Ngày viết: 16/08/2024 - Cập nhật ngày 16/08/2024.
Nấm Candida là loại vi nấm gây bệnh trên người phổ biến nhất. Tùy theo vị trí bị nhiễm nấm candida mà biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau. Bệnh nấm Candida thường xuất hiện nhiều nhất trên da, vùng niêm mạc miệng và âm đạo của phụ nữ.
Bệnh bấm Candida là gì?
Mục lục
1. Nấm candida là gì?
Candida là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm gây ra có tên là Candida. Nấm Candida có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục và nhiều bộ phận khác trên cơ thể như miệng, da và máu, những vùng da ấm và ẩm ướt. Một số loại thuốc và một số bệnh hiện nay có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida.
Khi bị nhiễm nấm Candida trong âm đạo bệnh được gọi là viêm nấm âm đạo, nấm trong khoang miệng được gọi là tưa miệng. Các dấu hiệu khi bị nhiễm nấm Candida tại mỗi vùng sẽ có biểu hiện khác nhau.
Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây khó chịu cho người mắc. Một số dạng nhiễm nấm Candida có thể tiến triển nhanh và cần được điều trị kịp thời bởi nấm đã xâm nhập vào trong máu.
=> Xem thêm: Mụn nhọt vùng kín là gì?
2. Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm Candida âm đạo
Mỗi vùng khi nhiễm nấm Candida sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, không cố định và phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, sẽ có một số dấu hiệu điển hình như:
- Nấm ở da: Xuất hiện những đốm màu đỏ hoặc trắng trên da, có cảm giác ngứa và đôi khi sẽ kèm theo sưng viêm.
- Bộ phận sinh dục: Ở phụ nữ, biểu hiện rõ nhất khi bị nhiễm nấm Candida ở bộ phận sinh dục sẽ là rất ngứa, tấy đỏ và đau rát ở vùng âm đạo. Dịch âm đạo thường có màu trắng và vón cục. Đối với nam giới, triệu chứng có thể là đau, ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên đầu dương vật. Khi quan hệ có cảm giác đau.
- Miệng và thực quản: Nấm tại vị trí này thường được gọi là bệnh tưa miệng. Bệnh gây ra những đốm trắng trên lưỡi và miệng. Nướu lở loét và xuất hiện những mảng đỏ trắng. Người nhiễm nấm Candida ở miệng sẽ cảm thấy đau đớn khi ăn và khó nuốt.
- Máu và các cơ quan khác: Sốt và ớn lạnh là những biểu hiện rõ nhất của bệnh nấm Candida khi đã xâm nhập vào máu.
Dấu hiệu nhận biết nấm Candida phổ biến nhất
3. Nguyên nhân nhiễm nấm Candida ở âm đạo
Loài nấm Candida thường gây bệnh cho người là Candida albicans. Loại nấm này xuất hiện ở khắp mọi nơi, có cả trong cơ thể người. Điều kiện thuận lợi cho tình trạng nhiễm nấm Candida tốt nhất là ở những vị trí có độ ẩm và nhiệt độ cao như bộ phận sinh dục, các khu vực nếp gấp trên da. Đó là lý do nấm Candida thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
Đặc biệt, nấm Candida sẽ phát triển và tấn công cơ thể của những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, người có bệnh tiểu đường và nhiễm HIV/AIDS.
Ngoài ra, việc uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng gây lên tác dụng phụ làm chết các vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển.
4. Những ai thường bị nhiễm nấm Candida?
Những ai thường bị nhiễm nấm Candida? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra. Nấm Candida phổ biến nhiều ở phụ nữ, song nam giới và trẻ em cũng có thể nhiễm bệnh. Candida thường gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, trẻ sơ sinh và những người nhiễm bệnh truyền nhiễm. Rửa tay và vệ sinh hợp lý là biện pháp giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm đơn giản hiện nay.
Viêm nhiễm nấm Candida là bệnh gì?
5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida
Nấm Candida sẽ phát triển mạnh khi có sự xuất hiện của các yếu tố như:
- Người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người cao tuổi.
- Người dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, corticoid uống hoặc hít.
- Người điều trị bệnh ung thư như hóa trị, xạ trị.
- Người thường xuyên khô miệng.
- Phụ nữ có nồng độ estrogen tăng cao.
- Quan hệ tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm dù bệnh không được xem là nhóm bệnh có thể lây qua đường tình dục.
- Người giữ vệ sinh kém.
- Người mang răng giả thường xuyên.
6. Cách điều trị nhiễm nấm Candida
Hiện nay, nấm Candida đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau mang đến hiệu quả rất cao. Một số phương pháp điều trị sau có thể giúp bạn chữa khỏi tình trạng nấm này.
- Sử dụng thuốc kháng nấm: Đây là phương pháp điều trị chính cho nhiễm nấm Candida. Thuốc kháng nấm có thể được sử dụng dưới dạng thuốc bôi như kem, gel hoặc thuốc đặt dùng tại chỗ để giảm triệu chứng và tiêu diệt nấm. Thuốc uống dùng trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc lặp lại.
- Điều chỉnh lối sống:
- Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng có chất tẩy mạnh.
- Mặc quần lót cotton: Chất liệu cotton thoáng mát giúp giảm độ ẩm, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày: Băng vệ sinh hàng ngày có thể tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho nấm phát triển.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải độc tố và duy trì độ ẩm cho da.
- Yêu cầu bạn tình cùng điều trị: Nếu bạn có bạn tình, cả hai nên cùng điều trị để tránh lây nhiễm chéo.
Ngoài các cách điều trị trên, người bệnh nhiễm nấm Candida, nhiễm nấm vùng kín cũng cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn đọc cũng có thể tham khảo bị nấm vùng kín nên kiêng gì và ăn gì để mau khỏi.
7. Bị nhiễm nấm Candida có tự khỏi không?
Bị nhiễm nấm Candida có tự khỏi không? Câu trả lời là Không bởi một số nguyên nhân sau:
- Nấm Candida có khả năng sinh sôi nảy nở mạnh: Trong điều kiện môi trường ẩm ướt và ấm áp, nấm Candida sẽ nhân lên nhanh chóng, gây viêm nhiễm và các triệu chứng khó chịu.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ khó chống lại sự tấn công của nấm, khiến bệnh kéo dài và khó điều trị.
- Tái nhiễm: Nếu không điều trị triệt để, nấm Candida có thể ẩn náu trong các nếp gấp da và tái phát bất cứ lúc nào.
Tên đây là toàn bộ kiến thức về Nấm Candida là gì? Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm Candida cũng như cách điều trị khi bị nấm Candida tấn công. Hy vọng rằng với các kiến thức nêu trên có thể giúp bạn hiểu hơn về nấm Candida và có những cách phòng tránh nhiễm bệnh hiệu quả để tự bảo vệ sức khỏe bản thân.