Ngày viết: 11/04/2021 - Cập nhật ngày 14/09/2023.
Tác giả: Bác sĩ – Lương y Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập: Khánh Toàn
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu rất hay gặp ở phụ nữ, đặc biệt là khi mang thai. Chứng bệnh này với đa dạng triệu chứng gồm tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng, đau lưng,…khiến bà bầu đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt. Vậy bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm gì để sớm khỏi bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và thiên thần bé nhỏ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mục lục
Viêm đường tiết niệu và triệu chứng thường gặp ở bà bầu

Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Sự xuất hiện của các vi sinh vật có hại như vi khuẩn, virus, nấm mốc ở hệ tiết niệu là lý do chính gây ra bệnh lý này.

Triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau khi mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu. Ở một số mẹ bầu, bệnh không có biểu hiện rõ rệt mà chỉ được phát hiện ra khi xét nghiệm nước tiểu hoặc khám sàng lọc trước khi sinh. Tuy vậy, những triệu chứng dễ nhận biết nhất đó là:
- Tiểu buốt: nóng rát, đau buốt vùng kín như bị kim châm mỗi khi đi tiểu.
- Tiểu rắt: thường xuyên buồn tiểu, luôn muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít và có khi chỉ vài giọt dù đang cực kỳ buồn tiểu.
- Đau tức bụng dưới, đau thắt lưng, chướng bụng khó chịu.
- Mệt mỏi toàn thân, có thể sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn.
- Nước tiểu bất thường: màu hồng, mùi hôi nồng khó chịu
- Tiểu ra máu, ra mủ nếu tình trạng bệnh nặng.
Đây là bệnh lý khá phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ tới bà bầu và thai nhi. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bất thường ở đường tiểu, bà bầu cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Lý giải nguyên nhân bà bầu dễ mắc viêm đường tiết niệu
Vi khuẩn E.coli là thủ phạm chính dẫn đến viêm đường tiết niệu, ngoài ra còn do những vi sinh vật có hại khác. Chúng xâm nhập vào máu và xâm lấn dần sang các bộ phận của hệ tiết niệu như thận và bàng quang và gây viêm nhiễm. Bà bầu là đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu vì:
- Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, phần lớn dinh dưỡng và hệ miễn dịch của bà bầu được truyền cho thai nhi để nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Do vậy, vi khuẩn dễ dàng phá vỡ bức tường miễn dịch của bà bầu và đi vào cơ thể gây nhiễm bệnh.
- Thay đổi hình thể: Thai nhi phát triển lớn dần từng ngày gây chèn ép niệu quản, bàng quang. Từ đây gây ứ đọng nước tiểu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
- Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra những hormone để bảo vệ thai nhi, tuy nhiên hormone này vô tình làm ống niệu quản giãn ra và làm chậm dòng chảy nước tiểu. Nước tiểu có tính kiềm cao ở lâu trong đường tiết niệu tạo điều kiện cho vi khuẩn “hoành hành” gây viêm nhiễm.

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!
Chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai
Ở một số bà bầu, viêm đường tiết niệu không biểu hiện rõ rệt nên bà bầu không biết mình có bị bệnh hay không. Do vậy để phát hiện bệnh các bác sĩ sẽ áp dụng một vài phương pháp sau:
- Xét nghiệm nước tiểu: Đây là phương pháp thường dùng để chẩn đoán những điểm bất thường có trong nước tiểu. Để đưa ra kết quả chính xác nhất, bác sĩ cùng cần thực hiện các xét nghiệm khác.
- Xét nghiệm vi sinh: Đây là phương pháp phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật có trong nước tiểu nhằm tìm ra vi sinh vật nào gây ra viêm đường tiết niệu.
- Nội soi: Có thể nói, đây là phương pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai rất khả quan và chính xác. Bác sĩ sẽ đưa ống nội vào cơ quan tiết niệu để kiểm tra xem mẹ bầu có bị viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu
- Chụp X quang hoặc siêu âm: Hình ảnh chụp X quang và siêu âm cho thấy cụ thể vị trí viêm nhiễm. Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương án chữa trị phù hợp cho bà bầu. Tuy nhiên, chụp X quang ảnh hưởng không tốt tới thai nhi nên ít được sử dụng.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm gì?
Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm gì là vấn đề được nhiều bà bầu quan tâm. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết nếu không may bị viêm đường tiết niệu.
Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng Tây y
Uống thuốc viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi? Tây y sẽ sử dụng các loại thuốc để làm giảm các triệu chứng do viêm đường tiết niệu gây ra. Nhưng khi mang thai, bà bầu cần đặc biệt cẩn trọng với các loại thuốc Tây y vì ít nhiều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Một số nhóm thuốc điều trị viêm đường tiết niệu được chỉ định cho phụ nữ mang thai:
- Nhóm thuốc Beta – lactam: Là nhóm thuốc kháng sinh và có độ lành tính cao. Một số thuốc thuộc nhóm này: Penicillin, Cephalexin, Ampicillin kết hợp với Sulbactam, Amoxicillin kết hợp Acid Clavulanic. Tuy nhiên nhiều chủng vi khuẩn hiện nay có khả năng kháng lại nhóm kháng sinh này nên sử dụng không còn nhiều hiệu quả như trước.
- Nitrofurantoin: Thuộc nhóm thuốc kháng sinh phù hợp cho mẹ bầu, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,…

