Banner bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh
bảo niệu đức thịnh

[ BẠN CÓ BIẾT] Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì? Nguy hiểm không?

  • Facebook
  • Zalo
  • TikTok
  • Youtube

Ngày viết: 25/05/2021 - Cập nhật ngày 15/07/2023.

Dấu hiệu căng tức bụng dưới buồn đi tiểu xuất hiện với tần suất liên tục, gây khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngươi bệnh. Vậy triệu chứng trên cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hay làm thế nào để chữa? Tất cả những thắc mắc này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu có nguy hiểm không?
Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu có nguy hiểm không?

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là bệnh gì?

Bạn biết không? Nếu biểu hiện tức bụng dưới buồn đi tiểu chỉ diễn ra một hai ngày sau đó tự khỏi, thì rất có thể đây chỉ là hệ lụy của chấn thương hoặc do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học gây ra mà thôi. 

Vậy nhưng, tình trạng này kéo dài dai dẳng, khiến bạn cực kỳ đau đớn và khó chịu mỗi lần đi tiểu hoặc vận động. Tuyệt đối đừng đủ chủ quan, bởi đây là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh nguy hiểm đằng sau.

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ cảnh báo bệnh gì?

Nữ giới có cấu quan cơ quan niệu đạo khá ngắn và đặc biệt. Ngoài ra, đối tượng này thường dễ bị chủng vi khuẩn, ký sinh trùng bên ngoài xâm nhập vào gây bệnh do thói quen vệ sinh thiếu khoa học.

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm sau:

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ do viêm đường tiết niệu

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ do viêm đường tiết niệu
Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ do viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý đường tiểu cực kỳ phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là do vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây viêm nhiễm tại các cơ quan đường niệu.

Bệnh này nếu không chữa trị sớm có thể gây hại cho chức năng sinh sản, thậm chí vô sinh nếu khuẩn “ hoành hành” thời gian dài. Ngoài biểu hiện bị căng bụng dưới, buồn đi tiểu thì chị em có thể phải đối mặt với một số triệu chứng khác như:

  • Cảm giác buồn tiểu liên tục. Tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần ít.
  • Nước tiểu chuyển màu đục, mùi khai, thối, rất khó chịu.
  • Ngứa ngáy vùng kín.
  • Đau tức bàng quang, bụng dưới. Đặc biệt khi quan hệ tình dục.

Lạc nội mạc tử cung gây tức bụng dưới buồn đi tiểu

Lạc nội mạc tử cung gây tức bụng dưới buồn đi tiểu
Lạc nội mạc tử cung gây tức bụng dưới buồn đi tiểu

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô nội mạc phát triển “ lạc” bên ngoài khu vực tử cung. Một số vị trí thường gặp như hai bên buồng trứng, ống fallop hoặc lan ra ngoài các tạng vùng tiểu khung.

Chị em mắc phải bệnh này thường có cảm giác sưng đau, tức bụng dưới và buồn đi tiểu liên tục. Bệnh để kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và một số cơ quan sinh dục khác. 

Viêm âm đạo – Nguyên nhân gây căng tức bụng dưới buồn đi tiểu

Viêm âm đạo - Nguyên nhân gây căng tức bụng dưới buồn đi tiểu
Viêm âm đạo – Nguyên nhân gây căng tức bụng dưới buồn đi tiểu

Viêm âm đạo hay còn gọi là nhiễm trùng âm đạo bản chất là sự mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín. Nhiều số liệu thống kê cho thấy, có đến một phần ba phụ nữ từng gặp phải triệu chứng viêm âm đạo một lần trong đời.

Khi mắc phải bệnh này, chị em thường có dấu hiệu căng tức vùng bụng dưới, buồn đi tiểu liên tục. Tuy nhiên, mỗi lần tiểu rất khó kèm theo đau buốt, khí hư bất thường, mùi hôi khó chịu.

Tức bụng dưới buồn đi tiểu do u nang buồng trứng

Tức bụng dưới buồn đi tiểu do u nang buồng trứng
Tức bụng dưới buồn đi tiểu do u nang buồng trứng

Ung nang buồng trứng là bệnh lý phổ biến, gặp nhiều ở đối tượng nữ giới. Khi mắc bệnh này, ban đầu chị em sẽ không gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Vậy nhưng, khi bệnh diễn biến nặng, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Đau nhói vùng chậu, tức bụng dưới
  • Đi tiểu liên tục, bụng đầy hơi
  • Khí hư bất thường, nước tiểu đục.
  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.

