Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

[BẬT MÍ] Viêm đường tiết niệu UỐNG nước gì để NHANH khỏi?

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 27/04/2021 - Cập nhật ngày 09/05/2022. - Tham vấn y khoa: Lương y Ngô Trí Tuệ

Tham vấn y khoa Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Viêm đường tiết niệu với những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng,….ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn, thức uống tốt cho người viêm đường tiết niệu cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy, uống nước gì để chữa viêm đường tiết niệu? Viêm đường tiết niệu uống nước gì tốt cho sức khỏe, đào thải độc tố, đẩy lùi các triệu chứng, tránh các biến chứng nguy hiểm. Tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé.

Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì để cải thiện
Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì để cải thiện

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng hệ tiết niệu bị các vi sinh vật có hại tấn công và gây nhiễm khuẩn. Các vi sinh vật đó có thể là vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng. Chúng xâm nhập vào bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) gây viêm nhiễm. 

Vi khuẩn tấn công thận và bàng quang gây nhiễm khuẩn nước tiểu
Vi khuẩn tấn công thận và bàng quang gây nhiễm khuẩn nước tiểu

Biểu hiện thường gặp của viêm đường tiết niệu

  • Đau rát, buốt bộ phận sinh dục mỗi lần đi tiểu.
  • Luôn có cảm giác buồn tiểu dù vừa đi xong
  • Tiểu rắt, đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong ngày và hơn 3 lần ban đêm nhưng lượng nước tiểu cực ít, có khi chỉ vài giọt.
  • Đau bụng, đau thắt lưng, cơ thể đau nhức.
  • Có thể sốt cao, rét run nếu vi khuẩn lan đến thận.

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn (E.coli chiếm 70%, Proteus mirabilis, Chlamydia, Enterobacter, Citrobacter,…). Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác:

  • Không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: nhiều bạn tình, không sử dụng biện pháp bảo vệ, quan hệ quá thô bạo và với tần suất nhiều.
  • Thường xuyên nhịn tiểu: nước tiểu ứ đọng trong bàng quang là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Do dị ứng: dị ứng chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh hoặc băng vệ sinh.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
  • Tiền mãn kinh, mãn kinh ở nữ giới: nội tiết tố Estrogen giảm sút dẫn tới tình trạng nóng trong người, khả năng chống lại vi khuẩn giảm đi. Từ đó dễ mắc viêm đường tiết niệu.
  • Do mắc bệnh lý khác: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu đường, sỏi thận…
Thường xuyên nhịn tiểu gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm
Thường xuyên nhịn tiểu gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm

Viêm đường tiết niệu uống nước gì tốt?

Bên cạnh việc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn khoa học và đồ uống tốt cho sức khỏe, giúp đào thải độc tố, đẩy lùi các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu uống nước gì tốt, mọi người nên tham khảo và sử dụng những thức uống dưới đây.

Viêm đường tiết niệu nên uống nước ép rau củ, trái cây tươi
Viêm đường tiết niệu nên uống nước ép rau củ, trái cây tươi

Nước lọc

Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể người, nước là một phần thiết yếu của cuộc sống. Tuy nước lọc không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại có vai trò quan trọng giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc, ngăn vi khuẩn sinh sôi và tấn công vào các bộ phận khác. Hãy đảm bảo bổ sung đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày nhé. Uống nước mỗi khi thấy khát hoặc cứ cách 15-20 phút uống một ngụm nước nhỏ.

Bổ sung đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc
Bổ sung đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc

Nước râu ngô

Theo Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, mát, lợi tiểu và thanh lọc hệ tiết niệu. Ngoài ra, râu ngô chứa nhiều vitamin và chất vi lượng để chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Râu ngô giúp cải thiện tốt tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu. Người bệnh sử dụng râu ngô bằng cách đun sôi râu ngô với nước, chắt lấy phần nước uống khi còn ấm. Có thể uống thay nước lọc hàng ngày để thấy bệnh cải thiện rõ rệt.

Uống nước râu ngô hàng ngày cải thiện tốt tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu
Uống nước râu ngô hàng ngày cải thiện tốt tiểu buốt, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu

Nước bông mã đề

Mã đề có vị ngọt, tính hàn, cả cây không chứa độc, quy vào các kinh phế, có công dụng thông tiểu, tiêu diệt vi khuẩn, thanh nhiệt. Từ đó, bông mã đề đẩy lùi viêm nhiễm đường tiết niệu rất hiệu quả. Người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng bông mã đề đun sôi với nước, chắt lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng đều đặn liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả bất ngờ.