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng phương pháp dân gian
Đây là phương pháp phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả bà bầu vì phương pháp dân gian dùng nguyên liệu tự nhiên lành tính. Chính vì từ nguyên liệu thiên nhiên mà phương pháp này cần áp dụng kiên trì lâu dài mới có hiệu quả và chỉ sử dụng với triệu chứng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Dưới đây là một số phương pháp dân gian điều trị viêm đường tiết niệu bà bầu có thể tham khảo:
- Lá bạc hà: Theo các chuyên gia, lá bạc hà có khả năng tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn như Salmonella, S.aureus,….Với phương pháp này, mẹ bầu chỉ cần rửa sạch một nắm lá bạc hà tươi và đun sôi với nước khoảng 10-15 phút. uống hàng ngày thay nước lọc, kiên trì áp dụng để thấy kết quả tốt.
- Cam và dừa non: Cam kết hợp với dừa non giúp nâng cao sức đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn. Mẹ bầu chỉ cần trộn nước cam và nước dừa non để uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng khoảng 10 đến 15 ngày để thấy cải thiện tốt.
- Râu ngô: Râu ngô có vị ngọt, tính mát, tác dụng thải độc, thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng. Râu ngô có khả năng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Mẹ bầu chỉ cần rửa sạch 100g râu ngô rồi đun sôi và uống hàng ngày. Sử dụng nước râu ngô thay nước lọc hàng ngày và áp dụng kiên trì liên tục.

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng Đông y
Y học cổ truyền tập trung điều trị từ căn nguyên gây bệnh, từ đó ngăn chặn bệnh diễn biến nặng và ngăn ngừa tái phát. So với Tây y thì đây là phương pháp tối ưu thời gian và lành tính hơn đối với bà bầu. Dưới đây là một số bài thuốc, mẹo dân gian chữa viêm đường tiết niệu cho bà bầu an toàn:
- Bài thuốc 1: Kim tiền thảo, xa tiền tử, trúc diệp, tiêu kế, củ hoa hiên đem rửa sạch, phơi khô và sao vàng. Sau đó sắc tất cả cùng 1 lít nước. Đun nhỏ lửa tới khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Rửa sạch và phơi khô các nguyên liệu gồm quả địa phu, đỗ trọng, sa nhân, ké đầu ngựa, đậu biếc, cỏ tranh. Sau đó sắc cùng 500ml nước và để nhỏ lửa tới khi còn 200ml thì tắt bếp. Uống ngày 2 lần khi thuốc còn ấm.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị rau má, cam thảo, hải kim sa, xích đồng, hương phụ, liên kiều, tơ hồng. Rửa sạch và đun cùng 700ml khoảng 30 phút thì tắt bếp. Mẹ bầu kiên trì sử dụng thuốc ngày hai lần trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
Chế độ ăn uống cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp tới quá trình điều trị viêm đường tiết niệu của phụ nữ khi mang thai.
Viêm đường tiết niệu ở bà bầu nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu probiotic: Đây là loại men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng lượng vi khuẩn. Đồng thời chúng có tác dụng diệt khuẩn và tăng đề kháng cho cơ thể. Probiotic có nhiều trong sữa chua, kim chi, men, sữa chua men sống…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh. Đặc biệt vitamin C giúp ức chế sự phát triển của E.coli và mau lành các tổn thương. Các loại trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, bông cải xanh, kiwi, ổi, táo, rau bina,…
- Rau xanh và trái cây: Ngoài bổ sung nước và chất xơ, nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm chậm quá trình hình thành gốc oxalate, từ đó thải độc và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Uống đủ nước: 1,5-2 lít mỗi ngày giúp quá trình thải độc diễn ra nhanh hơn và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Thực phẩm chứa đường D-mannose: Giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vùng niêm mạc. Ngoài ra chúng có khả năng ngăn ngừa sự tái phát của bệnh lý. Đường D-mannose có nhiều trong quả xoài, nam việt quất, nha đam,…có thể chữa đi tiểu buốt cho bà bầu.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên kiêng ăn:
- Các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và những trái cây có tính axit mạnh.
- Các chất kích thích: trà, cafe, rượu bia, soda…
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
- Hải sản: tuy hải sản chứa nhiều dưỡng chất nhưng chúng không tốt cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu. Hải sản khiến vùng kín bị ngứa ngáy, ẩm ướt nên sẽ khó điều trị hơn.
>>> XEM THÊM:
Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì
Viêm đường tiết niệu ở bà bầu có ảnh hưởng đến em bé không
Bà bầu bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để hiệu quả mà vẫn an toàn
Các biện pháp phòng bệnh viêm đường tiết niệu cho bà bầu
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Do đó, để đảm bảo sức khỏe sinh sản, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, làm rỗng bàng quang mỗi lần đi tiểu.
- Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn gây bệnh di chuyển từ hậu môn lên
- Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái; đồ lót chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái.
- Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.

Trên đây là những chia sẻ về bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm gì khi mang thai. Trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và ghi nhớ những lưu ý để mau chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, bà bầu có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm đường tiết niệu gây ra. Với chiết xuất 100% từ thảo dược: đẳng sâm, hoàng kỳ, ích trí nhân, bạch mao căn, đương quy,…
- Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đường tiết niệu như tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, tiểu dầm…
- Bổ thận, cân bằng âm dương, tăng cường chức năng thận và bàng quang.
- Bảo Niệu Đức Thịnh với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Để lại thông tin qua form dưới đây hoặc gọi ngay hotline 0839 89 80 89 để được các chuyên gia của Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn chi tiết nhé!