
- Đường bạch huyết: Vi khuẩn ký sinh ở đại tràng di chuyển theo hệ thống bạch huyết, đến hệ tiệu niệu rồi đi ngược lên thận.
Ngoài tiểu rát có mủ, khi bị viêm đài bể thận, người bệnh có thể phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:
- Sốt cao, người rét run đột ngột. Thể trạng suy giảm, lưỡi bẩn,…
- Đau nhiều vùng hố lưng một hoặc cả hai bên. Đau âm ỉ liên tục. Cơn đau ban đầu âm ỉ. Sau dữ dội dần, khó chịu.
- Phản ứng đau tức ngay hố sườn lưng.
- Rối loạn tiểu tiện: Đi tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu. Nước tiểu đục, mùi hôi, khai khắm.
- Ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, người mệt mỏi.
Tiểu buốt có mủ uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới, nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện tại là sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc này bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng, gây hậu quả không mong muốn. Vậy tiểu buốt ra mủ uống thuốc gì?
Dưới đây là một số gợi ý:
Tiểu buốt, tiểu ra mủ do bệnh lậu
Nếu bạn bị đi tiểu buốt do bệnh xã hội – Lậu, bác sĩ sẽ kê một số thuốc điển hình như:
- Thuốc kháng sinh liều thấp hoặc cao dựa vào tình trạng bệnh. Thuốc này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm do vi khuẩn. Đồng thời hạn chế tình trạng bị đau nhức, ức chế sự phát triển nhanh chóng của bệnh.
- Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa DHA: Đây là phương pháp hiện đại, có công dụng diệt khuẩn tận gốc. Giải pháp này khá an toàn, hiệu quả điều trị tốt.

Đi tiểu rát ra mủ do viêm niệu đạo, viêm bàng quang
- Thuốc kháng viêm để diệt khuẩn, nấm. Thuốc này có công dụng giảm triệu chứng buốt, đau, rát khi tiểu tiện. Đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng đi tiểu có mủ.
- Nếu bệnh ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc Đông y. Tuy nhiên cần có ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Viêm tuyến tiền liệt gây đi tiểu rát và có mủ
Lúc này bác sĩ có thể kê đơn theo phác đồ cả đường tiêm và uống.
>>> XEM THÊM:
Tiểu rắt đêm và những sự thật được tiết lộ
Tiểu rắt là bị gì – nguyên nhân và cách khắc phục
Cần làm gì để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đi tiểu rắt và có mủ ?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng khá nhiều dến việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu buốt rắt, tiểu ra máu. Bởi vậy, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Tuyêt đối không quan hệ thô bạo, quan hệ với nhiều người.
- Mặc đồ lót rộng rãi, thoáng mát. Tránh bít tắc tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
- Luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,…
- Luôn giữ cho vùng kín khô ráo, sạch sẽ.
- Bổ sung thực đơn đủ chất xơ, vitamin, chất khoáng,…

Trên đây là top 4 bệnh lý có thể gây ra hiện tượng đi tiểu rát và có mủ mà chúng tôi đã tổng hợp. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh đang gặp. Từ đó, có được phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó, một trong những giải pháp an toàn từ thảo dược được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng đối với chứng tiểu buốt có mủ là Bảo Niệu Đức Thịnh. Sản phẩm này còn nguồn gốc 100% từ tự nhiên. Đồng thời được bào chế dựa trên dây chuyền đạt chuẩn GMP – Đông dược.
Bảo Niệu Đức Thịnh – Thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng thận, củng cố khả năng chế ước bàng quang. Từ đó, hỗ trợ điều trị hiệu quả các rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt rắt, khó tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu són,….
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0839.898.089 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.