Bông mã đề đẩy lùi viêm nhiễm đường tiết niệu rất hiệu quả
Bông mã đề đẩy lùi viêm nhiễm đường tiết niệu rất hiệu quả

Nước ép cam, chanh, bưởi, ổi 

Cam, chanh, bưởi, ổi là những trái cây rất giàu vitamin C. Mà vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu không thể sống sót trong môi trường nhiều axit. Vì thế, hàng ngày bạn có thể bổ sung những loại thức uống giàu vitamin C này cho cơ thể để loại bỏ vi khuẩn ra đường tiểu và cải thiện viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát, mau lành vết thương sau điều trị bệnh. Bạn nên uống những loại nước ép này sau khi ăn để tránh gây hại cho dạ dày.

Nước ép ổi, cam, chanh, bưởi giàu vitamin C tăng cường đề kháng
Nước ép ổi, cam, chanh, bưởi giàu vitamin C tăng cường đề kháng

Nước ép nam việt quất

Trong nam việt quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nam việt quất có tác dụng hỗ trợ miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời chống lão hóa, làm đẹp da. Đối với đường tiết niệu, nam việt quất có khả năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào niêm mạc của  đường tiết niệu nhờ chất chống oxy hóa được gọi là proanthocyanidins. Sử dụng nước ép nam việt quất không đường mỗi ngày để tình trạng bệnh được cải thiện nhé.

Trà thảo dược

Những loại trà thảo dược như trà bạc hà, trà gừng, trà kim ngân hoa, trà kim tiền thảo,….giúp tăng cường đề kháng, kháng khuẩn, chống viêm và đẩy lùi các triệu chứng viêm đường tiết niệu hiệu quả. 

>>> XEM THÊM:

Người bị viêm tiết niệu NÊN ĂN gì và KIÊNG gì?

Chữa viêm đường tiết niệu bằng cây MÃ ĐỀ

Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam hiệu quả

Top 5 bài thuốc dân gian chữa viêm đường tiết niệu

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà

Viêm đường tiết niệu có TỰ KHỎI không?

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì?

Nữ giới bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu – Sự thật bất ngờ

Sữa chua, sữa chua uống

Sữa chua và sữa chua uống chứa probiotic nhờ quá trình lên men. Probiotic là loại men vi sinh cực kì tốt cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Đặc biệt với nữ giới bị viêm đường tiết niệu, probiotic giúp cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Bổ sung vi khuẩn sống probiotic có trong sữa chua, sữa chua uống là cách để cải thiện nhanh chóng bệnh viêm đường tiết niệu.

Bổ sung vi khuẩn sống probiotic có trong sữa chua là cách để cải thiện nhanh chóng viêm đường tiết niệu.
Bổ sung vi khuẩn sống probiotic có trong sữa chua là cách để cải thiện nhanh chóng viêm đường tiết niệu.

Bảo Niệu Đức Thịnh – Thảo dược hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Những thức uống trên có tác dụng tăng cường đề kháng, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Nhưng không chỉ vậy, các chuyên gia khuyên rằng, ngoài những thức uống trên người bệnh nên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu có nguồn gốc từ thảo dược lành tính.

Bảo Niệu Đức Thịnh được điều chế 100% từ thảo dược an toàn: đương quy, ích trí nhân, đẳng sâm, hoàng kỳ, thỏ ty tử, cam thảo,…có công dụng chính:

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, viêm đường tiết niệu.
  • Bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận.
  • Bồi bổ sức khỏe, mau chóng hồi phục, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sản phẩm được điều chế dạng viên nén, phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi trở lên đến người lớn.

Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu

Bên cạnh việc bổ sung các loại thức uống trên, người bệnh nên tránh uống rượu, bia, trà, cafe, đồ uống có gas,….để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Người bệnh nên chú ý những điều sau để phòng bệnh viêm đường tiết niệu:

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: bổ sung trái cây, rau xanh, đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi,…
  • Tập luyện thể dục thường xuyên bằng các bài tập phù hợp như yoga, kegel, chạy bộ, đạp xe để tăng cường đề kháng, bảo vệ sức khỏe tổng thể.
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu.
  • Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể hàng ngày, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.
  • Hạn chế sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh
  • Tránh mặc quần áo, đồ lót bó sát, ẩm. Nên mặc chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
Kiêng rượu bia, cafe, đồ uống có gas giúp phòng tránh viêm đường tiết niệu
Kiêng rượu bia, cafe, đồ uống có gas giúp phòng tránh viêm đường tiết niệu

Hy vọng bài viết này đem lại thông tin hữu ích cho các bạn cũng như giải đáp thắc mắc viêm đường tiết niệu uống nước gì để các bạn mau chóng tìm ra phương pháp điều trị cũng như tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Nếu có thắc mắc về bệnh viêm đường tiết niệu, chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu hoặc muốn biết thêm thông tin về Bảo Niệu Đức Thịnh, hãy để lại thông tin dưới form đăng ký hoặc gọi ngay 0839.89.80.89. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN





    Chuyên gia Ngô Trí Tuệ