Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? TOP 7 thuốc điều trị hiệu quả

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 23/04/2021 - Cập nhật ngày 14/09/2023.

Tác giả: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ

Biên tập: Khánh Toàn

Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất phổ biến ở cả hai giới. Người lớn và trẻ em đều có thể bị viêm đường tiết niệu. Bệnh lý này thường có các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đau bộ phận sinh dục, nước tiểu đục,…Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Phần lớn là sử dụng thuốc kháng sinh vì có sự xuất hiện của vi khuẩn.Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc phù hợp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết này để có thêm thông tin cần thiết cho mình nhé. 

Tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu
Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Vi khuẩn xâm nhập vào bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu, chủ yếu là ở bàng quang hoặc thận, sinh sôi nảy nở ở các bộ phận này và gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Nước tiểu bình thường là vô trùng nhưng khi có sự hiện diện của vi khuẩn thì chúng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) gây viêm nhiễm
Vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) gây viêm nhiễm

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Không phải tất cả người bệnh đều có triệu chứng viêm đường tiết niệu như nhau, có người không có biểu hiện cụ thể mà phải thông qua xét nghiệm nước tiểu mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên những triệu chứng của viêm đường tiết niệu thường gặp như sau:

Ở nam giới:

  • Tiểu rắt: lúc nào cũng có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu ít.
  • Tiểu buốt: nóng rát, đau, buốt bộ phận sinh dục mỗi khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu: có một chút máu khi đi tiểu gần hết hoặc lượng máu nhiều có thể thấy rõ ngay từ lúc bắt đầu đi tiểu đến khi kết thúc, có khi nước tiểu chỉ đục, có màu hồng.
  • Có dịch tiết ra ở đầu dương vật.
  • Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục: đường niệu đạo của nam là đường xuất tinh nên khi mắc bệnh nam giới sẽ có cảm giác đau khi xuất tinh, nặng còn có thể xuất tinh ra máu.
  • Nhức mỏi cơ thể, đau lưng, có thể sốt cao, buồn nôn, rét run.

Ở nữ giới:

  • Tiểu rắt: luôn có cảm giác buồn tiểu dù vừa đi tiểu xong, đi tiểu nhiều 
  • Tiểu buốt: nóng, buốt, đau như bị kim châm ở bộ phận sinh dục mỗi khi đi tiểu.
  • Nước tiểu đục, có màu hồng và mùi hôi.
  • Đau cơ thể, đau tức bụng dưới, đau thắt lưng,
  • Mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn, run rẩy toàn thân.
  • Vùng kín ngứa rát, đau khi quan hệ tình dục.

Ở trẻ em:

  • Tiểu ngắt quãng không liên tục, khó tiểu tiện, phải rặn mỗi lần đi tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi.
  • Khó chịu, sốt cao, quấy khóc, biếng ăn.
  • Có thể bị nôn hoặc tiêu chảy.
Hình ảnh viêm đường tiết niệu
Hình ảnh viêm đường tiết niệu

Những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nhiều nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu, chủ yếu là do vi khuẩn (E.coli chiếm 70%, Proteus mirabilis, Chlamydia, Enterobacter, Citrobacter,…). Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không đúng cách
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: không vệ sinh trước và sau khi quan hệ, quan hệ quá thô bạo và với tần suất nhiều.
  • Nhịn tiểu thường xuyên: nước tiểu ứ đọng trong bàng quang là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn “sinh sôi nảy nở” và gây nhiễm khuẩn.
  • Do dị ứng với chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh hoặc băng vệ sinh.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng dễ mắc viêm đường tiết niệu.
  • Do các bệnh lý khác: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu đường, sỏi thận…

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? 

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có sự hiện diện của vi khuẩn trong hệ tiết niệu. Vì vậy, nguyên tắc điều trị bệnh là ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy các bác sĩ thường kê các loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn giúp cải thiện tình trạng bệnh. 

viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì
Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì?

Nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Các nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng gồm: 

Nhóm kháng sinh dẫn xuất Sulfamid

Cơ chế tác động của Sulfamid chủ yếu là kìm hãm vi khuẩn phát triển chứ không phải diệt khuẩn như hầu hết các loại kháng sinh khác. Sulfamid có tác dụng kìm khuẩn vì chúng không cho cơ thể tổng hợp axit folic tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sulfamid có phổ kháng khuẩn khá rộng, kháng tốt nhất là E.coli – nguyên nhân chính gây ra viêm đường tiết niệu. 

Tuy nhiên, Sulfamid có thể gây ra tác dụng phụ là tiểu ra máu, bí tiểu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra sỏi thận, sỏi niệu quản. Vì thế người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và cần uống nhiều nước để hạn chế gây sỏi. 

