Ngày viết: 23/03/2021 - Cập nhật ngày 09/05/2022. - Tham vấn y khoa: Lương y Ngô Trí Tuệ
Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ em, với đa dạng các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu dầm, tiểu đêm, tiểu nhiều lần,…..Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu, phổ biến nhất là sử dụng thuốc do đặc tính giảm đau, giảm nhanh các triệu chứng của viêm đường tiết niệu. Vậy đâu là các loại thuốc trị viêm đường tiết niệu và cần lưu ý gì khi sử dụng?

Mục lục
Nhóm thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thuốc trị viêm đường tiết niệu thường là nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng gồm:
Nhóm kháng sinh dẫn xuất Sulfamid
Sulfamid không sử dụng cơ chế diệt khuẩn như hầu hết các loại kháng sinh khác mà chủ yếu kìm khuẩn. Sulfamid có khả năng kìm khuẩn vì loại thuốc này không cho cơ thể tổng hợp axit folic tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sulfamid có phổ kháng khuẩn khá rộng, cầu khuẩn sulfamid kháng tốt nhất là E.coli- nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, tác dụng phụ của Sulfamid là gây tiểu ra máu, khó tiểu tiện. Người bệnh phải uống nhiều nước để hạn chế gây sỏi thận.

Nhóm kháng sinh Cephalosporin
Nhóm thuốc này được đánh giá là phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi. Cephalosporin được chia thành các loại nhỏ với các tác dụng sau:
- Cephalexin: chủ yếu cản trở quá trình tổng hợp vỏ tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Không dùng cephalexin cho trẻ nhỏ.
- Cephalothin: cải thiện hầu hết các bệnh do cầu khuẩn gây ra. Tác dụng phụ là tiêu chảy, sốt, phát ban trên cơ thể người dùng. Đây là dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, có thể dùng cho trẻ em.
- Cefazolin: cũng là dạng thuốc tiêm tĩnh mạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn tốt. Tác dụng phụ không mong muốn là đau họng, sưng lưỡi, các bệnh da liễu…
- Cephaloridine thuốc tiêm, tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn. Có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp nhẹ…
Nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolon
Cách Quinolon hoạt động khá đặc biệt. Các thành phần trong thuốc vừa ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn vừa ngăn cản quá trình tổng hợp ADN của chúng. Nhờ cách hoạt động đặc biệt đó, Quinolon làm gián đoạn quá trình hình thành và phát triển cầu khuẩn trong cơ thể người bệnh. Quinolon giúp dứt điểm bệnh nhanh, giảm đau nhanh, tuy nhiên có thể gây ra tiêu chảy nhẹ, đau bụng, dị ứng ngoài da,…

5 loại thuốc trị viêm đường tiết niệu phổ biến
Thuốc gì chữa viêm đường tiết niệu tốt? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn 5 loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay:
Thuốc Nitrofurantoin
Thuốc trị viêm đường tiết niệu Nitrofurantoin thường được bác sỹ kê cho các trường hợp không có biến chứng. Dược chất trong Nitrofurantoin có tác dụng tiêu diệt hai chủng vi khuẩn là gram âm và gram dương- nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu.
Công dụng:
- Tiêu diệt vi khuẩn trong niệu đạo.
- Hỗ trợ giảm chứng tiểu nóng, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu gây ra.
- Ngăn ngừa nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu.
Liều dùng:
- Điều trị: Người lớn dùng 100 – 200mg mỗi lần, 3 – 4 lần/ ngày.
- Ngăn ngừa nguy cơ tái phát: 50 – 100mg mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ:
- Ngứa rát và nổi mề đay trên da.
- Ảnh hưởng xấu đến gan gây vàng da…
- Rối loạn tiêu hóa: nôn mửa và tiêu chảy liên tục.
- Đau nhức cơ bắp toàn thân, kèm theo cảm giác khô miệng.
- Có thể bị sốt hoặc phát ban.
- Tóc yếu và gãy rụng nhiều trong một thời gian ngắn.

