Ngày viết: 18/04/2021 - Cập nhật ngày 31/10/2022. - Tham vấn y khoa: Lương y Ngô Trí Tuệ
Cùng với râu ngô, rau má thì cây mã đề là loại cây được cha ông ta sử dụng để chữa viêm tiết niệu. Râu ngô thường được sử dụng nấu nước uống, rau má thường xay hoặc giã nát lấy nước sử dụng. Vậy bạn có biết cách dùng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu như thế nào chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Mục lục
1. Triệu chứng và nguyên nhân viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu hay viêm đường tiểu là tình trạng khi nước tiểu có sự xâm nhập của vi khuẩn khiến một số cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm nhiễm.
Người bệnh sẽ thấy khó chịu khi đi tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang dù mới đi tiểu. Nước tiểu có màu đục, mùi hôi nồng, có lẫn máu hoặc mủ.
2. Tại sao cây mã đề có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu
Mã đề – tên khoa học là Plantago major L., trong dân gian còn có tên gọi khác là cây Xa tiền. Loại thảo dược này có thể tìm thấy rất nhiều ở ven đường, ven bìa rừng, núi hoặc có thể xuất hiện ở trong vườn nhà. Mã đề thân nhẵn, lá mọc thành cụm, từ gốc, gân lá nổi trên phiến lá hình trứng hoặc thìa. Bông mã đề mọc từ kẽ lá, dài và xanh.
Mã đề là loại thảo dược có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Đặc biệt là các bệnh về đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu với triệu chứng tiểu buốt, rắt,… Theo Y học cổ truyền, cây mã đề là thảo dược có tính lạnh, vị ngọt, quy kinh thận, bàng quang, phế, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu phù, tiêu viêm và giải độc tố…
Theo khoa học hiện đại, trong cây và bông mã đề chứa rất nhiều dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất như canxi, vitamin C và vitamin K, Carotene, các dưỡng chất như allatonin, aucubin, baicalein, apigenin, axit oleanolic, sorbitol và tanin.
Những chất này được khoa học hiện đại nghiên cứu là có tác dụng chống lại các phản ứng viêm trong cơ thể nhờ làm giảm hoạt động của các chủng vi khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các chứng tiểu buốt, tiểu rắt ở người bị viêm đường tiết niệu. Ngoài ra do giàu vitamin C và vitamin K, mã đề còn giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện miễn dịch, góp phần rất lớn trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.

3. Dùng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu
Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều bài thuốc trị viêm đường tiết niệu đơn giản với mã đề. Dưới đây là những bài thuốc hay từ cây mã đề được chia sẻ nhiều. Bạn có thể áp dụng và làm ngay tại nhà:
3.1. Bài thuốc 1: Mã đề và cam thảo
Chuẩn bị: Hạt mã đề 10gr, cam thảo 2gr.
Cách làm:
- Cho hai nguyên liệu và ấm nước, trụng qua nước ấm một lần, đổ đi.
- Sau đó cho khoảng 700ml nước, đun sôi, nhỏ lửa và sắc tới khi còn 1 bát nước để uống.
Chia thuốc làm 3 lần, sáng – trưa – tối. Uống liên tục từ 3-5 ngày sẽ thấy có cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu do viêm đường tiết niệu gây ra.
-
Cách chữa viêm tiết niệu bằng cây mã đề và cam thảo
3.2. Bài thuốc 2: Mã đề, rễ tranh, kim tiền thảo
Chuẩn bị: Mã đề khô 20gr, Kim tiền thảo 30gr, Rễ tranh 20 gr.
Chế biến: Sử dụng để sắc hoặc hãm trong ca nước để uống hàng ngày. Sử dụng trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày sẽ giảm tình trạng đi tiểu khó, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt do viêm đường tiết niệu.
Thậm chí sử dụng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu còn giúp giảm tình trạng tiểu buốt, rắt ở những người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản. Những sỏi này chèn ép bàng quang, niệu quản khiến cho người bệnh đi tiểu khó khăn, đau đớn.