Nhóm kháng sinh Sulfamid có phổ kháng khuẩn khá rộng, kháng tốt nhất là E.coli
Nhóm kháng sinh Sulfamid có phổ kháng khuẩn khá rộng, kháng tốt nhất là E.coli

Nhóm kháng sinh Cephalosporin

Trẻ em bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Nhóm thuốc này được đánh giá là phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi. Cephalosporin được chia thành các loại nhỏ với các tác dụng sau:

  • Cephalexin: Chủ yếu cản trở quá trình tổng hợp vỏ tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Không dùng cephalexin cho trẻ nhỏ.
  • Cephalothin: Đây là dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, có thể dùng cho trẻ em. Thuốc này cải thiện tốt hầu hết các bệnh do cầu khuẩn gây ra. Tác dụng phụ là tiêu chảy, sốt, phát ban trên cơ thể. 
  • Cefazolin: Cũng là dạng thuốc tiêm tĩnh mạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Tác dụng phụ là đau họng, sưng lưỡi, các bệnh da liễu…
  • Cephaloridine: Kháng sinh dạng tiêm, tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn. Có tác dụng phụ là chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp nhẹ…  

Nhóm thuốc Cephalosporin được khuyến cáo là không nên sử dụng bừa bãi. Tất cả các trường hợp muốn sử dụng thuốc này đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và cần có phác đồ điều trị phù hợp.

Nhóm thuốc diệt khuẩn Quinolone

Nhóm thuốc Quinolone hoạt động khá đặc biệt, các thành phần trong thuốc không chỉ ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn mà còn ngăn cản quá trình tổng hợp ADN của chúng. Nhờ cách hoạt động đặc biệt này mà Quinolone làm gián đoạn quá trình hình thành và phát triển cầu khuẩn trong cơ thể. Ưu điểm của Quinolone là giúp dứt điểm bệnh nhanh, giảm đau nhanh, tuy nhiên có thể gây ra tiêu chảy nhẹ, đau bụng, dị ứng ngoài da,…

Quinolone làm gián đoạn quá trình hình thành và phát triển cầu khuẩn trong cơ thể
Quinolone làm gián đoạn quá trình hình thành và phát triển cầu khuẩn trong cơ thể

TOP 7 thuốc điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

Ceftriaxone

Ceftriaxone thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin và là thuốc dạng tiêm. Ceftriaxone có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Ceftriaxone không được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa nên sẽ được chuyển hóa và đào thải thông qua gan và thận. 

Công dụng:

  • Diệt khuẩn tốt, đặc biệt là hai loại vi khuẩn gram âm và gram dương.
  • Thường được dùng để điều trị cho người bị viêm đường tiết niệu nặng.

Tác dụng phụ:

  • Bí tiểu, tiểu ra máu.
  • Nhức mỏi toàn thân, chóng mặt, sốt, phù nề.
  • Dị ứng ngoài da: ngứa và nổi ban đỏ.
  • Thiếu máu, rối loạn đông máu.
  • Gặp một số vấn đề về tiêu hóa như viêm đại tràng.
Ceftriaxone thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin và là thuốc dạng tiêm
Ceftriaxone thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin và là thuốc dạng tiêm

Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là một loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu mà người bệnh không nên bỏ qua. Đây là một dạng kháng sinh mạnh, được dùng để điều trị viêm đường tiết niệu không biến chứng. Nguyên tắc hoạt động của thuốc này là ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA và protein của vi khuẩn. Chúng sẽ bị mất nguồn dinh dưỡng và bị tiêu diệt. 

Công dụng: kiểm soát nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang…

Tác dụng phụ:

  • Ngứa rát và nổi mề đay trên da.
  • Đầy bụng, tiêu chảy nhẹ, nhức đầu, chóng mặt
  • Âm đạo bị ngứa rát và tiết dịch bất thường.
  • Sốt, ớn lạnh, tê tay chân, chán ăn, nôn mửa.

 Fosfomycin

Đây là loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu nam được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Ngoài việc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Fosfomycin còn được dùng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm phổi…

Công dụng: Thuốc được chỉ định điều trị cho người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm bàng quang cấp tính, viêm tủy xương, viêm tuyến tiền liệt…

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, tiêu chảy nhẹ, đau bụng, mệt mỏi.
  • Nóng rát khi đi tiểu và đau phần bụng dưới, đau lưng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu uống thuốc gì
Nhiễm trùng đường tiết niệu uống thuốc gì?

Quinolones

Quinolones có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc tác động đến chức năng của hai loại enzyme được sản xuất bởi vi khuẩn DNA gyrase và topoisomerase IV. Nhờ đó, vi khuẩn không còn môi trường để tồn tại trong hệ tiết niệu.