U xơ tử cung gây căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ

U xơ tử cung gây căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ
U xơ tử cung gây căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ

Nữ giới bị u xơ tử cung thường có biểu hiện căng tức bụng dưới kèm theo buồn tiểu liên tục. Theo thống kê, u xơ gặp chủ yếu ở độ tuổi phụ nữ 50 ( 20 – 80%). Lúc này, chị em sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như:

  • Tiểu ra máu, đau khi tiểu
  • Đau âm ỉ đến dữ dội vùng bụng dưới, nhất là khi bệnh kéo dài nghiêm trọng.
  • Khí hư loãng, có mùi hôi
  • Sờ thấy khối u vùng bụng dưới rốn

Bệnh tiềm ẩn đằng sau dấu hiệu căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nam

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nam là dấu hiệu không hề hiếm gặp. Cũng bởi vậy mà nhiều người khá coi thường và coi nhẹ triệu chứng này. 

Tức bụng dưới buồn đi tiểu do sỏi thận

Tức bụng dưới buồn đi tiểu do sỏi thận
Tức bụng dưới buồn đi tiểu do sỏi thận

Thận được coi là bộ phận cực kỳ quan trọng, nằm sát thành sau bụng và đối xứng qua cột sống. Cơ quan này có nhiệm vụ thanh lọc và bài tiết nước tiểu qua niệu đạo, đến bàng quang rồi ra ngoài môi trường. 

Vậy nhưng, khi lượng chất khoáng và muối bị lắng cặn quá mức tại thận sẽ hình thành nên sỏi. Sỏi lớn gây tình trạng bít tắc đường tiểu, từ đó dẫn đến buồn tiểu liên tục, khó tiểu kèm theo căng vùng bụng dưới.

Viêm tuyến tiền liệt gây căng tức bụng dưới và buồn đi tiểu

Viêm tuyến tiền liệt gây căng tức bụng dưới và buồn đi tiểu
Viêm tuyến tiền liệt gây căng tức bụng dưới và buồn đi tiểu

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý gặp khá phổ biến ở đối tượng nam. bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là nhu cầu tình dục và khả năng sinh sản. 

Khi nam giới bị viêm tiền liệt sẽ có một số triệu chứng điển hình sau:

  • Tiểu khó, thậm chí phải gồng  mình lên rặn mỗi khi đi tiểu.
  • Đau nhiều vùng bẹn, xương mu hoặc xung quanh vùng kín
  • Tiểu lẫn máu, nước tiểu đục, mùi khai.
  • Một số trường hợp nặng có thể bị rét run, ớn lạnh,…

Xoắn tinh hoàn – Nguyên nhân tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nam giới

Xoắn tinh hoàn - Nguyên nhân tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nam giới
Xoắn tinh hoàn – Nguyên nhân tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nam giới

Xoắn tinh hoàn gặp nhiều nhất ở nam giới giai đoạn 11 – 25 tuổi hoặc trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng tinh hoàn xoay quanh trục và bị xoắn lại, dẫn đến cản trở nguồn máu, dưỡng chất được cung cấp đến. 

Bệnh này cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả xấu cho cơ quan sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh.

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do bệnh lậu

Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do bệnh lậu
Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do bệnh lậu

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây ra lậu chủ yếu do một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. 

Khi mắc phải bệnh lậu, nam giới thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: Đi tiểu buốt rắt, tiểu đau, tiểu lẫn mủ, máu,… Trường hợp bệnh kéo dài nghiêm trọng hơn, có thể đau rát niệu đạo, tức bụng dưới, người sốt cao,….

Cần làm gì để phòng tránh hiện tượng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu?

Khi gặp phải dấu hiệu tức bụng dưới buồn đi tiểu khó chịu, tốt nhất chị em nên thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị tốt nhất.