3.3. Bài thuốc 3: Mã đề giã nát lấy nước
Cách làm:
- Cây và bông mã đề đem rửa sạch, bỏ phần rễ
- Sau đó giã nát, vắt lấy nước, có thể hòa thêm cùng 1 ít mật ong.
Uống liên tục nước mã đề trong khoảng từ 7-10 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu.
3.4. Bài thuốc 4: Hạt mã đề và ý dĩ
Cách chế biến cây mã đề:
- Hạt mã đề và ý dĩ, rửa sạch, trộn lẫn và đem sao qua lửa.
- Sau đó đem tán thành bột.
Mỗi ngày sử dụng 10gr bột mã đề và ý dĩ trước bữa ăn, sẽ thấy cải thiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu.
3.5. Bài thuốc 5: Cháo cây mã đề chữa tiểu buốt
Dùng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu bằng cách nấu cháo:
- Dùng mã đề nấu với nước.
- Sau đó bỏ bã lấy nước nấu cùng 100gr hạt kê, nấu thành cháo.
Ngày ăn 2 lần cải thiện rất nhiều tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó do viêm đường tiết niệu.
4. Bài thuốc từ các loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu chủ yếu do âm dương trong cơ thể mất cân bằng. Dương khí hạ hãm xuống thành bàng quang, ép vào thành bàng quang khiến cho người bệnh đi tiểu khó khăn. Nếu dương khí tiếp tục ép thành bàng quang có thể làm vỡ các mao mạch khiến cho nhiều người đi tiểu ra nước tiểu màu hồng (tiểu ra máu).
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên sử dụng các thảo dược có thể giúp cân bằng âm dương, đẩy dương khí đi lên, thông thoáng đường tiểu. Từ đó mới giảm được tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả. Bảo niệu Đức Thịnh có cơ chế khôi phục và củng cố cân bằng âm dương được kích hoạt ngay trong quá trình xử lý nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Sản phẩm giúp cho hệ tiết niệu được khôi phục toàn diện sức mạnh của mình.
Các vị thảo dược chính quý như Ích trí nhân, Hoàng kỳ… với công dụng bổ trợ thận và bàng quang cực mạnh giúp cho người bệnh bồi bổ khí lực cho các cơ quan chính của hệ bài tiết là thận và bàng quang, đồng thời tiếp tục nuôi dưỡng các cơ quan này ngăn chặn các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu tái phát.
Bạn có thể xem chi tiết về sản phẩm tại ĐÂY.
-
Bảo Niệu Đức Thịnh – sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả
5. Lưu ý khi sử dụng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu
Cây mã đề dù được ghi nhận có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng viêm đường tiết niệu nhưng vẫn bạn cần lưu ý:
- Tuyệt đối không lạm dụng việc sử dụng cây mã đề. Sử dụng trong ngắn hạn từ 3-7 ngày cây có thể cho tác dụng tốt. Tuy nhiên nếu sử dụng quá lâu có thể gây ra tình trạng mất nước, khiến cơ thể càng mệt mỏi và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu. Vì sử dụng quá nhiều mã đề trong 3 tháng đầu có thể gây tình trạng sảy thai.
- Những người bị thận yếu hoặc suy thận nên tránh sử dụng mã đề uống trong thời gian dài.
- Không sử dụng mã đề cho trẻ dưới 10 tuổi. Bởi nếu trẻ sử dụng sẽ đi đái nhiều hoặc đái dầm vào ban đêm.
- Người bệnh vẫn nên nghe theo sự chỉ dẫn của người thầy thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.
- Nên chú ý có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Nếu còn thắc mắc về chứng viêm đường tiết niệu, gọi ngay qua hotline hoặc để lại thông tin bên dưới đây. Các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi luôn sẵn sàng Tư Vẫn Miễn Phí cho bạn!
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, 30/4 & 1/5 - 26 Tháng Tư, 2023
- ƯU ĐÃI THÁNG 4 – Bảo Niệu Đức Thịnh Sale lớn! - 24 Tháng Tư, 2023
- Thạc sĩ Dược học Vũ Thị Nhiễu - 20 Tháng Tư, 2023