Công dụng:

  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Được chỉ định dùng cho viêm đường tiết niệu nặng, viêm phổi

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy, nôn ói, mẩn ngứa, phát ban.
  • Hại gan, chức năng gan suy giảm,
  • Mất ngủ, rối loạn thần kinh, rối loạn nhịp tim, động kinh, nhạy cảm với ánh sáng. 

Mictasol Bleu

Mictasol Bleu là thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh khử trùng dạng yếu và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong hệ tiết niệu. 

Công dụng: tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây hại có trong hệ tiết niệu

Tác dụng phụ:

  • Đau cơ bắp, chóng mặt, nhức đầu.
  • Nóng trong người, đổ mồ hôi
  • Nước tiểu chuyển màu xanh nhạt.
  • Da xanh xao, nhịp tim nhanh và có khi ngất xỉu. 
Mictasol Bleu là thuốc khử trùng dạng yếu, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây hại có trong hệ tiết niệu
Mictasol Bleu là thuốc khử trùng dạng yếu, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây hại có trong hệ tiết niệu

Cephalexin

Cephalexin là loại thuốc kháng sinh khá quen thuộc với nhiều người. Nguyên tắc hoạt động của thuốc là cản trở quá trình tạo vỏ tế bào của vi khuẩn. Từ đó khiến vỏ tế bào của chúng vỡ ra và chết đi.

Công dụng: hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng ở đường tiểu, đường hô hấp,  viêm đường tiết niệu

Tác dụng phụ:

  • Sưng viêm ở họng, lưỡi, môi.
  • Đau đầu, sốt, da vàng nhạt.
  • Mẩn ngứa, phát ban.
  • Cơ thể dễ bầm tím và chảy máu bất thường.
  • Bí tiểu hoặc đi tiểu ít hơn bình thường
  • Toàn thân nhức mỏi, đau khớp. 

Trimethoprim

Trimethoprim có khả năng ức chế hoạt động của enzyme và thu hẹp ổ viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Thuốc này được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu. 

Công dụng:

  • Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Dự phòng lâu dài để giảm nguy cơ tái phát.

Tác dụng phụ: 

  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
  • Phát ban ở da, ngứa.
  • Chán ăn, đau đầu, mờ mắt, thiếu máu.
Trimethoprim được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu

>> XEM THÊM:

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Top 5 loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu tốt nhất trên thị trường

Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu con dao hai lưỡi

Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu và các lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu

Những thuốc điều trị viêm đường tiết niệu kể trên đều là thuốc kháng sinh, tuy rằng có mang lại hiệu quả tốt nhưng để lại tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Chính bởi vậy, bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn của bác sĩ.
  • Không tự ý thay đổi liều lượng và khi đã có cải thiện đáng kể cũng không được ngừng thuốc, phải uống đủ liệu trình mà bác sĩ hướng dẫn.
  • Nếu có tác dụng phụ bất thường cần nhanh chóng ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, uống đủ 1,5-2 lít nước.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ muối chua như dưa muối, cà muối.
  • Hạn chế chất kích thích như rượu bia, cafe, trà, đồ uống có gas,….
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu.
  • Xây dựng lối sống khoa học: tập thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, stress kéo dài.
Sử dụng thuốc kháng sinh bắt buộc phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Sử dụng thuốc kháng sinh bắt buộc phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì. Kháng sinh là thuốc được sử dụng nhiều để điều trị viêm đường tiết niệu, tuy nhiên kháng sinh có những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, các bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu từ thiên nhiên để giảm thiểu các tác dụng phụ lên cơ thể. 

Hiện nay trên thị trường có một vài sản phẩm thảo dược thiên nhiên có khả năng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà, giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…do viêm đường tiết niệu gây ra. Tiêu biểu là sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh.  Với chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên: ích trí nhân, đương quy, bạch mao căn, đẳng sâm… Bảo Niệu Đức Thịnh có công dụng chính:

  • Cân bằng âm dương, bổ thận, tăng cường chức năng thận và bàng quang.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đường tiết niệu: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…
  • Điều hòa cơ thể, mau chóng hồi phục sức khỏe.
Bảo Niệu Đức Thịnh
Bảo Niệu Đức Thịnh

Nút đặt mua sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Bảo Niệu Đức Thịnh được điều chế dưới dạng viên nén, phù hợp với trẻ em từ 6 tuổi trở lên đến người lớn.

Bạn muốn tư vấn về bệnh viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, tiểu đêm,…hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm, hãy để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ 0839.89.80.89. Các chuyên gia của Bảo Niệu Đức Thịnh sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Bác sĩ - Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Latest posts by Bác sĩ - Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ (see all)

    Bài viết này có hữu ích không?

      ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

      Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!