Tuy nhiên, để phòng tránh được căn bệnh phiền toái này, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Thói quen vệ sinh giữ vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với trường hợp này. Bởi, chúng ta đều biết “ vùng kín” là khu vực ẩm ướt, là môi trường thuận lợi cho chủng vi khuẩn phát sinh gây bệnh. Vì thì, hãy vệ sinh sạch sẽ khu vực này ban nhé!
  • Hạn chế dùng các chất tẩy rửa mạnh, không thụt rửa âm đạo. Chị em nên chọn các dung dịch vệ sinh có pH trong khoảng 3,8 – 4,5. Ngoài ra, thành phần cần lành tính, sát khuẩn tốt như nano bạc, chè xanh, bạc hà,…
  • Không được nhịn tiểu trong thời gian dài. Đi tiểu khi có nhu cầu là cách chúng ta hỗ trợ bàng quang “ giải phóng” lượng cặn bã, độc tố đang tích trữ tại đây.
  • Tránh ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ có hại. Những thực phẩm này có khả năng làm tổn thương niêm mạc bàng quang, gây tức bụng dưới buồn đi tiểu. Ngoài ra kèm theo tiểu buốt rắt, khó tiểu,…
  • Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, khoa học. Không nên quá thô bạo khi quan hệ. Đặc biệt chú ý tránh quan hệ với người bị bệnh để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan bệnh tình dục.
  • Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như cam, quýt, nam việt quất,… Những món ngon này không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tâm lý có khả năng tác động tiêu cực đến các chứng bệnh đường tiểu. 
  • Thăm khám định kỳ, tuyệt đối không tự ý lạm dụng Tây y, kháng sinh. Bởi tác dụng phụ của thuốc được coi là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây buồn tiểu, căng bụng dưới.
Cần làm gì để phòng tránh hiện tượng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu?
Cần làm gì để phòng tránh hiện tượng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu?

>>> XEM THÊM:

Bị rát khi đi tiểu hiện tượng nguy hiểm không thể chủ quan

Hiện tượng đi tiểu xong bị đau bụng dưới ở nữ

Giải pháp khắc phục chứng buồn tiểu nhưng tiểu không ra

Cải thiện dấu hiệu tức bụng dưới buồn đi tiểu bằng thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, phương pháp chữa bệnh đường tiểu từ thảo dược thiên nhiên đang được nhiều chuyên gia và người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nhờ ưu điểm vượt trội về hiệu quả điều trị, đồng thời an toàn, không gây tác dụng phụ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh được nghiên cứu dựa trên nguyên lý cổ phương, giúp chữa trị tận gốc nguyên nhân gây rối loạn đường tiểu. Sản phẩm được phát triển bởi Nhà Thuốc Đức Thịnh Đường 200 năm lịch sử.

Bảo Niệu Đức Thịnh chiết xuất 100% từ tự nhiên, với sự kết hợp đúng tỷ lệ, hoàn hảo giữa vô vàn cây thuốc quý như ích trí nhân, thỏ ty tử, đẳng sâm, đương quy, bạch linh,… Sản phẩm đem đến giải pháp an toàn, lành tính, đánh trực tiếp vào tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, Bảo Niệu Đức Thịnh còn hỗ trợ tăng cường chức năng thận, cải thiện chế ước bàng quang, cân bằng âm dương, từ đó giảm nhanh chứng tức bụng dưới buồn đi tiểu hay tiểu buốt, tiểu không tự chủ thường gặp.

Hướng dẫn sử dụng Bảo Niệu Đức Thịnh: 

  • Trẻ em từ 6-10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-4 viên.
  • Trẻ em từ 11-14 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-6 viên.
  • Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6 viên.

Với những thành công đạt được kể trên, Bảo Niệu Đức Thịnh đã vượt qua hàng ngàn “ ứng viên” nhận được bằng khen và cúp vàng “Top 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019” do chính người tiêu dùng bình chọn.

Bảo Niệu Đức Thịnh cũng đã được Bộ Y tế chứng nhận và cấp phép lưu hành rộng rãi trên toàn quốc. Vì vậy, bạn có hoàn toàn đặt trọn niềm tin vào sản phẩm này.

Cải thiện dấu hiệu tức bụng dưới buồn đi tiểu bằng thảo dược thiên nhiên
Cải thiện dấu hiệu tức bụng dưới buồn đi tiểu bằng thảo dược thiên nhiên

Ở bài trên, chúng tôi đã vén màn đằng sau dấu hiệu căng tức bụng dưới buồn đi tiểu để bạn đọc hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của hiện tượng này. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, để lại thông tin dưới đây hoặc liên hệ Hotline: 0839.898.089 để được tư vấn MIỄN PHÍ bạn nhé.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!