Thuốc Ceftriaxone
Thuốc trị viêm đường tiết niệu Ceftriaxone là thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu với tác dụng chính là ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Ceftriaxone không hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nên thường được dùng bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch và bắp tay. Người bị suy gan, suy thận nặng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Công dụng:
- Diệt khuẩn, đặc biệt là hai loại gram âm và gram dương.
- Thường được dùng với viêm đường tiết niệu nặng.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lậu, giang mai…
Tác dụng phụ:
- Ngứa và nổi ban đỏ.
- Nhức mỏi toàn thân, chóng mặt, có thể sốt hoặc phù nề.
- Có thể gây thiếu máu, rối loạn đông máu.
- Làm tăng một số loại vi khuẩn, nấm men trong đường ruột.
Thuốc Cephalexin
Thuốc uống trị viêm đường tiết niệu Cephalexin là loại kháng sinh phổ biến, thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh thường được dùng để điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn. Cephalexin hoạt động dựa trên cơ chế cản trở quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn, làm chúng bị tiêu diệt.
Tác dụng phụ:
- Phát ban, sưng phồng ở mặt, môi, họng và lưỡi.
- Khó thở, nhức đầu và có thể sốt.
- Khó tiểu tiện.
- Nhức mỏi toàn thân, đau xương khớp.
- Có thể gây ngứa âm đạo hoặc chảy dịch âm đạo ở phụ nữ.
Thuốc Domitazol
Domitazol là thuốc gì? Domitazol có phải kháng sinh? Đây là dòng thuốc trị viêm đường tiết niệu thuộc nhóm kháng khuẩn và ký sinh trùng. Người bệnh suy thận nặng hoặc trẻ từng bị động kinh, co giật do sốt không nên sử dụng loại thuốc này. Thuốc này thường được chỉ định cho viêm đường tiết niệu không biến chứng.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn và nôn kéo dài.
- Khó đi tiểu, nước tiểu có màu xanh.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng.
Thuốc Quinolones
Ức chế quá trình tổng hợp protein, ngăn cản quá trình tổng hợp ADN của vi khuẩn. Công dụng chính là điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy, đau bụng.
- Chức năng gan suy giảm
- Mất ngủ, rối loạn thần kinh, rối loạn nhịp tim…
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm đường tiết niệu
- Tác dụng phụ của thuốc trị viêm đường tiết niệu tùy thuộc vào thể trạng và triệu chứng của từng người, bạn không nên dùng theo người bệnh khác mà phải đến bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng, tự ý thay đổi liều lượng vì có thể dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
- Nếu gặp phải các tình trạng khác thường, ngưng sử dụng và đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
- Không đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh với các phương pháp Đông Y, thuốc Nam khác.
- Không quan hệ tình dục.
- Tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, không thụt rửa sâu trong âm đạo. Nên đứng tắm dưới vòi hoa sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm.
- Mặc quần áo thoáng mát, đồ lót chất liệu cotton co giãn giúp thấm hút mồ hôi tốt.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và dưỡng chất: bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu probiotic… Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, các chất kích thích…
Sử dụng kháng sinh để trị viêm đường tiết niệu được sử dụng khá nhiều vì giúp giảm đau nhanh, giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên kháng sinh có những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh một số trường hợp uống thuốc viêm đường tiết niệu đi tiểu màu xanh.
>> XEM THÊM:
Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà
Top 5 loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu tốt nhất trên thị trường
Thuốc trị viêm đường tiết niệu tốt nhất là loại nào? Các bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu từ thiên nhiên để giảm thiểu các tác dụng phụ lên cơ thể.
Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu từ thiên nhiên
Bảo Niệu Đức Thịnh – Sản phẩm bảo vệ sức khỏe được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP. Với chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên: ích trí nhân, đương quy, bạch mao căn, đẳng sâm… Bảo Niệu Đức Thịnh giúp bổ thận, cân bằng âm dương, tăng cường chức năng thận và bàng quang; hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đường tiết niệu như tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, tiểu dầm…

Hy vọng với bài viết này các bạn có được câu trả lời về thuốc trị viêm đường tiết niệu và lưu ý khi sử dụng.
Nếu có những triệu chứng bất thường ở đường tiết niệu, hãy để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ hotline 0839 898 089 để được chuyên gia tư vấn.
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, 30/4 & 1/5 - 26 Tháng Tư, 2023
- ƯU ĐÃI THÁNG 4 – Bảo Niệu Đức Thịnh Sale lớn! - 24 Tháng Tư, 2023
- Thạc sĩ Dược học Vũ Thị Nhiễu - 20 Tháng Tư, 2023